Thông thường, bệnh cúm A tăng mạnh ở phía Bắc vào mùa đông xuân (tháng 3, 4) và mùa thu đông (tháng 9, 10) hàng năm. Tuy nhiên năm nay, dịch bắt đầu bùng phát mạnh từ đầu tháng 7 đến nay, diễn biến khá bất thường, biểu hiện dịch bùng trái mùa…
Theo bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Nhi trung ương, bệnh cúm A thường diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Những nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao bị các biến chứng do cúm là: trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn trên 65 tuổi, những người có tình trạng bệnh lý mạn tính, phụ nữ trong tháng thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kỳ…
Để chủ động phòng tránh cúm A, người dân nên chủ động tiêm phòng cúm A sớm và tiêm định kỳ hàng năm, tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi, tránh tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc bệnh cúm…
Vậy, bệnh cúm A lây truyền như thế nào và có triệu chứng ra sao?
Lý giải nguyên nhân bệnh cúm A gia tăng trái mùa, các bác sĩ đều cho rằng, có thể do thời tiết biến đổi thất thường, người dân đi du lịch, giao thương nhiều, nhất là nhiều người lơ là không tiêm vaccine.
Đối với những người có hệ miễn dịch yếu như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai có thể nhiễm cúm ở các thời điểm trong năm. Khi có các triệu chứng của cúm A như: đau đầu, sốt, chảy mũi, mệt mỏi, ớn lạnh, cần đến cơ sở y tế thăm khám, từ đó có phương pháp điều trị sớm và phù hợp.