024.3225.2096

Mặt trái của ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Các nhà chuyên môn luôn khuyến cáo chỉ nên sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tra cứu, thu thập dữ liệu, gợi ý mang tính tham khảo...
 

Sau khi công ty khởi nghiệp OpenAI tung ra ứng dụng AI đầu tiên là ChatGPT vào cuối năm 2022, làn sóng đua nhau phát triển các ứng dụng AI được kích hoạt, đặc biệt là AI tạo sinh, mang lại nhiều tiện ích trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Song, việc này cũng mang đến nhiều nguy cơ.
 

Xâm phạm quyền riêng tư
 

Vài năm nay, không ít tổ chức, cá nhân đã chịu nhiều thiệt hại khi tội phạm công nghệ ứng dụng AI để tạo ra những video clip giả mạo hình ảnh, giọng nói của người thật. Trong đó, đơn cử là chiêu trò "lộng giả thành chân" Deepfake.
 

Theo Báo cáo gian lận danh tính (Identity Fraud Report) do Sumsub công bố cuối tháng 11-2023, các vụ lừa đảo Deepfake trên toàn cầu đã tăng gấp 10 lần trong 2 năm 2022-2023. Đây cũng là thời gian bùng nổ các ứng dụng AI tạo sinh trên thế giới.
 

Status Labs nhận xét Deepfake đã làm ảnh hưởng lớn đến văn hóa, quyền riêng tư và thanh danh cá nhân. Phần lớn tin tức và sự chú ý xung quanh Deepfake tập trung vào các video khiêu dâm của người nổi tiếng, nội dung trả thù, thông tin sai lệch, tin tức giả mạo, tống tiền và lừa đảo. Chẳng hạn, năm 2019, một công ty năng lượng ở Mỹ đã bị lừa 243.000 USD do kẻ xấu giả mạo hình ảnh, giọng nói của lãnh đạo công ty, yêu cầu nhân viên chuyển tiền cho đối tác.
 

Hãng tin Reuters cho biết năm 2023, khoảng 500.000 nội dung Deepfake dạng video và tiếng nói đã được chia sẻ qua các mạng xã hội trên thế giới. Bên cạnh các Deepfake để đùa vui là những chiêu trò do kẻ xấu tạo ra để lừa đảo cộng đồng. Có nguồn tin cho biết trong năm 2022, ước tính các vụ lừa đảo Deepfake trên thế giới đã gây thiệt hại đến 11 triệu USD.
 

Nhiều chuyên gia công nghệ đã cảnh báo về những mặt trái mà AI gây ra, trong đó có vấn đề bản quyền sở hữu trí tuệ và tính thật giả, xa hơn là những vụ tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ giữa các "tác phẩm" do AI tạo ra. Chẳng hạn, một người nhờ ứng dụng AI vẽ bức tranh với chủ đề nào đó, song người khác cũng nhờ AI làm tương tự, kết quả là cho ra những bức tranh có nhiều nét tương đồng.
 

Điều này rất dễ xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu. Tuy nhiên, đến nay, thế giới vẫn chưa có quyết định về việc công nhận bản quyền đối với các nội dung do AI tạo ra (công nhận quyền tác giả cho cá nhân đặt hàng AI sáng tạo hay công ty phát triển ứng dụng AI).
 

Một hình ảnh được tạo bởi ứng dụng AI

Một hình ảnh được tạo bởi ứng dụng AI

Khó phân biệt thật - giả
 

Vậy những nội dung do AI tạo ra có thể vi phạm bản quyền hay không? Về công nghệ, các nội dung do AI tạo ra được thuật toán tổng hợp từ những dữ liệu mà nó đã được huấn luyện. Những cơ sở dữ liệu này được các nhà phát triển ứng dụng AI thu thập từ nhiều nguồn, chủ yếu từ kho tàng kiến thức trên internet. Trong đó, nhiều tác phẩm đã được cấp bản quyền cho chủ sở hữu.
 

Ngày 27-12-2023, báo The New York Times (Mỹ) đã khởi kiện OpenAI (với ChatGPT) và Microsoft, cho rằng hàng triệu bài báo của họ đã được sử dụng để huấn luyện các chatbot AI và các nền tảng AI của 2 công ty này. Bằng chứng là có những nội dung do các chatbot tạo ra theo yêu cầu của người dùng lại giống hay tương tự nội dung các bài báo. Tờ báo này không thể làm ngơ khi "tài sản trí tuệ" của họ bị các công ty sử dụng để thu lợi.

The New York Times là tờ báo lớn đầu tiên của Mỹ khởi kiện về bản quyền liên quan AI. Có thể trong thời gian tới, sẽ có thêm những tờ báo khác cũng kiện, nhất là sau khi The New York Times thành công.
 

Trước đó, OpenAI đã đạt được thỏa thuận cấp phép bản quyền với hãng tin Associated Press hồi tháng 7-2023 và Axel Springer - nhà xuất bản Đức, sở hữu 2 báo Politico và Business Insider - vào tháng 12-2023.
 

Nữ diễn viên Sarah Silverman cũng đã tham gia một vài vụ kiện hồi tháng 7-2023, cáo buộc Meta và OpenAI sử dụng cuốn hồi ký của cô làm văn bản đào tạo cho các chương trình AI. Nhiều nhà văn cũng bày tỏ sự cảnh giác khi có thông tin tiết lộ rằng các hệ thống AI đã hấp thụ hàng chục ngàn cuốn sách thành cơ sở dữ liệu của nó, dẫn đến vụ kiện của các tác giả, như Jonathan Franzen và John Grisham.
 

Trong khi đó, hãng dịch vụ ảnh Getty Images cũng đã kiện một công ty AI vì tạo ra hình ảnh dựa trên lời nhắc bằng văn bản do sử dụng trái phép tài liệu hình ảnh có bản quyền của hãng...
 

Người dùng có thể vướng phải những rắc rối về bản quyền khi "vô tư" sử dụng các "tác phẩm" mà mình đã nhờ công cụ AI "sáng tác". Các nhà chuyên môn luôn khuyến cáo chỉ nên sử dụng công cụ AI để tra cứu, thu thập dữ liệu, gợi ý mang tính tham khảo.
 

Ở một vấn đề khác, ứng dụng AI gây rối trí cho người dùng khi không thể phân biệt được tính thật - giả của một nội dung nào đó. Các nhà xuất bản và tòa soạn báo có thể lúng túng khi tiếp nhận bản thảo tác phẩm. Các giáo viên cũng gặp khó khi không biết bài làm của học sinh có sử dụng AI hay không.
 

Cộng đồng giờ đây sẽ phải cảnh giác cao hơn vì không biết nội dung nào là thật, nội dung nào là giả. Chẳng hạn, người bình thường sẽ khó lòng phát hiện một tấm ảnh có bị AI "bùa phép", chỉnh sửa hay không. 
 

Cần quy định pháp lý về sử dụng AI
 

Trong khi chờ những công cụ ứng dụng có thể phát hiện sự can thiệp của AI, cơ quan quản lý cần sớm có quy định pháp lý rõ ràng, cụ thể về việc sử dụng công nghệ này tạo ra nội dung riêng. Quy định pháp lý cần thể hiện cho mọi người biết nội dung, tác phẩm đã được AI can thiệp, chẳng hạn mặc định gắn dấu mờ watermark lên hình ảnh đã qua tay AI.

 

theo báo Người lao động
Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
26/04/2024 5  Lượt xem
Bộ TT&TT đề nghị các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp tăng cường triển khai công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong thời gian diễn ra những ngày lễ lớn.
Chi tiết
25/04/2024 7  Lượt xem
Theo các chuyên gia an ninh mạng, đối với các công nghệ tấn công hiện nay, phòng vẫn hơn là chống.
Chi tiết
16/04/2024 21  Lượt xem
Giới công nghệ đang tìm cách phát triển loại thiết bị mới được tin là nếu thành hiện thực sẽ có thể châm ngòi cho một cuộc cách mạng, thậm chí có thể thay thế smartphone.
Chi tiết
08/04/2024 31  Lượt xem
Theo Cục Viễn thông, từ ngày 15/4, các doanh nghiệp viễn thông di động phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu còn xuất hiện SIM được phát triển mới không đúng quy định.
Chi tiết
03/04/2024 46  Lượt xem
Để giúp người dùng duyệt web yên tâm hơn, Google đã đưa ra một số gợi ý về cách sử dụng Internet an toàn.
Chi tiết
22/03/2024 93  Lượt xem
Sự kiện "Build with Al" sẽ diễn ra tại Hà Nội ngày 24/3 và Thành phố Hồ Chí Minh ngày 30/3 với sự tham gia của hàng trăm lập trình viên cùng các chuyên gia đến từ Google.
Chi tiết
22/03/2024 67  Lượt xem
Các nhà nghiên cứu đã tạo ra người bạn đồng hành ảo, có thể hỗ trợ nhân viên của các viện dưỡng lão trong việc trò chuyện và chăm sóc những bệnh nhân mất trí nhớ.
Chi tiết
20/03/2024 80  Lượt xem
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trí tuệ nhân tạo, việc tái hiện hình ảnh của người thân đã khuất đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Chi tiết
18/03/2024 94  Lượt xem
Luật Căn cước 2023 có hiệu lực thi hành từ 1/7 tới nêu rõ việc thu thập thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước…
Chi tiết
15/03/2024 108  Lượt xem
Theo Bộ TT&TT, các doanh nghiệp viễn thông hiện đã hoàn thành đối soát, chuẩn hóa thông tin của 125 triệu thuê bao đang hoạt động với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Chi tiết
11/03/2024 139  Lượt xem
Công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Việc đón đầu xu hướng quan trọng có thể giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng quy mô, cải thiện hiệu quả kinh doanh.
Chi tiết
07/03/2024 155  Lượt xem
Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Chi tiết
06/03/2024 78  Lượt xem
Meta (công ty mẹ của Facebook) đã đưa ra phản hồi chính thức sau việc mạng xã hội này bị sập trên diện rộng vào tối qua.
Chi tiết
01/03/2024 30  Lượt xem
Tại sự kiện MWC 2024, nhiều hãng sản xuất thiết bị công nghệ đã ra mắt nhiều sản phẩm mới có thiết kế và những tính năng mang xu hướng trong tương lai.
Chi tiết
01/03/2024 71  Lượt xem
Từ hôm nay (1/3), các thiết bị di động chỉ hỗ trợ công nghệ 2G và không có chứng nhận hợp quy do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố sẽ không thể nhập mạng di động.
Chi tiết
28/02/2024 97  Lượt xem
Để không khách hàng nào bị bỏ lại phía sau, các cơ quan chức năng cùng nhà mạng đã chuẩn bị lộ trình tắt sóng với các phương án hỗ trợ chuyển đổi tối ưu.
Chi tiết
27/02/2024 52  Lượt xem
Để phát hiện và ngăn chặn việc bị giả mạo hình ảnh, video bằng công nghệ deepfake, theo khuyến nghị của chuyên gia RMIT, lưu ý đầu tiên là người dùng cần giảm số lượng hình ảnh, video hoặc bản ghi âm trực tuyến chia sẻ trên Internet.
Chi tiết
16/02/2024 96  Lượt xem
Dù các mối đe dọa ngoại tuyến đã giảm đến 57% trong 4 năm qua, Việt Nam vẫn bỏ xa các quốc gia còn lại trong khu vực về số lượng sự cố đe dọa mạng ngoại tuyến.
Chi tiết
05/02/2024 91  Lượt xem
Ngay cả khi bạn thực hiện một cuộc gọi video và thấy mặt người thân hay bạn bè, nghe đúng giọng nói của họ thì cũng không hẳn bạn đang nói chuyện với chính người đó.
Chi tiết
01/02/2024 76  Lượt xem
Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã điểm ra 5 chiêu trò lừa đảo phổ biến trên Internet nhằm bảo vệ người dân khỏi những rủi ro không đáng có.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.