024.3225.2096

Sửa đổi Luật Viễn thông để tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia

Chính phủ nhận định, việc sửa đổi Luật Viễn thông năm 2009 là cần thiết và nhằm cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phát triển hạ tầng thông tin, bảo đảm an ninh quốc gia, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia.
 

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 27 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 2/2023. Một nội dung cụ thể đã được quyết nghị là về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).
 

Chính phủ đánh giá cao Bộ TT&TT đã xây dựng dự án Luật Viễn thông (sửa đổi) theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Việc sửa đổi Luật Viễn thông năm 2009 là cần thiết, nhằm cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, bảo đảm an ninh quốc gia, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số.
 

Dự án Luật Viễn thông (sửa đổi) là một nội dung cụ thể vừa được Chính phủ quyết nghị tại Nghị quyết 27 ngày 28/2. (Ảnh minh họa)

 

Chính phủ cơ bản thống nhất với nội dung của dự án Luật. Bộ TT&TT tiếp thu tối đa ý kiến thành viên Chính phủ, khẩn trương hoàn thiện dự án Luật bảo đảm một số yêu cầu.
 

Cụ thể, tiếp tục đánh giá kỹ, toàn diện việc thực hiện Luật Viễn thông năm 2009, khắc phục triệt để những hạn chế, bất cập do quy định hiện hành; sửa đổi các quy định chưa phù hợp; bổ sung quy định để quản lý các vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn; có cơ chế thúc đẩy phát triển thị trường viễn thông cạnh tranh lành mạnh; hỗ trợ các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia.
 

Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế; tăng cường phân cấp về thẩm quyền; cắt giảm tối đa thủ tục hành chính; sửa đổi, luật hóa các quy định pháp luật hiện hành, phù hợp với nhu cầu thực tiễn và cam kết quốc tế của Việt Nam.
 

Nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tác động của chính sách mới về dịch vụ ứng dụng Internet trong hoạt động viễn thông, dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây; điều kiện cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng tại Việt Nam, bảo đảm phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, phù hợp với xu thế hội nhập và sự thay đổi về CNTT, viễn thông.
 

Kế thừa quy định của Luật hiện hành về Quỹ viễn thông công ích Việt Nam để hoàn thiện quy định của dự thảo Luật, phù hợp mục tiêu hỗ trợ các hoạt động viễn thông công ích theo quy định của Luật, có cơ chế quản lý, sử dụng, đóng góp của Quỹ bảo đảm thiết thực, hiệu quả; đánh giá hiệu quả của Quỹ theo Nghị quyết 792/NQ-UBTVQH14 ngày 22/10/2019 đánh giá hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước, bảo đảm việc quản lý, sử dụng Quỹ thiết thực, hiệu quả, phù hợp với nhu cầu thực tế trong từng giai đoạn.
 

Tiếp tục rà soát các luật hiện hành và các luật đang sửa đổi như Luật CNTT, Luật Đầu tư, Luật Đấu giá tài sản, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Giá, Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng... để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
 

Đồng thời, rà soát các quy định giao Chính phủ quy định chi tiết, thể hiện trong Luật các nội dung có tính ổn định; giao Chính phủ quy định những nội dung có tác động bởi sự thay đổi về công nghệ và tình hình phát triển để bảo đảm linh hoạt, phù hợp với thực tiễn.
 

Chính phủ giao Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các Thành viên Chính phủ, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật bảo đảm chất lượng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà được giao chỉ đạo việc hoàn thiện dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).
 

Bộ TT&TT đã xác định rõ một định hướng trong giai đoạn đến năm 2025 là tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý về viễn thông phù hợp với thị trường viễn thông Việt Nam hiện nay và xu thế phát triển mới trên thế giới.Xây dựng và trình Quốc hội thông qua Quốc hội thông qua dự án Luật Viễn thông (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV là một nhiệm vụ trọng tâm của Bộ trong năm 2023.
 

Nhấn mạnh tính cấp thiết của việc sửa đổi Luật Viễn thông 2009, Bộ TT&TT cho biết, trải qua hơn 10 năm thi hành, một số quy định của Luật Viễn thông đã bộc lộ một số hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu trong thực tiễn. Cụ thể như xu thế phát triển hội tụ công nghệ ngày càng sâu rộng nên các đặc thù của CNTT, truyền thông, phát thanh truyền hình, viễn thông, Internet ngày càng xóa đi ranh giới cụ thể, đòi hỏi văn bản quy phạm pháp luật phải thường xuyên điều chỉnh; công tác thực thi quản lý chưa theo kịp tốc độ và xu thế phát triển nhanh chóng của thị trường viễn thông, Internet…


theo VTV
Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
18/04/2023 49  Lượt xem
Bộ TT&TT vừa có yêu cầu các nhà mạng rà soát hoạt động hợp tác, cho thuê dịch vụ với 6 doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền xuyên biên giới vào Việt Nam để đảm bảo không vi phạm các quy định.
Chi tiết
28/02/2023 89  Lượt xem
Các doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất, phân phối TV thông minh được Bộ TT&TT yêu cầu rà soát tính pháp lý của những ứng dụng xem truyền hình đang cài sẵn trên trang chủ màn hình sản phẩm hoặc tích hợp thành phím bấm trên điều khiển.
Chi tiết
02/10/2022 212  Lượt xem
Chính phủ ban hành Nghị định số 71/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.
Chi tiết
22/05/2022 335  Lượt xem
Theo Đề án Bộ TT&TT vừa phê duyệt, bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của bộ, tỉnh và quốc gia đã được cập nhật, bám sát chương trình chuyển đổi số quốc gia và các chiến lược phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Chi tiết
18/03/2022 490  Lượt xem
Phân khúc truyền hình trả tiền năm 2022 tại Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức rất lớn.
Chi tiết
16/01/2022 497  Lượt xem
Kênh truyền hình FBNC của Đài HTV và kênh BTV10-NCM của Đài PTTH Bình Dương dừng phát sóng từ tháng 1/2022.
Chi tiết
09/09/2021 481  Lượt xem
14 kênh truyền hình nước ngoài sẽ dừng phát sóng trên dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam từ 1/10. Cơ quan quản lý yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có kế hoạch thông báo kịp thời để đảm bảo quyền lợi của thuê bao.
Chi tiết
01/09/2021 440  Lượt xem
Bộ TT&TT đề nghị địa phương cho phép lực lượng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình được phép di chuyển trong địa bàn tỉnh, thành phố để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo dịch vụ ổn định, liên tục.
Chi tiết
28/06/2021 560  Lượt xem
Để đáp ứng yêu cầu kết nối vô tuyến theo xu hướng phát triển công nghệ và nhu cầu sử dụng cũng như định hướng sản xuất, kinh doanh thiết bị VTĐ tại Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông đã nghiên cứu, xây dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 18/2018/TT-BTTTT và thông tư 46/2016/TT-BTTTT.
Chi tiết
12/01/2021 624  Lượt xem
Truyền hình tương tự được thay thế bằng số hóa truyền hình, tốt hơn về chất lượng, hình ảnh, nhiều kênh hơn, vùng phủ lớn hơn và phục vụ người dân tốt hơn.
Chi tiết
02/10/2020 727  Lượt xem
Hơn 30 năm trước, đất nước lâm vào một cuộc khủng hoảng và chính tư duy đổi mới mạnh mẽ đã đưa ngành Bưu điện chuyển đổi sang kỹ thuật số thành công.
Chi tiết
28/09/2020 638  Lượt xem
Việt Nam hiện có 13,8 triệu thuê bao truyền hình trả tiền, tuy vậy, các doanh nghiệp truyền hình trả tiền trong nước đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ những nền tảng xuyên biên giới như iQIYI, Netflix.
Chi tiết
29/06/2020 731  Lượt xem
Sóng truyền hình analog sẽ chính thức ngừng phát sóng từ 24h00 ngày 30/6 tại 21 tỉnh
Chi tiết
26/06/2020 1.366  Lượt xem
Trên thị trường Việt Nam hiện có rất nhiều loại anten thu DVB T2 với chức năng và giá khác nhau, người tiêu dùng cần lưu ý những điểm quan trọng khi chọn & lắp đặt anten DVB T2 đạt chuẩn
Chi tiết
27/05/2020 1.604  Lượt xem
Hiện tại để xem được truyền hình số qua tivi, có ba phương án gồm: Mua đầu thu kỹ thuật số chuẩn DVB T2/MPEG4, đăng ký dịch vụ truyền hình trả tiền hoặc mua tivi tích hợp sẵn đầu thu DVB T2/MPEG4.
Chi tiết
12/05/2020 927  Lượt xem
Các "đại gia" điện tử sẵn sàng nhập cuộc: hiện tại danh sách TV tích hợp sẵn DVB T2 đã lên đến 562 model TV được cung cấp ra thị trường.
Chi tiết
17/04/2020 558  Lượt xem
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị sơ kết chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020 do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức từ đầu năm 2020 vừa qua.
Chi tiết
15/04/2020 594  Lượt xem
Theo kế hoạch, ngày 31/12/2020, Thủ tướng Chính phủ sẽ chính thức công bố việc tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất (truyền hình analog) trên cả nước.
Chi tiết
21/12/2019 926  Lượt xem
Theo kế hoạch của Bộ TT&TT, việc triển khai Đề án số hóa truyền hình số mặt đất sẽ hoàn thành cơ bản vào ngày 30/11/2020. Đến ngày 31/12/2020, Thủ tướng Chính phủ sẽ chính thức công bố việc tắt sóng truyền hình analog trên cả nước.
Chi tiết
03/10/2019 809  Lượt xem
Bộ TT&TT đã ra thông báo về việc ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất đối với các trạm phát lại tại 9 tỉnh Nhóm II (Quảng Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa) từ 24 giờ ngày 31/12/2019, lùi thêm 3 tháng so với kế hoạch hồi đầu năm 2019.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.