024.3225.2096

Sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam

Vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam - LOTUSat-1 đã hoàn thành công tác thiết kế, chế tạo, dự kiến có thể phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2025.
 

PGS.TS Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chia sẻ thông tin này tại họp báo chiều 12/7 tại Hà Nội.
 

PGS.TS Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cho biết, dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam nằm trong "Chiến lược Phát triển và Ứng dụng khoa học công nghệ vũ trụ đến năm 2030".
 

Đến nay, Viện Hàn lâm đã hoàn thành trên 90% khối lượng các công việc cần thực hiện của Dự án từ nguồn vốn đối ứng; đồng thời đang xây dựng Đề án "Tăng cường năng lực quốc gia về quan sát Trái đất dựa trên hệ thống vệ tinh nhỏ"...
 

Làm rõ thêm về dự án này, TS. Lê Xuân Huy, Phó Tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, dự án Trung tâm vũ trụ Việt Nam tại Hòa Lạc được đầu tư đồng bộ thành 3 phần: Hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị; tiếp nhận và chuyển giao công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực.
 

Các hạng mục xây dựng các tòa nhà của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam về cơ bản đã hoàn thành, phần lớn các tòa nhà đã bàn giao cho Trung tâm Vũ trụ Việt Nam từ 7/2024, phần còn lại dự kiến 12/2024.
 

Đối với hạng mục phổ biến kiến thức về khoa học và công nghệ vũ trụ bao gồm: Trưng bày bảo tàng, nhà chiếu hình vũ trụ, kính thiên văn dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2024 và từng bước đưa vào sử dụng.
 

TS. Lê Xuân Huy cũng thông tin về vệ tinh LOTUSat-1 nằm trong Dự án này. Đây là vệ tinh quan sát Trái Đất với khả năng chụp ảnh độ phân giải cao trong mọi điều kiện thời tiết bằng công nghệ cảm biến radar khẩu độ tổng hợp (SAR). Dữ liệu ảnh của vệ tinh sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu về nguồn ảnh, cung cấp thông tin chính xác, nhằm ứng phó, giảm thiểu tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường.
 

Vệ tinh LOTUSat-1 đã hoàn thành chế tạo vệ tinh hiện đang chờ lịch phóng vệ tinh được dự kiến vào tháng 2/2025.
 

Sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam - Ảnh 1.

Mô hình vệ tinh LOTUSat-1. Ảnh: NEC.
 

Theo kế hoạch này, dự kiến vệ tinh LOTUSat-1 sẽ được bàn giao cho Trung tâm Vũ trụ Việt Nam vào tháng 6/2025 sau 3 tháng thử nghiệm trên quỹ đạo.
 

Trong dự án vệ tinh LOTUSat-1, có hạng mục quan trọng là các thiết bị mặt đất bao gồm trạm mặt đất (ăng ten 9,3 m), trung tâm vận hành điều khiển vệ tinh, trung tâm ứng dụng dữ liệu vệ tinh. Các thiết bị này đã tiến hành lắp đặt hệ thống mặt đất tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam tại Hòa Lạc từ tháng 5/2024, dự kiến tháng 9/2024 sẽ bàn giao hệ thống này.
 

Cũng theo TS. Lê Xuân Huy, dự kiến đến tháng 12/2025, trung tâm nghiên cứu, phát triển, lắp ráp, tích hợp, thử nghiệm và vận hành các vệ tinh nhỏ dưới 180 kg "Made in Vietnam" sẽ hoàn thành. Đây là cơ sở để Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cũng như Viện Hàn lâm thực hiện Đề án "Tăng cường năng lực quốc gia về quan sát Trái đất dựa trên hệ thống vệ tinh nhỏ".
 

Nâng cao chất lượng các công bố đạt chuẩn quốc tế
 

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tập trung nâng cao chất lượng các công bố đạt chuẩn quốc tế, các kết quả nghiên cứu từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ; tăng cường công tác ươm tạo công nghệ, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống; xây dựng và triển khai chương trình thu hút nhà khoa học và cán bộ trẻ trình độ cao.
 

Đồng thời, triển khai thực hiện Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới; Chỉ thị số 35-CT/TW 14/6/2024 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
 

Đây là nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2024 của đơn vị, được Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm chia sẻ.
 

Theo đó, trong 6 tháng cuối năm 2024, Viện Hàn lâm tiếp tục triển khai nhiệm vụ, chương trình được giao, tập trung vào các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030; Chương trình Vật lý, Chương trình Toán học và Chương trình phát triển khoa học cơ bản trong các lĩnh vực: Hóa học, Khoa học sự sống, Khoa học trái đất và Khoa học biển giai đoạn 2017 - 2025; Chiến lược quốc gia về phát triển Trí tuệ nhân tạo; Chiến lược quốc gia về công nghệ vũ trụ...
 

Sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam - Ảnh 2.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ phát biểu.
 

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Tuấn Anh cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, Viện Hàn lâm thực hiện tốt các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như: Hoàn thành trên 90% khối lượng các công việc cần thực hiện của Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam trong "Chiến lược Phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vũ trụ đến năm 2030" từ nguồn vốn đối ứng; tiếp tục xây dựng Đề án "Tăng cường năng lực quốc gia về quan sát Trái đất dựa trên hệ thống vệ tinh nhỏ"; thực hiện quy trình thành lập Tạp chí Khoa học và Công nghệ Vũ trụ Việt Nam...
 

Bên cạnh đó, Viện đã vận hành ổn định Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần và các mạng trạm quan trắc, góp phần tích cực trong công tác cảnh báo, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai; tiếp tục chỉ đạo Trung tâm giám định ADN xác định hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin ứng dụng "Hệ thống giải trình tự thế hệ mới" bàn giao kết quả cho Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Hai Trung tâm quốc tế về Toán học và Vật lý (được UNESCO công nhận và bảo trợ) hoạt động hiệu quả, góp phần khẳng định sự hội nhập của Việt Nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
 

Căn cứ Chiến lược Phát triển Viện Hàn lâm đến năm 2030 tầm nhìn 2045, nhằm đẩy mạnh phát triển công nghệ cao, công nghệ trọng điểm, Viện Hàn lâm đã ban hành các quy định quản lý các đề án khoa học công nghệ trọng điểm, các đề tài nghiên cứu cơ bản chất lượng cao cấp cấp Viện; tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế song phương và đa phương với các đối tác quốc tế...
 

Nhằm thúc đẩy công tác kết nối hợp tác, chuyển giao công nghệ và quảng bá sản phẩm, Viện Hàn lâm đã hợp tác khoa học công nghệ với các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp; đẩy mạnh hợp tác toàn diện giữa doanh nghiệp và các viện nghiên cứu trực thuộc nhằm phát huy lợi thế của các bên, nâng cao hiệu quả ứng dụng và thương mại hóa công nghệ. Tính đến ngày 16/5/2024, Viện Hàn lâm được cấp 53 sáng chế và giải pháp hữu ích, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
 

Bên cạnh đó, các nhà khoa học thuộc Viện đã thực hiện thành công nhiều kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ như: Nghiên cứu, chế tạo thành công Hệ thống chuẩn phục vụ kiểm định/hiệu chuẩn thiết bị đo bụi trong môi trường không khí" (ManDust) với công nghệ mới và sáng tạo là một sản phẩm đột phá trong lĩnh vực môi trường; chế tạo thành công Mô hình thiết bị phản ứng hiệu năng cao dạng quay HP2R cho quy trình stripping nước thải có nồng độ ô nhiễm cao; xây dựng thành công quy trình công nghệ và bào chế thành công sản phẩm viên nén (bao phim) Lan Kim Tuyến và viên nén Sâm Đá hỗ trợ sức khỏe cho bệnh nhân ung thư; tổng hợp thành công SPION/HAp - vật liệu lai siêu thuận từ có khả năng diệt tế bào ung thư bàng quang, mở ra hướng nghiên cứu triển vọng, ứng dụng hiệu quả trong lĩnh vực y sinh...


theo VTV.VN
Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
05/09/2024 14  Lượt xem
Chào đón các học sinh tại trường giờ đây ngoài thầy cô còn có robot và phần mềm học tập. Liệu đã đến lúc công nghệ AI trở thành một phần không thể thiếu trên giảng đường?
Chi tiết
04/09/2024 26  Lượt xem
Việc trẻ phụ thuộc ngày càng nhiều vào các thiết bị điện tử có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe thể chất và tinh thần.
Chi tiết
27/08/2024 65  Lượt xem
Ngày 26/8, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố báo cáo tình hình an ninh mạng nửa đầu năm 2024.
Chi tiết
22/08/2024 74  Lượt xem
Chỉ số sẵn sàng về trí tuệ nhân tạo của Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng trong những năm gần đây.
Chi tiết
19/08/2024 132  Lượt xem
Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 chính thức diễn ra từ ngày 16/8/2024 đến ngày 1/9/2024.
Chi tiết
12/08/2024 104  Lượt xem
Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra cảnh báo về 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến thời gian gần đây.
Chi tiết
09/08/2024 169  Lượt xem
Google thay đổi công cụ tìm kiếm, tích hợp AI vào mọi quy trình -từ tóm tắt kết quả, lập kế hoạch đến tổ chức trang tìm kiếm mang đến trải nghiệm tìm kiếm mới mẻ.
Chi tiết
07/08/2024 176  Lượt xem
Theo một báo cáo, trong 5 năm tới, khoảng 83 triệu việc làm có thể bị mất do nhu cầu lao động trong một số lĩnh vực thay đổi.
Chi tiết
06/08/2024 223  Lượt xem
Cập nhật lương hưu, VssID 4.0, xác thực sinh trắc học ngân hàng, cài đặt ứng dụng thuế, dẫn dụ đường link xem Olympic Paris 2024… là những hình thức lừa đảo của tội phạm mạng khiến nhiều người bị mắc bẫy do mất cảnh giác.
Chi tiết
01/08/2024 237  Lượt xem
Ngày 31/7, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (Bộ Công an) đã chính thức ra mắt ứng dụng phòng, chống lừa đảo nTrust
Chi tiết
29/07/2024 123  Lượt xem
Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa đưa ra cảnh báo về thủ đoạn giả mạo việc cập nhật ứng dụng VssIS4.0 để đánh cắp tài khoản cá nhân.
Chi tiết
25/07/2024 149  Lượt xem
Dùng thiết bị điện tử thông minh để thời gian sử dụng lâu hơn, góp phần bảo vệ môi trường.
Chi tiết
23/07/2024 166  Lượt xem
Sự cố công nghệ toàn cầu xảy ra khi một bản cập nhật phần mềm từ CrowdStrike khiến nhiều hệ thống máy tính sụp đổ, làm lộ rõ sự mong manh của nền kinh tế số.
Chi tiết
22/07/2024 98  Lượt xem
Giải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam (VCA) được trao cho các tổ chức/cá nhân có sản phẩm nội dung số xuất sắc, lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp.
Chi tiết
18/07/2024 191  Lượt xem
Theo Cục An toàn thông tin, người dân hết sức cẩn trọng khi quét mã QR, cần xác minh kỹ thông tin giao dịch trước khi thực hiện các bước chuyển tiền trực tuyến.
Chi tiết
16/07/2024 143  Lượt xem
Ngày 15/7, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố danh sách các nền tảng số quốc gia do các Bộ, ngành triển khai trên toàn quốc để địa phương khai thác, tránh trùng lặp.
Chi tiết
08/07/2024 201  Lượt xem
Dẫn đầu về độ "nóng" là các tin tức liên quan tới "EURO 2024", "Giá vàng", "tỷ giá USD". "ChatGPT" và "Scratch" là các ứng dụng công nghệ được quan tâm hàng đầu.
Chi tiết
04/07/2024 128  Lượt xem
Các ngân hàng không trực tiếp liên hệ với khách hàng để hướng dẫn thu thập sinh trắc học, vì vậy, người dùng tuyệt đối không cung cấp mã OTP, mật khẩu... cho bất kỳ ai.
Chi tiết
03/07/2024 178  Lượt xem
Hội nghị Trí tuệ nhân tạo thế giới 2024 và Hội nghị cấp cao về Quản trị AI là hội nghị có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo toàn cầu và đã được tổ chức thành công 6 lần trước đó tại Thượng Hải…
Chi tiết
28/06/2024 142  Lượt xem
Các chuyên gia bảo mật mới đây đã phát hiện một số ứng dụng có chứa mã độc Medusa trên các kho ứng dụng của bên thứ ba.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.