024.3225.2096

Bước ngoặt của AI trong năm 2024: Tích hợp báo chí, thay thế lao động có trình độ

Giới chuyên gia nhận định, 2024 là năm với những bước ngoặt của công nghệ AI, mang tới những thay đổi sâu rộng hơn.
 

Những bước tiến của AI trong năm 2023
 

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) năm vừa qua đã có một sự phát triển bùng nổ, mang lại nhiều giá trị cho cuộc sống.
 

Tháng 2/2023, Google giới thiệu chatbot AI của mình có tên là Bard AI., đóng góp hơn nữa cho hệ sinh thái AI nguồn mở.
 

Ngoài ra, Microsoft đã tích hợp ChatGPT vào công cụ tìm kiếm Bing của mình, chứng tỏ tầm quan trọng ngày càng tăng của AI và việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên trong nâng cao khả năng tìm kiếm.

Microsoft tích hợp ChatGPT vào công cụ tìm kiếm Bing (Ảnh: Microsoft)
 

Tháng 11/2023 đã chứng kiến những tiến bộ đáng kể về chatbot AI. Công ty khởi nghiệp AI của tỷ phú Elon Musk đã công bố chatbot Grok, cho thấy tiềm năng của các tác nhân đàm thoại do AI điều khiển để chuyển đổi các ngành công nghiệp và cải thiện tương tác với khách hàng.
 

Tháng 12/2023, Mô hình AI thế hệ tiếp theo của Google, Gemini (Gie-mơ-nai), được công bố, cho thấy sự vượt trội so với GPT-4 của OpenAI. Gemini đã thể hiện khả năng hơn hẳn trong việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên và tạo nội dung sáng tạo, nâng cao tiêu chuẩn cho các mô hình AI trong ngành.
 

Giúp tăng năng suất làm việc
 

Google đã tích hợp AI vào Google Workspace, cung cấp cho người dùng khả năng hỗ trợ viết trong ứng dụng xử lý văn bản Docs và Gmail. Sự phát triển này đã chứng minh sức mạnh của AI trong việc nâng cao năng suất làm việc và hợp lý hóa việc trao đổi, giao tiếp.
 

Sự ra đời của các quy định
 

Tháng 12/2023 ghi nhận các cột mốc quan trọng đã đạt được trong quy định về AI. Việc thành lập Liên minh AI vì đổi mới có trách nhiệm đã đánh dấu một bước quan trọng hướng tới việc đảm bảo sự phát triển AI bền vững và có đạo đức. Bao gồm các tập đoàn công nghệ IBM, META và 50 tổ chức khác, liên minh này nhằm mục đích thúc đẩy cách tiếp cận theo hướng hợp tác để đổi mới AI có trách nhiệm.
 

Trong cùng tháng, Liên minh châu Âu đã đạt được thỏa thuận mang tính bước ngoặt với Đạo luật Trí tuệ nhân tạo, đưa ra các quy tắc và tiêu chuẩn ràng buộc để phát triển AI một cách có trách nhiệm hơn. Đạo luật này nhằm đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quá trình phát triển AI, giải quyết các mối lo ngại như quyền riêng tư và phân biệt đối xử về dữ liệu.
 

Bước ngoặt trong năm 2024 của AI
 

Năm 2023 được xem là năm bùng nổ của công nghệ AI. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, năm 2024 mới thực sự là năm bước ngoặt của công nghệ này. Không còn là những thử nghiệm thú vị nữa, AI sẽ cách mạng hóa cách chúng ta sống và làm việc, trở thành một phần không thể thiếu trong xã hội hiện đại.
 

AI tích hợp báo chí
 

Trong lĩnh vực báo chí, mới đây, gã khổng lồ công nghệ OpenAI đã có bước đi tiên phong khi hợp tác với nhà xuất bản tin tức lớn nhất nước Đức Axel Springer để sử dụng tin tức chính thống trong các câu trả lời của chatbot.
 

Đây là thỏa thuận xuất bản đầu tiên trên toàn cầu giữa một công ty phát triển trí tuệ nhân tạo với báo chí nhằm đào tạo mô hình AI dựa trên tin tức. Thỏa thuận này đã mở đường cho các công ty công nghệ trong việc tích hợp báo chí vào AI nhằm ngăn chặn thông tin sai lệch - vốn là vấn đề nổi cộm trong năm 2023.
 

AI tích hợp EQ
 

AI thế hệ mới không còn là công nghệ vô cảm mà còn được tích hợp EQ - trí tuệ xúc cảm. Ngay từ những ngày đầu năm 2024, trong Triển lãm Điện tử tiêu dùng CES tại Las Vegas, Mỹ, ông lớn công nghệ Hàn Quốc LG đã mang đến robot quản gia kèm theo khái niệm mới - AI tích hợp EQ.
 

Bước ngoặt của AI trong năm 2024: Tích hợp báo chí, thay thế lao động có trình độ - Ảnh 3.

LG giới thiệu robot quản gia kèm theo khái niệm AI tích hợp EQ (Ảnh: AP)
 

Robot có thể chăm sóc bạn từ việc chuẩn bị thuốc thang, chào bạn đi học, đi làm mỗi sáng và đón bạn trở về vào cuối ngày, không quên tóm tắt hoạt động của gia đình trong ngày. Nó có thể giao tiếp với lượng ngôn từ phong phú và phức tạp hơn hẳn so với các robot trước đây. Đặc biệt, nó còn có thể chủ động gọi cấp cứu trong trường hợp gia chủ gặp chuyện không may.
 

Ông Henry Kim - Trưởng nhóm Kinh doanh nền tảng ThinQ của LG Electronics - cho biết: "Đây là sản phẩm được thiết kế để phù hợp trong cuộc sống hằng ngày. Với trí tuệ xúc cảm, robot có thể chăm sóc cho ngôi nhà của bạn, không những biết giao tiếp mà thậm chí còn có thể thể hiện sự đồng cảm với bạn nữa".
 

AI thay thế lao động có trình độ
 

Theo nhiều chuyên gia, từ năm 2024, trợ lý AI sẽ bắt đầu được triển khai đầy đủ, bổ sung và dần thay thế lao động có trình độchứ không chỉ là lao động phổ thông. AI sẽ trở thành những trợ lý chính thức có khả năng nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động. Thậm chí, trong những năm tới, công nghệ này hoàn toàn có thể thay thế công việc của những người lao động thông thường.
 

AI tác động đến 60% số việc làm ở các nền kinh tế phát triển
 

Với đà phát triển của AI trong năm 2023, năm 2024 có thể xem là năm bước ngoặt của công nghệ này, khi các nhà phát triển có thêm kinh nghiệm từ quá khứ. Cả thế giới sẽ tiếp tục ngỡ ngàng vì tiến bộ không ngừng của AI, tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có cả những lo ngại, đó là khả năng AI lấy đi công việc của con người.
 

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định, công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ tác động đến 60% số việc làm ở các nền kinh tế phát triển. Trong đó, 50% là tiêu cực và những người lao động lớn tuổi dễ có khả năng chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ những thay đổi mà AI mang lại. Tuy nhiên, IMF cũng khẳng định, dù có rủi ro nhưng AI vẫn là cơ hội lớn cho tất cả mọi người, bởi thực tế đã chứng minh rằng, nhiều ngành nghề thực sự được hưởng lợi từ sự cải thiện năng suất lao động nhờ AI.
 

Mỹ là nước có số công ty đầu tư vào công nghệ AI mạnh nhất trên thế giới. AI giúp tự động hóa các công việc thường ngày, làm tăng hiệu quả trong một số ngành. Tuy nhiên, nó cũng làm dấy lên nỗi lo về sự dịch chuyển công việc và nâng cao kỹ năng để thích ứng với công việc mới.
 

Riêng tháng 5/2023, ở Mỹ đã có gần 4.000 người mất việc làm do AI, trong đó có cả các phóng viên, biên tập viên một số toà báo. 44% lãnh đạo các công ty Mỹ cho biết, năm nay sẽ sa thải nhân viên tiếp nhờ hiệu quả từ AI.
 

Tỷ phú Elon Musk cho rằng, AI sẽ phát triển đến một điểm "không còn việc" cho con người. Quan điểm này có thể còn nhiều tranh cãi. Nhưng một nghiên cứu của Viện Toàn cầu McKinsey dự báo, tới năm 2030, 14% lao động toàn cầu có thể phải đổi nghề vì AI.
 

Tận dụng AI thay vì để AI làm chủ
 

Có thể thấy rõ tính hai mặt của AI. Nó có thể lấy đi của chúng ta thứ này nhưng trả lại cho chúng ta thứ kia. Điều quan trọng là tận dụng AI thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất.
 

AI có thể giúp ta tăng năng suất làm việc, đạt được các mục tiêu đề ra. Thậm chí, theo một nghiên cứu gần đây, AI còn có thể giúp ta nghỉ một ngày mỗi tuần.
 

Bước ngoặt của AI trong năm 2024: Tích hợp báo chí, thay thế lao động có trình độ - Ảnh 4.

AI có thể giúp con người tăng năng suất làm việc (Ảnh: Shutterstock)
 

Những công cụ như SaneBox hay Spark dùng AI để phân tích hộp thư đến trong ứng dụng thư điện tử. Email sẽ được sắp xếp theo mức độ quan trọng.
 

Dựa vào yêu cầu làm việc hoặc tầm quan trọng của mỗi việc, những công cụ như Any.do có thể gợi ý thời gian biểu hợp lý nhất để giải quyết công việc. AI thậm chí có thể giúp tìm địa điểm họp hoàn hảo.
 

AI có thể phân tích các tập dữ liệu nhanh hơn bất cứ người nào. Những công cụ như tableau còn hình ảnh hóa các kết quả phân tích. Các công cụ này cũng giúp xác định những chỗ có vấn đề và gợi ý những tiềm năng chưa được sử dụng đến. Những hỗ trợ này có thể hữu ích cho những công việc về tài chính và nghiên cứu.
 

Hai nghiên cứu được tiến hành ở Anh và Mỹ cho thấy, AI có thể giúp hàng triệu người chuyển sang lịch làm việc 4 ngày/tuần vào năm 2033. Cụ thể, AI có thể giảm số giờ làm việc từ 40 giờ xuống 32 giờ/tuần cho khoảng 30% lực lượng lao động. Nhưng liệu các công ty có trả lương đủ cho những người làm ít ngày hơn hay không thì chưa rõ.
 

Như nhận định của các chuyên gia, năm 2024 này mới là năm AI bước ra khỏi sân chơi thử nghiệm để có những bước tiến nổi bật hơn. Từ lĩnh vực thông tin, giáo dục, nghệ thuật cho đến robot, đâu đâu cũng thấy sự hiện diện ngày càng rõ nét hơn của AI.


theo VTV.VN
Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
26/04/2024 5  Lượt xem
Bộ TT&TT đề nghị các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp tăng cường triển khai công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong thời gian diễn ra những ngày lễ lớn.
Chi tiết
25/04/2024 7  Lượt xem
Theo các chuyên gia an ninh mạng, đối với các công nghệ tấn công hiện nay, phòng vẫn hơn là chống.
Chi tiết
16/04/2024 21  Lượt xem
Giới công nghệ đang tìm cách phát triển loại thiết bị mới được tin là nếu thành hiện thực sẽ có thể châm ngòi cho một cuộc cách mạng, thậm chí có thể thay thế smartphone.
Chi tiết
08/04/2024 31  Lượt xem
Theo Cục Viễn thông, từ ngày 15/4, các doanh nghiệp viễn thông di động phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu còn xuất hiện SIM được phát triển mới không đúng quy định.
Chi tiết
03/04/2024 46  Lượt xem
Để giúp người dùng duyệt web yên tâm hơn, Google đã đưa ra một số gợi ý về cách sử dụng Internet an toàn.
Chi tiết
22/03/2024 93  Lượt xem
Sự kiện "Build with Al" sẽ diễn ra tại Hà Nội ngày 24/3 và Thành phố Hồ Chí Minh ngày 30/3 với sự tham gia của hàng trăm lập trình viên cùng các chuyên gia đến từ Google.
Chi tiết
22/03/2024 67  Lượt xem
Các nhà nghiên cứu đã tạo ra người bạn đồng hành ảo, có thể hỗ trợ nhân viên của các viện dưỡng lão trong việc trò chuyện và chăm sóc những bệnh nhân mất trí nhớ.
Chi tiết
20/03/2024 80  Lượt xem
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trí tuệ nhân tạo, việc tái hiện hình ảnh của người thân đã khuất đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Chi tiết
18/03/2024 95  Lượt xem
Luật Căn cước 2023 có hiệu lực thi hành từ 1/7 tới nêu rõ việc thu thập thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước…
Chi tiết
15/03/2024 108  Lượt xem
Theo Bộ TT&TT, các doanh nghiệp viễn thông hiện đã hoàn thành đối soát, chuẩn hóa thông tin của 125 triệu thuê bao đang hoạt động với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Chi tiết
11/03/2024 140  Lượt xem
Công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Việc đón đầu xu hướng quan trọng có thể giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng quy mô, cải thiện hiệu quả kinh doanh.
Chi tiết
07/03/2024 155  Lượt xem
Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Chi tiết
06/03/2024 78  Lượt xem
Meta (công ty mẹ của Facebook) đã đưa ra phản hồi chính thức sau việc mạng xã hội này bị sập trên diện rộng vào tối qua.
Chi tiết
04/03/2024 83  Lượt xem
Các nhà chuyên môn luôn khuyến cáo chỉ nên sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tra cứu, thu thập dữ liệu, gợi ý mang tính tham khảo...
Chi tiết
01/03/2024 30  Lượt xem
Tại sự kiện MWC 2024, nhiều hãng sản xuất thiết bị công nghệ đã ra mắt nhiều sản phẩm mới có thiết kế và những tính năng mang xu hướng trong tương lai.
Chi tiết
01/03/2024 71  Lượt xem
Từ hôm nay (1/3), các thiết bị di động chỉ hỗ trợ công nghệ 2G và không có chứng nhận hợp quy do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố sẽ không thể nhập mạng di động.
Chi tiết
28/02/2024 97  Lượt xem
Để không khách hàng nào bị bỏ lại phía sau, các cơ quan chức năng cùng nhà mạng đã chuẩn bị lộ trình tắt sóng với các phương án hỗ trợ chuyển đổi tối ưu.
Chi tiết
27/02/2024 52  Lượt xem
Để phát hiện và ngăn chặn việc bị giả mạo hình ảnh, video bằng công nghệ deepfake, theo khuyến nghị của chuyên gia RMIT, lưu ý đầu tiên là người dùng cần giảm số lượng hình ảnh, video hoặc bản ghi âm trực tuyến chia sẻ trên Internet.
Chi tiết
16/02/2024 96  Lượt xem
Dù các mối đe dọa ngoại tuyến đã giảm đến 57% trong 4 năm qua, Việt Nam vẫn bỏ xa các quốc gia còn lại trong khu vực về số lượng sự cố đe dọa mạng ngoại tuyến.
Chi tiết
05/02/2024 91  Lượt xem
Ngay cả khi bạn thực hiện một cuộc gọi video và thấy mặt người thân hay bạn bè, nghe đúng giọng nói của họ thì cũng không hẳn bạn đang nói chuyện với chính người đó.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.