024.3225.2096

Chuyên gia gợi ý cách ngăn ngừa bị giả mạo hình ảnh bằng deepfake

Để phát hiện và ngăn chặn việc bị giả mạo hình ảnh, video bằng công nghệ deepfake, theo khuyến nghị của chuyên gia RMIT, lưu ý đầu tiên là người dùng cần giảm số lượng hình ảnh, video hoặc bản ghi âm trực tuyến chia sẻ trên Internet.
 

Tội phạm mạng sử dụng AI, deepfake nâng cấp các cuộc tấn công
 

Deepfake là công nghệ được sử dụng để tạo ra nội dung giả mạo, đặc biệt là video, trong đó khuôn mặt hoặc âm thanh của một người sẽ được ghép vào các video, âm thanh của người khác.
 

Trong nội dung tổng hợp các hình thức lừa đảo phổ biến trên không gian mạng Việt Nam 2 tuần trước và trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đã tiếp tục có cảnh báo về thủ đoạn sử dụng trí tuệ nhân tạo để giả mạo hình ảnh và giọng nói nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.
 

Theo đó, nhiều người dân Việt Nam đã trở thành nạn nhân của các cuộc lừa đảo tài chính sử dụng deepfake. Cụ thể, đối tượng lừa đảo sử dụng AI để tạo sẵn đoạn video giả mạo gương mặt và giọng nói của chủ tài khoản Facebook; khi được yêu cầu gọi video call để chứng thực, đối tượng nhận cuộc gọi và phát đoạn video giả mạo hòng lừa người dùng.
 

Không chỉ tại Việt Nam, trên thế giới cũng đã ghi nhận nhiều vụ sử dụng deepfake để giả mạo hình ảnh của các nhân vật nổi tiếng như video deepfake vợ chồng Tổng thống Singapore hồi cuối năm ngoái hay ảnh deepfake khiêu dâm của nữ ca sĩ Taylor Swift lan truyền trên X và Facebook vào tháng 1/2024.
 

lua dao su dung deepfake 1 1.jpg
Việc gia tăng sử dụng công nghệ AI đang mang lại cả lợi ích cùng những nguy cơ mới. (Ảnh minh họa: Freepik)

 

Trao đổi với phóng viên VietNamNet, các chuyên gia đều dự báo năm 2024 sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trí tuệ nhân tạo - AI sẽ tiếp tục đưa đến những công cụ phục vụ mục đích xấu như lừa đảo, tấn công mạng.
 

Theo Giám đốc kỹ thuật Công ty NCS, AI tạo sinh như ChatGPT và deepfake sẽ được các đối tượng xấu sử dụng để tự soạn những kịch bản lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền của nạn nhân. Cùng với đó, mã độc và các công cụ khai thác lỗ hổng sẽ được trang bị thêm trí tuệ nhân tạo để tăng khả năng khai thác lỗ hổng cũng như giúp qua mặt các giải pháp an ninh mạng.
 

Đồng quan điểm, chuyên gia VSEC cho rằng một trong những xu hướng tấn công mạng nổi bật trên không gian mạng Việt Nam năm 2024 là việc những kẻ tấn công sử dụng những công nghệ mới AI, machine learning và deepfake để nâng cấp các cuộc tấn công của mình một cách tinh vi hơn.
 

“2024 là năm sẽ xuất hiện nhiều cuộc tấn công có kịch bản được hỗ trợ bởi AI, đặc biệt là những cuộc tấn công lừa đảo qua video call sử dụng deepfake”, chuyên gia VSEC nêu quan điểm.
 

Cách phát hiện, ngăn chặn hình ảnh giả mạo do deepfake
 

Thảo luận về ảnh hưởng, tác động từ việc gia tăng sử dụng công nghệ mới như AI, Tiến sĩ Jonathan Crellin, Chủ nhiệm bộ môn An toàn thông tin thuộc khoa Khoa học, kỹ thuật và công nghệ của Đại học RMIT cho rằng tội phạm mạng đang khai thác công nghệ mới theo những cách ‘không lường trước được”.
 

Cũng theo Tiến sĩ Jonathan Crellin, bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của deepfake, khi đối tượng xấu chỉ cần hình ảnh, video hoặc bản ghi âm của người bị giả mạo. Giả mạo dưới nhiều hình thức khác nhau có khả năng được dùng để tạo ra những tin tức sai lệch. 
 

lua dao su dung deepfake 2 1.jpg
Hai chuyên gia Đại học RMIT: Tiến sĩ Jonathan Crellin (trái) và Tiến sĩ Nguyễn Văn Thăng Long (phải).

 

Đưa ra gợi ý về một số cách để phát hiện và ngăn chặn hình ảnh giả mạo do deepfake, vị chuyên gia này cho rằng, việc đầu tiên người dùng cần làm là giảm số lượng hình ảnh, video hoặc bản ghi âm trực tuyến: “Hãy đảm bảo rằng bạn chỉ chia sẻ chúng với người quen chứ không đăng tải rộng rãi trên mạng. Một khi đã đưa nội dung lên Internet thì hầu như không thể xóa bỏ”.
 

Cùng với đó, điều người dùng có thể áp dụng là đảm bảo quy ước 1 từ bí mật với gia đình để xác thực cuộc gọi, từ đó giúp giảm bớt nguy cơ rơi vào bẫy của cuộc gọi giả mạo. Ngoài ra, các hình ảnh, đặc biệt là video tạo ra từ deepfake có thể có các lỗi kỳ lạ trông như được dàn dựng, vì thế khi người dùng nhận thấy những lỗi này thì khả năng cao là hình ảnh, video đã bị làm giả. 
 

Bên cạnh đề xuất việc sử dụng kỹ thuật tìm kiếm “hình ảnh đảo chiều” từ Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác để xác định nguồn của ảnh gốc, Tiến sĩ Jonathan Crellin cũng khuyến nghị mọi người đừng mù quáng tin ngay vào những gì nhìn thấy, bởi máy ảnh (hoặc AI) có thể nói dối.
 

Người nổi tiếng ứng phó mối nguy từ deepfake thế nào?
 

Xem xét tác động của deepfake từ một góc nhìn khác, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thăng Long, giảng viên cấp cao Khoa Truyền thông và thiết kế (Đại học RMIT) nhận định: “Deepfake tạo ra mối nguy lớn cho người nổi tiếng và chính trị gia, do thông tin tiêu cực về họ xuất hiện với tần suất liên tục khiến công chúng có cái nhìn không thiện cảm với họ”.  

Từ nhận định trên, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thăng Long khuyến cáo, với sự tràn lan của tin giả từ deepfake, đội ngũ truyền thông của người nổi tiếng, chính trị gia cần có sẵn nguồn lực để theo dõi và phản ứng kịp thời với tin giả hay liên tục hiệu đính các tin tức sai lệch. 

Trong bối cảnh deepfake lan tràn, chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả vẫn là duy trì các kênh thông tin nhất quán, thông qua các nền tảng mạng xã hội phổ biến, website, hay gặp mặt trực tiếp, giữa doanh nghiệp, người nổi tiếng, chính trị gia với các bên có liên quan chính như người hâm mộ, báo chí, cộng đồng, nhân viên.

“Bằng cách duy trì các kênh truyền thông này, việc tiếp nhận nhanh chóng thông tin liên quan đến deepfake sẽ khả thi hơn, giúp việc hiệu đính tin đồn được kịp thời và hiệu quả, đồng thời vạch trần thông tin sai lệch ngay từ đầu”, chuyên gia Đại học RMIT phân tích.

Ngoài ra, các công ty, người nổi tiếng, chính trị gia cần lên trước kịch bản xử lý khủng hoảng dành riêng cho deepfake. Với kế hoạch bài bản được chuẩn bị tốt, việc xử lý khủng hoảng do deepfake sẽ trở nên khả thi hơn, giảm thiểu các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.


theo Viwtnamnet.vn
Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
25/07/2024 7  Lượt xem
Dùng thiết bị điện tử thông minh để thời gian sử dụng lâu hơn, góp phần bảo vệ môi trường.
Chi tiết
23/07/2024 20  Lượt xem
Sự cố công nghệ toàn cầu xảy ra khi một bản cập nhật phần mềm từ CrowdStrike khiến nhiều hệ thống máy tính sụp đổ, làm lộ rõ sự mong manh của nền kinh tế số.
Chi tiết
22/07/2024 25  Lượt xem
Giải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam (VCA) được trao cho các tổ chức/cá nhân có sản phẩm nội dung số xuất sắc, lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp.
Chi tiết
18/07/2024 48  Lượt xem
Theo Cục An toàn thông tin, người dân hết sức cẩn trọng khi quét mã QR, cần xác minh kỹ thông tin giao dịch trước khi thực hiện các bước chuyển tiền trực tuyến.
Chi tiết
16/07/2024 59  Lượt xem
Ngày 15/7, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố danh sách các nền tảng số quốc gia do các Bộ, ngành triển khai trên toàn quốc để địa phương khai thác, tránh trùng lặp.
Chi tiết
15/07/2024 57  Lượt xem
Vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam - LOTUSat-1 đã hoàn thành công tác thiết kế, chế tạo, dự kiến có thể phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2025.
Chi tiết
08/07/2024 112  Lượt xem
Dẫn đầu về độ "nóng" là các tin tức liên quan tới "EURO 2024", "Giá vàng", "tỷ giá USD". "ChatGPT" và "Scratch" là các ứng dụng công nghệ được quan tâm hàng đầu.
Chi tiết
04/07/2024 84  Lượt xem
Các ngân hàng không trực tiếp liên hệ với khách hàng để hướng dẫn thu thập sinh trắc học, vì vậy, người dùng tuyệt đối không cung cấp mã OTP, mật khẩu... cho bất kỳ ai.
Chi tiết
03/07/2024 91  Lượt xem
Hội nghị Trí tuệ nhân tạo thế giới 2024 và Hội nghị cấp cao về Quản trị AI là hội nghị có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo toàn cầu và đã được tổ chức thành công 6 lần trước đó tại Thượng Hải…
Chi tiết
28/06/2024 78  Lượt xem
Các chuyên gia bảo mật mới đây đã phát hiện một số ứng dụng có chứa mã độc Medusa trên các kho ứng dụng của bên thứ ba.
Chi tiết
26/06/2024 125  Lượt xem
Trong tuần từ ngày 17/6 đến ngày 23/6, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) tiếp tục đưa ra những khuyến cáo với người dùng cần nâng cao cảnh giác hơn nữa trước sự xuất hiện của nhiều thủ đoạn lừa đảo mới trên mạng xã hội bên cạnh các chiêu thức cũ...
Chi tiết
24/06/2024 224  Lượt xem
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã phát hiện các hành vi tấn công trái phép của nhóm tin tặc nhằm vào một số tổ chức tại Việt Nam.
Chi tiết
17/06/2024 116  Lượt xem
Thị trường sáng tạo nội dung số tại Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh, đòi hỏi một nguồn nhân lực dồi dào
Chi tiết
13/06/2024 68  Lượt xem
Hàng nghìn cuộc gọi tấn công bằng website giả mạo có sử dụng bot OTP đã bị ngăn chặn, nhưng đó chỉ là "bề nổi" của một chiêu trò lừa đảo mới gần đây.
Chi tiết
12/06/2024 93  Lượt xem
CEO của Nokia, ông Pekka Lundmark, đã thực hiện cuộc gọi điện thoại đầu tiên có âm thanh sống động nhờ công nghệ 3D thay vì đơn âm như hiện nay thông qua mạng 5G.
Chi tiết
03/06/2024 106  Lượt xem
Thử nghiệm các công cụ AI đem đến sự thích thú cho nhiều người. Tuy nhiên, có những nguy cơ phía sau mà không phải ai cũng lường hết hậu quả.
Chi tiết
28/05/2024 50  Lượt xem
Làn sóng đầu tư vào AI được dự báo sẽ còn tăng mạnh hơn nữa trong các năm tới, khi AI đã chứng minh là động lực tăng trưởng chủ lực của các công ty công nghệ.
Chi tiết
23/05/2024 88  Lượt xem
Khi mới ra mắt vào năm 2016, TikTok - nền tảng chia sẻ video ngắn thuộc sở hữu của Tập đoàn ByteDance (Trung Quốc) - cho phép người dùng đăng tải video có độ dài tối đa 15 giây.
Chi tiết
22/05/2024 81  Lượt xem
Amazon Global Selling vừa công bố các xu hướng TMĐT xuyên biên giới nổi bật, định hình nền kinh tế xuất khẩu trực tuyến Việt Nam.
Chi tiết
20/05/2024 78  Lượt xem
Với bản cập nhật hệ điều hành iOS 18, người dùng sẽ có thêm tính năng Eye Tracking, cho phép điều khiển iPhone và iPad chỉ bằng ánh mắt mà không cần chạm trực tiếp.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.