024.3225.2096

Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi có hiệu lực thi hành từ 1/7/2023

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số số vô tuyến điện có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023. Riêng quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên của Luật này có hiệu lực từ tháng 7/2024.
 

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện là một trong những luật đã và đang được Bộ TT&TT sửa đổi, xây dựng nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
 

Được thông qua tại phiên họp ngày 9/11/2022, kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XV, Luật được thi hành sẽ tạo sự thay đổi lớn về quản lý, cấp phép sử dụng tần số vô tuyến điện có giá trị thương mại cao như tần số dành cho thông tin di động để thúc đẩy phát triển hạ tầng số, kinh tế số; hài hòa các mục đích phát triển kinh tế, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; đồng thời thúc đẩy việc nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm công nghệ mới...
 

Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện Lê Văn Tuấn giới thiệu về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện tại hội nghị ngày 30/6. (Ảnh: Lê Anh Dũng)

 

Tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 của Bộ TT&TT diễn ra ngày 30/6, ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện đã thông tin về những điểm chính của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.
 

Cụ thể, theo ông Lê Văn Tuấn, ba nhóm vấn đề lớn của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện gồm: Hoàn thiện cơ chế quản lý tần số dưới góc độ kinh tế, đặc biệt là tập trung vào thị trường di động; bổ sung cơ chế sử dụng băng tần để phát triển kinh tế xã hội kết hợp an ninh quốc phòng; bổ sung cơ chế cho phép sử dụng tần số ngoài quy hoạch để hỗ trợ việc nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ mới.
 

Trong đó, về cơ chế quản lý tần số, trước năm 2009, việc này chủ yếu dựa trên góc độ kỹ thuật, thực hiện cấp phép hành chính và thu phí. Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009 bắt đầu tiếp cận ở góc độ thị trường, khi cho phép cấp qua đấu giá, thi tuyển.
 

Mặc dù cách tiếp cận nêu trên của Luật Tần số vô tuyến điện 2009 phù hợp với thông lệ quốc tế, song thực tiễn thực thi vẫn có vướng mắc. Chẳng hạn như Luật quy định băng tần có giá trị thương mại cao, có nhu cầu vượt quả khả năng phân bổ thì tổ chức đấu giá và thi tuyển, nhưng thực tế khái niệm “giá trị thương mại cao” là rất khó định lượng.
 

Để khắc phục bất cập của Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009, Luật sửa đổi năm 2022 quy định, với các băng tần di động, đấu giá là mặc định, chỉ một số trường hợp đặc biệt mới thi tuyển hoặc cấp trực tiếp.
 

Luật mới còn quy định rõ việc xử lý trường hợp hết hạn giấy phép của nhà mạng đang kinh doanh ổn định. Theo đó, nếu quy hoạch, phân chia băng tần không thay đổi, doanh nghiệp sẽ được cấp lại giấy phép khi hết hạn. “Quy định mới này là sở cứ pháp lý rất quan trọng để Bộ TT&TT cho phép các doanh nghiệp tiếp tục sử dụng các băng tần đã được cấp phép trước đây, đảm bảo hoạt động ổn định của thị trường”, ông Lê Văn Tuấn cho hay.
 

Luật sửa đổi năm 2022 cũng quy định tường minh việc sẽ thu hồi giấy phép nếu doanh nghiệp vi phạm cam kết triển khai mạng hoặc không nộp đủ phí, tiền cấp quyền sử dụng trong vòng 12 tháng.
 

Theo quy định tại Luật sửa đổi năm 2022, với các băng tần di động, đấu giá là mặc định. (Ảnh minh họa: M.H)

 

Thông tin rõ hơn về vấn đề bổ sung cơ chế sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp quốc phòng an ninh, ông Lê Văn Tuấn cho biết, Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009 quy định phân bổ tần số riêng cho quốc phòng an ninh, và nghiêm cấm sử dụng tần số này cho mục đích khác.
 

Luật sửa đổi năm 2022 đã bổ sung quy chế cho phép doanh nghiệp phục vụ mục đích quốc phòng an ninh được sử dụng băng tần di động để làm lưỡng dụng, vừa phục vụ quốc phòng an ninh vừa phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, phần băng tần dùng cho quốc phòng an ninh là cơ bản và doanh nghiệp phải đóng tiền cấp quyền sử dụng tần số cho phần băng tần dùng cho kinh tế xã hội.
 

Liên quan đến việc sử dụng tần số ngoài quy hoạch để hỗ trợ nghiên cứu phát triển, đại diện Cục Tần số vô tuyến điện lý giải, thực tế thời gian qua có vướng mắc khi tổ chức nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm.
 

Bởi lẽ, trong nghiên cứu sản xuất, có khâu thử nghiệm. Công nghệ mới thường sử dụng các tần số, băng tần mới, không có trong quy hoạch. Mặt khác, việc sản xuất thiết bị mang đi xuất khẩu cần phù hợp với băng tần của nước nhập nhưng có thể khác với băng tần của Việt Nam. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thử nghiệm công nghệ mới, sản phẩm trước khi xuất khẩu, khi Luật Tần số vô tuyến điện 2009 không cho phép sử dụng băng tần ngoài quy hoạch.
 

Để tháo gỡ vướng mắc trên, Luật sửa đổi năm 2022 bổ sung quy định cho phép sử dụng tần số không đúng với quy hoạch cho các trường hợp triển lãm, đo kiểm, nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ mới; sử dụng trong các sự kiện quốc tế, hội nghị quốc tế. 


theo Vietnamnet
Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
08/10/2024 117  Lượt xem
Theo Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, lĩnh vực truyền hình trả tiền ở Việt Nam vẫn còn tồn tại các hạn chế với 4 bài toán lớn cần giải quyết.
Chi tiết
13/06/2024 505  Lượt xem
Danh sách các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền năm 2024
Chi tiết
05/06/2024 351  Lượt xem
Ngày 3/6, Cục Tần số vô tuyến điện đã phát đi thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá lại quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 3800 - 3900 MHz (khối băng tần C3).
Chi tiết
21/03/2024 596  Lượt xem
BÁO CÁO ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ PHÁT SÓNG CÁC KÊNH NỔI BẬT QUỐC GIA
Chi tiết
19/01/2024 691  Lượt xem
Năm 2023, kinh tế Việt Nam mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng, triển khai thực hiện quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực, quy mô nền kinh tế đạt xấp xỉ 10,3 triệu tỷ đồng tương đương 430 tỷ đô la Mỹ, tăng trưởng GRDP so với năm 2022 đạt gần 5,05%.
Chi tiết
26/12/2023 393  Lượt xem
VIETNAM-TAM đăng tải BÁO CÁO ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ PHÁT SÓNG CÁC KÊNH NỔI BẬT QUỐC GIA trên website vietnamtam.vn định kỳ theo tuần và tháng. Các báo cáo nhằm cung cấp chỉ số đo lường cơ bản về hiệu quả phát sóng và khán giả tại các khu vực đo lường của VIETNAM-TAM đối với các kênh truyền hình nổi bật quốc gia. VIETNAM-TAM hy vọng sẽ nhận được những ý kiến phản hồi và góp ý.
Chi tiết
29/11/2023 382  Lượt xem
BÁO CÁO HIỆU QUẢ PHÁT SÓNG NHÓM KÊNH NỔI BẬT TUẦN 20-26/11/2023
Chi tiết
15/11/2023 224  Lượt xem
Từ tháng 11/2023, VIETNAM-TAM đăng tải BÁO CÁO ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ PHÁT SÓNG CÁC KÊNH NỔI BẬT QUỐC GIA
Chi tiết
28/08/2023 231  Lượt xem
Để viết tiếp câu chuyện của mình, thế hệ hôm nay luôn nhớ và giữ lấy những tư tưởng, giá trị cốt lõi ban đầu mà các thế hệ đi trước đã dựng xây nên, đồng thời mở ra không gian phát triển mới.
Chi tiết
23/08/2023 223  Lượt xem
Chính phủ vừa ban hành quy định mới về việc cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
Chi tiết
18/07/2023 270  Lượt xem
Hơn 200 phóng viên, biên tập viên tham gia “Hội thảo về công tác chuyển đổi số cho các Đài phát thanh, truyền hình” do Dự án “Phát triển báo chí Việt Nam” tổ chức.
Chi tiết
06/07/2023 267  Lượt xem
Tại họp báo thường kỳ diễn ra chiều 5/7, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố việc ban hành 2 Thông tư về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.
Chi tiết
18/04/2023 232  Lượt xem
Bộ TT&TT vừa có yêu cầu các nhà mạng rà soát hoạt động hợp tác, cho thuê dịch vụ với 6 doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền xuyên biên giới vào Việt Nam để đảm bảo không vi phạm các quy định.
Chi tiết
02/03/2023 293  Lượt xem
Chính phủ nhận định, việc sửa đổi Luật Viễn thông năm 2009 là cần thiết và nhằm cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phát triển hạ tầng thông tin, bảo đảm an ninh quốc gia, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia.
Chi tiết
28/02/2023 299  Lượt xem
Các doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất, phân phối TV thông minh được Bộ TT&TT yêu cầu rà soát tính pháp lý của những ứng dụng xem truyền hình đang cài sẵn trên trang chủ màn hình sản phẩm hoặc tích hợp thành phím bấm trên điều khiển.
Chi tiết
02/10/2022 417  Lượt xem
Chính phủ ban hành Nghị định số 71/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.
Chi tiết
22/05/2022 577  Lượt xem
Theo Đề án Bộ TT&TT vừa phê duyệt, bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của bộ, tỉnh và quốc gia đã được cập nhật, bám sát chương trình chuyển đổi số quốc gia và các chiến lược phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Chi tiết
18/03/2022 676  Lượt xem
Phân khúc truyền hình trả tiền năm 2022 tại Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức rất lớn.
Chi tiết
16/01/2022 789  Lượt xem
Kênh truyền hình FBNC của Đài HTV và kênh BTV10-NCM của Đài PTTH Bình Dương dừng phát sóng từ tháng 1/2022.
Chi tiết
09/09/2021 623  Lượt xem
14 kênh truyền hình nước ngoài sẽ dừng phát sóng trên dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam từ 1/10. Cơ quan quản lý yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có kế hoạch thông báo kịp thời để đảm bảo quyền lợi của thuê bao.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.