024.3225.2096

Xu hướng an ninh mạng cần theo dõi vào năm 2024

Khi công nghệ càng tiến bộ, những kẻ tấn công liên tục thay đổi chiến thuật, vì vậy chúng ta cần nắm rõ các mối đe dọa mạng vào năm 2024 để có chiến lược phù hợp.
 

Khi chúng ta bắt đầu bước vào năm 2024, lĩnh vực an ninh mạng đang đứng trước bờ vực của những thay đổi mang tính chuyển đổi cao. Các mối đe dọa mạng không chỉ gia tăng về tần suất, mà còn trở nên phức tạp hơn, tinh vi thách thức luôn cả các mô hình an ninh mạng truyền thống. Trong bối cảnh kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng này, việc hiểu các xu hướng an ninh mạng sắp tới là vấn đề tầm nhìn xa và cần thiết để chuẩn bị sẵn sàng.
 

Với năm 2024 sắp đến, các tổ chức phải đảm bảo rằng, họ chuẩn bị tốt cho các mối đe dọa mạng mới. (Ảnh: Brookings)

Với năm 2024 sắp đến, các tổ chức phải đảm bảo rằng, họ chuẩn bị tốt cho các mối đe dọa mạng mới. (Ảnh: Brookings)
 

Chia sẻ về câu chuyện này, Michelle Drolet (Giám đốc điều hành của Towerwall, một công ty an ninh mạng chuyên cung cấp các giải pháp an ninh mạng chuyên nghiệp), nhận định vào năm 2024, đối với lĩnh vực an ninh mạng, chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mà các công cụ AI tiên tiến và các chiến thuật kỹ thuật xã hội phức tạp đang thay đổi cuộc chơi của ngành. Để tránh các mối đe dọa mạng tiềm ẩn, các doanh nghiệp, chính phủ và cá nhân phải nắm bắt những xu hướng mới nổi này.
 

Sự trỗi dậy của AI an ninh mạng
 

Vào năm 2024, vai trò của Trí tuệ nhân tạo (AI) trong an ninh mạng sẽ mở rộng sang các chức năng bao gồm phản hồi tự động và phân tích dự đoán. Nhờ đó, các chuyên gia công nghệ, doanh nghiệp sử dụng AI để dự đoán các mối đe dọa mạng trong tương lai, bằng cách phân tích dữ liệu lịch sử và xu hướng internet hiện tại.
 

Việc tích hợp AI vào các ứng dụng an ninh mạng có thể cải thiện khả năng phát hiện mối đe dọa và ứng phó sự cố kịp thời. Chẳng hạn, AI có thể  giúp xác định những điểm bất thường hoặc sai lệch, thông qua đó nó có thể chỉ ra các mối đe dọa bảo mật an ninh mạng tiềm ẩn. 
 

Bên cạnh đó, khi các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi hơn, khả năng phân tích các tập dữ liệu khổng lồ và xác định các mẫu của AI sẽ đóng vai trò then chốt. Vì AI đã trở thành một phần chính trong bộ công cụ của tội phạm mạng lạm dụng, nên tất nhiên AI được kỳ vọng cũng sẽ trở thành trụ cột chính trong các giải pháp an ninh mạng.
 

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể chứng kiến ​​sự xuất hiện của các chatbot bảo mật do AI điều khiển, chúng được lập trình để xác định và vô hiệu hóa các mối đe dọa mạng một cách độc lập, giúp ngành an ninh mạng trở nên chủ động hơn.
 

Những mối lo ngại
 

Với sự xuất hiện của các sự kiện như cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 và Thế vận hội Mùa hè 2024 sắp tới, các chủ thể, kẻ cơ hội có thể tăng cường các cuộc tấn công mạng của họ. 
 

Năm 2021, Thế vận hội ở Nhật Bản phải đối mặt với 450 triệu cuộc tấn công mạng vào cơ sở hạ tầng của họ, con số này gấp 2,5 lần so với ở Thế vận hội Mùa hè 2012 tại London. Các chuyên gia cho rằng, những sự kiện lớn quan trọng như bầu cử Mỹ và Thế vận hội Mùa hè 2024 sẽ là những mục tiêu tấn công mạng có giá trị cao trong năm tới.
 

Giả mạo email, lừa đảo và thậm chí cả các trang web giả mạo được tạo ra để trông như thể chúng có liên quan đến những sự kiện này sẽ xuất hiện càng nhiều. Ngoài ra, các chiến dịch thông tin sai lệch sẽ tiếp tục được triển khai thông qua mạng xã hội.
 

Gia tăng các cuộc tấn công ransomware
 

Ransomware vẫn là mối đe dọa đáng gờm vào năm 2024, với các chiến thuật tấn công ngày càng phức tạp, các cuộc đàm phán từ hành vi tống tiền cũng sẽ quyết liệt hơn. Theo Cybersecurity Ventures, thiệt hại từ tội phạm mạng được dự đoán sẽ vượt quá 10.500 tỷ USD trên toàn cầu vào năm 2025, con số này cao hơn rất nhiều so với mức 3.000 tỷ USD vào năm 2015.
 

Sự leo thang đáng báo động này đòi hỏi các chiến lược dự phòng mạnh mẽ bao gồm đào tạo nhân viên, bảo hiểm an ninh mạng, chuyên môn đàm phán và kế hoạch ứng phó sự cố. Các công ty có thể thực hiện các nhiệm vụ như kiểm tra thâm nhập, xác thực tính toàn vẹn của mạng, xác định hoạt động trái phép và giám sát hành vi đáng ngờ.
 

Sự phức tạp ngày càng tăng của các mối đe dọa mạng nhấn mạnh xu hướng bảo mật của năm 2024, qua đó nêu bật sự cần thiết của các chiến lược giảm thiểu tiên tiến. Các tổ chức sẽ cần hiểu rõ những xu hướng này, đảm bảo thực thi phương pháp thực hành tốt nhất, cân nhắc hợp tác với chuyên gia an ninh mạng được thuê ngoài để điều hướng môi trường bảo mật, đảm bảo khả năng phòng thủ mạng mạnh mẽ, sẵn sàng cho một tương lai bền vững.
 

VTV theo Nguồn: Forbes/Splashtop/Techopedia)

Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
02/05/2024 7  Lượt xem
Với tốc độ phát triển của AI như hiện nay, những công việc cũ có thể giảm nhưng đồng thời hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội cho các cá nhân và công ty trên toàn thế giới.
Chi tiết
26/04/2024 17  Lượt xem
Bộ TT&TT đề nghị các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp tăng cường triển khai công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong thời gian diễn ra những ngày lễ lớn.
Chi tiết
25/04/2024 26  Lượt xem
Theo các chuyên gia an ninh mạng, đối với các công nghệ tấn công hiện nay, phòng vẫn hơn là chống.
Chi tiết
16/04/2024 32  Lượt xem
Giới công nghệ đang tìm cách phát triển loại thiết bị mới được tin là nếu thành hiện thực sẽ có thể châm ngòi cho một cuộc cách mạng, thậm chí có thể thay thế smartphone.
Chi tiết
08/04/2024 39  Lượt xem
Theo Cục Viễn thông, từ ngày 15/4, các doanh nghiệp viễn thông di động phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu còn xuất hiện SIM được phát triển mới không đúng quy định.
Chi tiết
03/04/2024 53  Lượt xem
Để giúp người dùng duyệt web yên tâm hơn, Google đã đưa ra một số gợi ý về cách sử dụng Internet an toàn.
Chi tiết
22/03/2024 105  Lượt xem
Sự kiện "Build with Al" sẽ diễn ra tại Hà Nội ngày 24/3 và Thành phố Hồ Chí Minh ngày 30/3 với sự tham gia của hàng trăm lập trình viên cùng các chuyên gia đến từ Google.
Chi tiết
22/03/2024 74  Lượt xem
Các nhà nghiên cứu đã tạo ra người bạn đồng hành ảo, có thể hỗ trợ nhân viên của các viện dưỡng lão trong việc trò chuyện và chăm sóc những bệnh nhân mất trí nhớ.
Chi tiết
20/03/2024 87  Lượt xem
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trí tuệ nhân tạo, việc tái hiện hình ảnh của người thân đã khuất đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Chi tiết
18/03/2024 112  Lượt xem
Luật Căn cước 2023 có hiệu lực thi hành từ 1/7 tới nêu rõ việc thu thập thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước…
Chi tiết
15/03/2024 117  Lượt xem
Theo Bộ TT&TT, các doanh nghiệp viễn thông hiện đã hoàn thành đối soát, chuẩn hóa thông tin của 125 triệu thuê bao đang hoạt động với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Chi tiết
11/03/2024 143  Lượt xem
Công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Việc đón đầu xu hướng quan trọng có thể giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng quy mô, cải thiện hiệu quả kinh doanh.
Chi tiết
07/03/2024 164  Lượt xem
Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Chi tiết
06/03/2024 82  Lượt xem
Meta (công ty mẹ của Facebook) đã đưa ra phản hồi chính thức sau việc mạng xã hội này bị sập trên diện rộng vào tối qua.
Chi tiết
04/03/2024 90  Lượt xem
Các nhà chuyên môn luôn khuyến cáo chỉ nên sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tra cứu, thu thập dữ liệu, gợi ý mang tính tham khảo...
Chi tiết
01/03/2024 32  Lượt xem
Tại sự kiện MWC 2024, nhiều hãng sản xuất thiết bị công nghệ đã ra mắt nhiều sản phẩm mới có thiết kế và những tính năng mang xu hướng trong tương lai.
Chi tiết
01/03/2024 72  Lượt xem
Từ hôm nay (1/3), các thiết bị di động chỉ hỗ trợ công nghệ 2G và không có chứng nhận hợp quy do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố sẽ không thể nhập mạng di động.
Chi tiết
28/02/2024 98  Lượt xem
Để không khách hàng nào bị bỏ lại phía sau, các cơ quan chức năng cùng nhà mạng đã chuẩn bị lộ trình tắt sóng với các phương án hỗ trợ chuyển đổi tối ưu.
Chi tiết
27/02/2024 56  Lượt xem
Để phát hiện và ngăn chặn việc bị giả mạo hình ảnh, video bằng công nghệ deepfake, theo khuyến nghị của chuyên gia RMIT, lưu ý đầu tiên là người dùng cần giảm số lượng hình ảnh, video hoặc bản ghi âm trực tuyến chia sẻ trên Internet.
Chi tiết
16/02/2024 99  Lượt xem
Dù các mối đe dọa ngoại tuyến đã giảm đến 57% trong 4 năm qua, Việt Nam vẫn bỏ xa các quốc gia còn lại trong khu vực về số lượng sự cố đe dọa mạng ngoại tuyến.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.