024.3225.2096

Từ Analog sang Digital đến hành trình đổi mới lần 2

Để viết tiếp câu chuyện của mình, thế hệ hôm nay luôn nhớ và giữ lấy những tư tưởng, giá trị cốt lõi ban đầu mà các thế hệ đi trước đã dựng xây nên, đồng thời mở ra không gian phát triển mới.


 

Vào những năm 70-80 của thế kỷ trước, Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng và toàn diện, một phần do hậu quả của chiến tranh tàn khốc, một phần là hệ quả của nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp.
 

Tổng số thuê bao điện thoại lúc bấy giờ chỉ xấp xỉ 100.000, đời sống cán bộ, công nhân viên ngành Bưu điện rất chật vật. Đất nước không chỉ bị cấm vận về kinh tế mà còn bị cấm vận về công nghệ, viễn thông, mã 84 của Việt Nam bị khóa…
 

Khó khăn chồng chất, không có vốn (toàn ngành không có được 1 triệu USD), mạng Analog tại Việt Nam vẫn hiện đại so với các nước xã hội chủ nghĩa, đang trong lúc không có vốn đầu tư lại bỏ đi mua thiết bị mới, nên nhiều người băn khoăn. Vượt qua nhiều quan điểm tận dụng hệ thống tổng đài Analog của Đức chuyển giao, ngành Bưu điện đã quyết định chọn công nghệ Digital, đi thẳng vào hiện đại hóa, sớm đầu tư hiện đại hóa cả về công nghệ và dung lượng của mạng.
 

Đây là quyết định mang tính chiến lược, bởi khi đó có tới 98% mạng điện thoại cố định của thế giới đang sử dụng công nghệ Analog, chỉ có một số ít quốc gia bắt đầu chuyển từ Analog sang công nghệ Digital. ”Không đi vào vùng 2% thì Việt Nam không phát triển được”, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng từng nhắc tới bài học này trong một phiên họp với các cán bộ quản lý hiện tại.
 

Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Đặng Văn Thân quyết định đi thẳng vào công nghệ hiện đại Digital. Ảnh: Tư liệu
 

Để có tiền đầu tư cho công nghệ, ngành Bưu điện đề xuất "lấy ngoài nuôi trong" bằng cách hợp tác với Úc làm điện thoại quốc tế. Đến năm 1995, thấy cách này phát huy hiệu quả, Việt Nam tiếp tục mở BCC về thông tin di động với Comvik của Thụy Điển để lập nên mạng MobiFone.
 

Trong lĩnh vực điện thoại nội hạt, chúng ta cũng có hợp đồng hợp tác kinh doanh với Nhật trị giá hơn 200 triệu USD, hợp đồng với Pháp gần 500 triệu USD, với Hàn Quốc là 40 triệu USD. Chính nhờ chủ trương "lấy ngoài nuôi trong" mà ngành Bưu điện đã hiện đại hoá được mạng lưới và xây dựng các doanh nghiệp viễn thông lớn mạnh sau này.
 

Ngoài đề xuất cơ chế hợp tác nước ngoài như trên, Tổng cục Bưu điện đã đề xuất cơ chế “tự vay, tự trả” chứ không trông chờ vào tiền ngân sách và xin giữ lại một phần lợi nhuận để tái đầu tư. Nhờ đó, đời sống người lao động trong ngành Bưu điện được cải thiện, ngành đã tập hợp được lực lượng thực hiện được chiến lược đề ra.
 


 

"Lấy ngoài nuôi trong" và cơ chế "tự vay tự trả" là hai chìa khóa quan trọng nhất để ngành Bưu điện bước qua thời kỳ lạc hậu, đi thẳng vào công nghệ số. Thậm chí, việc số hóa mạng lưới của Việt Nam còn đi nhanh hơn một số nước phương Tây lúc bấy giờ.
 

Có thể nói, ngành Bưu điện đã bước ra khỏi tình trạng công nghệ lạc hậu, không có tiền đầu tư và cơ chế quan liêu bao cấp nhờ 4 giải pháp mang tính chiến lược. 
 

Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Đặng Văn Thân ký kết Hợp đồng liên doanh sản xuất viba số giữa Tổng cục Bưu điện với Hãng AWA (Australia) đánh dấu bước số hoá hệ thống truyền dẫn của Việt Nam (năm 1989). Ảnh: Tư liệu
 

Thứ nhất là bước nhảy kiên quyết đi thẳng vào công nghệ hiện đại chuyển đổi từ Analog sang Digital, làm biến đổi sâu sắc từ lạc hậu lên hiện đại chỉ với thời gian ngắn.
 

Thứ hai, ngành Bưu điện đã mềm dẻo, khôn khéo trong quan hệ quốc tế để tự phá bao vây cấm vận, lựa chọn đa dạng hóa các đối tác để tranh thủ vốn, công nghệ phục vụ mục tiêu xây dựng mạng lưới và đào tạo nguồn nhân lực.
 

Thứ ba, trong bối cảnh còn cơ chế quan liêu bao cấp, đã xây dựng và xin phép Nhà nước được áp dụng cơ chế tự vay, tự trả có sự bảo trợ của nhà nước để tạo nguồn vốn đầu tư phát triển.
 

Thứ tư, ngành đã thực hiện chính sách đào tạo nguồn nhân lực có trình độ năng lực, đáp ứng được yêu cầu đổi mới về công nghệ kỹ thuật, từng bước nâng cao đời sống cán bộ nhân viên với phương châm: “Người Bưu điện sống bằng nghề Bưu điện”. Điểm quan trọng là những chủ trương giải pháp này được đưa ra và thực thi tốt, là động lực cho ngành đổi mới thành công.
 


 

Đổi mới viễn thông lần thứ nhất cách đây đã hơn 35 năm, đã xây dựng hạ tầng viễn thông hiện đại, giải quyết bài toán thông tin liên lạc cho toàn dân. Đến nay, dịch vụ viễn thông đã bão hoà và đang đứng trước suy thoái. Điều này đòi hỏi đổi mới lần hai phải mở ra không gian rộng lớn hơn. Đổi mới  lần hai sẽ là sự chuyển dịch quy mô lớn, thay đổi bản chất của ngành viễn thông, mở ra không gian mới vô cùng to lớn cho ngành viễn thông, lớn hơn nhiều lần không gian thông tin liên lạc.
 

Trong thời gian vừa qua, Bộ TT&TT đã tập trung thúc đẩy chuyển đổi số để tạo ra sự phát triển đột phá mới cho đất nước. Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình hay chiến lược về chuyển đổi số quốc gia, đưa đất nước trở thành quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số song hành cùng các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam chủ động khai thác triệt để các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghệ mang lại và bứt phá vươn lên, thay đổi thứ hạng.
 

“Cách đây hơn 20 năm, khi lần đầu tiên kết nối Internet, Việt Nam đã đặt những “dấu chân” đầu tiên trên một miền không gian hoàn toàn mới - không gian mạng. Kể từ đó đến nay, Việt Nam đã đi được một hành trình dài trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chuyển đổi số là cuộc chuyển đổi toàn diện từ không gian thực lên không gian số, cho phép đưa toàn bộ hoạt động lên không gian số. Cuộc dịch chuyển này diễn ra với tốc độ nhanh chóng theo ba trụ cột: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Giống như khai phá những vùng đất mới, không gian mạng được mở rộng sẽ tạo dư địa và mở ra không gian phát triển mới cho đất nước.
 

Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, chuyển đổi số tác động sâu rộng, bao trùm lên tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần tăng năng suất lao động, chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh theo hướng đổi mới sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia.
 

Lấy nhiều ví dụ về các ngành, lĩnh vực có tiềm năng chuyển đổi số, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, chuyển đổi số không phải là cuộc cách mạng của công nghệ mà là cuộc cách mạng về thể chế. Thể chế cần đi trước một bước và được điều chỉnh linh hoạt để chấp nhận những cái mới: công nghệ mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới, mô hình mới. Chỉ có đổi mới sáng tạo, Việt Nam mới thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.
 

Với giai đoạn đổi mới lần hai, ông Mai Liêm Trực, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Bưu điện cho rằng, ngành Thông tin truyền thông đã tạo được dấu ấn về chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp lần thứ tư, coi đó là nền tảng chủ yếu nhất để đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường.
 

“Tất cả người dân không chỉ ở thành thị mà cả ở các làng xã, anh xe ôm hay chị bán rau cũng nói đến chuyển đổi số. Đó là nhận thức xã hội. Không dễ dàng để tạo ra một cuộc cách mạng mới được toàn dân, từ lãnh đạo các cấp đến người dân đều biết đến. Đó có công lao rất lớn của Bộ TT&TT, kể cả về mặt công nghệ cũng như truyền thông”, ông Trực nói.
 



 

Cho đến thời điểm này, các doanh nghiệp công nghệ lớn của Việt Nam đã bắt tay vào thúc đẩy chuyển đổi số.
 

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT cho biết, doanh nghiệp này phải quên đi thành công trước đây để tái sinh cho những ước mơ còn lớn hơn nữa, nhận về mình những thách thức lớn hơn, giải những bài toán của đất nước bằng sứ mệnh tiên phong chuyển đổi số:  “Ước mơ của những ngày đầu là mở mang bờ cõi, thì ước mơ của thời đại mới sẽ là trở thành công ty chuyển đổi số hàng đầu thế giới với hầu hết doanh thu đến từ dịch vụ chuyển đổi số”.
 

Ông Tào Đức Thắng, lãnh đạo tập đoàn Viettel cũng chia sẻ “phải quên chuyện mình là một công ty viễn thông”, bắt buộc tìm kiếm những hướng đi, những cách làm nhằm mở rộng không gian, tạo thêm các cực tăng trưởng mới.
 

Doanh nghiệp công nghệ số hàng đầu này đang đề xuất Bộ TT&TT xây dựng và trình Chính phủ ban hành Đề án phát triển IoT quốc gia, trong đó giao nhiệm vụ cho các nhà mạng xây dựng nền tảng kết nối IoT và có cơ chế phát triển hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp trên các nền tảng. Viettel muốn phát triển nguồn thu mới từ việc xây dựng các trung tâm dữ liệu, chẳng hạn như mô hình trung tâm dữ liệu được xây bởi các công ty có nghề về bất động sản, công ty công nghệ chỉ tham gia vào việc lắp đặt hệ thống và cung cấp dịch vụ…
 


 

Ông Huỳnh Quang Liêm, Tổng giám đốc VNPT, cũng nhìn nhận rằng sự sụt giảm các dịch vụ truyền thống đặt các doanh nghiệp phải tìm ra không gian tăng trưởng mới. VNPT tập trung vào mở rộng không gian mới như dữ liệu, chuyển đổi số và các công nghệ mới như AI. VNPT cũng đầu tư mạnh để xây dựng các nền tảng cho chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Tập đoàn này xác định không gian phát triển mới là dịch vụ số, mong muốn tạo ra hàng nghìn trợ lý AI phục vụ cho chính quyền doanh nghiệp và người dân.
 

Sức mạnh vật chất, chủ yếu là công nghệ số được xác định là động lực chính để Việt Nam trở thành nước phát triển vào năm 2045. Còn báo chí, truyền thông, xuất bản sẽ khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường và biến nó thành sức mạnh tinh thần. 
 

Tại cuộc gặp gỡ tri ân với các cán bộ hưu trí của ngành, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng một lần nữa nhấn mạnh: Ngành TT&TT ngày nay như đôi cánh để đưa Việt Nam bay lên. Thế hệ hôm nay phải viết tiếp câu chuyện của mình, với tinh thần nhớ giữ lấy những tư tưởng, những giá trị cốt lõi ban đầu và truyền thống, văn hoá mà những thế hệ đầu tiên đã dựng xây lên; đồng thời  mở ra tương lai là mở ra các không gian phát triển mới, là mở ra những góc nhìn mới, cách tiếp cận mới.
 

Những bài học của cuộc đổi mới lần một sẽ còn nguyên giá trị cho lần hai. Hạ tầng phải đi trước và đi nhanh, đi thẳng vào công nghệ hiện đại, đi trong nhóm đầu của thế giới, làm chủ công nghệ, quyết sách sáng suốt, có tầm nhìn xa, huy động mọi nguồn lực, điều hành quyết liệt và qua thử thách này, hình thành thế hệ cán bộ giỏi cho ngành, cho đất nước.
 

Bài: Thái Khang
Ảnh: Tư liệu
Thiết kế: Hồng Anh

(vietnamnet)
Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
08/10/2024 109  Lượt xem
Theo Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, lĩnh vực truyền hình trả tiền ở Việt Nam vẫn còn tồn tại các hạn chế với 4 bài toán lớn cần giải quyết.
Chi tiết
13/06/2024 488  Lượt xem
Danh sách các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền năm 2024
Chi tiết
05/06/2024 345  Lượt xem
Ngày 3/6, Cục Tần số vô tuyến điện đã phát đi thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá lại quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 3800 - 3900 MHz (khối băng tần C3).
Chi tiết
21/03/2024 585  Lượt xem
BÁO CÁO ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ PHÁT SÓNG CÁC KÊNH NỔI BẬT QUỐC GIA
Chi tiết
19/01/2024 683  Lượt xem
Năm 2023, kinh tế Việt Nam mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng, triển khai thực hiện quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực, quy mô nền kinh tế đạt xấp xỉ 10,3 triệu tỷ đồng tương đương 430 tỷ đô la Mỹ, tăng trưởng GRDP so với năm 2022 đạt gần 5,05%.
Chi tiết
26/12/2023 386  Lượt xem
VIETNAM-TAM đăng tải BÁO CÁO ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ PHÁT SÓNG CÁC KÊNH NỔI BẬT QUỐC GIA trên website vietnamtam.vn định kỳ theo tuần và tháng. Các báo cáo nhằm cung cấp chỉ số đo lường cơ bản về hiệu quả phát sóng và khán giả tại các khu vực đo lường của VIETNAM-TAM đối với các kênh truyền hình nổi bật quốc gia. VIETNAM-TAM hy vọng sẽ nhận được những ý kiến phản hồi và góp ý.
Chi tiết
29/11/2023 378  Lượt xem
BÁO CÁO HIỆU QUẢ PHÁT SÓNG NHÓM KÊNH NỔI BẬT TUẦN 20-26/11/2023
Chi tiết
15/11/2023 221  Lượt xem
Từ tháng 11/2023, VIETNAM-TAM đăng tải BÁO CÁO ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ PHÁT SÓNG CÁC KÊNH NỔI BẬT QUỐC GIA
Chi tiết
23/08/2023 221  Lượt xem
Chính phủ vừa ban hành quy định mới về việc cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
Chi tiết
18/07/2023 266  Lượt xem
Hơn 200 phóng viên, biên tập viên tham gia “Hội thảo về công tác chuyển đổi số cho các Đài phát thanh, truyền hình” do Dự án “Phát triển báo chí Việt Nam” tổ chức.
Chi tiết
06/07/2023 263  Lượt xem
Tại họp báo thường kỳ diễn ra chiều 5/7, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố việc ban hành 2 Thông tư về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.
Chi tiết
03/07/2023 178  Lượt xem
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số số vô tuyến điện có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023. Riêng quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên của Luật này có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Chi tiết
18/04/2023 228  Lượt xem
Bộ TT&TT vừa có yêu cầu các nhà mạng rà soát hoạt động hợp tác, cho thuê dịch vụ với 6 doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền xuyên biên giới vào Việt Nam để đảm bảo không vi phạm các quy định.
Chi tiết
02/03/2023 289  Lượt xem
Chính phủ nhận định, việc sửa đổi Luật Viễn thông năm 2009 là cần thiết và nhằm cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phát triển hạ tầng thông tin, bảo đảm an ninh quốc gia, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia.
Chi tiết
28/02/2023 294  Lượt xem
Các doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất, phân phối TV thông minh được Bộ TT&TT yêu cầu rà soát tính pháp lý của những ứng dụng xem truyền hình đang cài sẵn trên trang chủ màn hình sản phẩm hoặc tích hợp thành phím bấm trên điều khiển.
Chi tiết
02/10/2022 412  Lượt xem
Chính phủ ban hành Nghị định số 71/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.
Chi tiết
22/05/2022 570  Lượt xem
Theo Đề án Bộ TT&TT vừa phê duyệt, bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của bộ, tỉnh và quốc gia đã được cập nhật, bám sát chương trình chuyển đổi số quốc gia và các chiến lược phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Chi tiết
18/03/2022 672  Lượt xem
Phân khúc truyền hình trả tiền năm 2022 tại Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức rất lớn.
Chi tiết
16/01/2022 782  Lượt xem
Kênh truyền hình FBNC của Đài HTV và kênh BTV10-NCM của Đài PTTH Bình Dương dừng phát sóng từ tháng 1/2022.
Chi tiết
09/09/2021 619  Lượt xem
14 kênh truyền hình nước ngoài sẽ dừng phát sóng trên dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam từ 1/10. Cơ quan quản lý yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có kế hoạch thông báo kịp thời để đảm bảo quyền lợi của thuê bao.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.