024.3225.2096

Thị trường Truyền hình trả tiền: Gian nan “lửa thử vàng”

Phân khúc truyền hình trả tiền năm 2022 tại Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức rất lớn.





Năm 2021, doanh nghiệp ngành truyền hình trả tiền Việt Nam phải áp dụng các biện pháp đặc biệt để duy trì dịch vụ. Một số doanh nghiệp đã không thể triển khai được hoạt động kinh doanh theo kế hoạch, cá biệt có doanh nghiệp đã rút khỏi thị trường.

Đến hết năm 2021, Việt Nam có 37 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, với gần 17 triệu thuê bao, doanh thu đạt hơn 9.000 tỷ đồng. So với năm 2020, số thuê bao tăng thêm gần 3 triệu, nhưng doanh thu chỉ tăng hơn 300 tỷ đồng.

Nguyên nhân của tình trạng trên được xác định là do cạnh tranh quá lớn, các nhà đài đua nhau khuyến mại, giảm giá rất sâu để lôi kéo khách hàng mới. Điều đó đã dẫn đến doanh thu trung bình trên một khách hàng (ARPU) của truyền hình trả tiền Việt Nam ở mức rất thấp, chỉ đạt hơn 18.333 đồng/thuê bao/tháng, tức là dưới 1 USD/thuê bao/tháng. Trong khi đó, ARPU bình quân của khu vực ASEAN đạt 10 - 30 USD/thuê bao/tháng. Trong đó, Singapore có chỉ số ARPU cao nhất, đạt 32 USD/thuê bao/tháng; Philippines ở mức thấp, nhưng cũng đạt 9 USD/thuê bao/tháng.

Một nguyên nhân khác là sự phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ đến từ truyền hình OTT (Over the Top - truyền hình Internet).

Kết thúc năm 2021, có 20/37 doanh nghiệp truyền hình trả tiền tham gia cung cấp dịch vụ truyền hình OTT, với tổng thuê bao đạt xấp xỉ 3,7 triệu, tăng rất mạnh so với khoảng 1 triệu thuê bao năm 2020, nhưng doanh thu đạt chưa đến 200 tỷ đồng.

Còn các OTT xuyên biên giới không giấy phép như Netflix, YouTube, Amazon, Iflix, WeTV, IQIYI... thì không thống kê được doanh thu và số lượng thuê bao. Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, chỉ riêng Netflix có khoảng 600.000 thuê bao tại Việt Nam, với mỗi thuê bao chi tối thiểu 120 USD/năm. Như vậy, mỗi năm, Netflix thu về ít nhất 72 triệu USD doanh thu tại riêng thị trường Việt Nam mà không bị quản lý.

“Hoạt động cung cấp dịch vụ truyền hình theo yêu cầu xuyên biên giới của doanh nghiệp nước ngoài chưa được quản lý bằng quy định cụ thể, đang tạo môi trường kinh doanh không bình đẳng trên thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam”, Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông nêu rõ.

Mối đe dọa mang tên “OTT xuyên biên giới”

Theo Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (PayTV), hiện nay, 80% thị phần truyền hình OTT tại Việt Nam là từ các doanh nghiệp xuyên biên giới. Trong khi các doanh nghiệp trong nước chịu sự điều chỉnh của rất nhiều luật liên quan, thì các đơn vị của nước ngoài gần như không phải chịu bất cứ sự kiểm duyệt hay chế tài nào, khiến truyền hình OTT trong nước rơi vào “cuộc chiến” bất bình đẳng, thua ngay trên sân nhà.

Theo Nghị định 06/2016/NĐ-CP ngày 18/1/2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình, quy định các tổ chức OTT xuyên biên giới khi tham gia cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền đều phải lập hồ sơ xin cấp phép đầu tư và được sự chấp thuận chủ trương của Thủ tướng Chính phủ trước khi cung cấp dịch vụ. Nhưng trên thực tế, các tổ chức OTT nước ngoài đều không lập hồ sơ xin cấp phép đầu tư, chưa được sự chấp thuận chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, mà vẫn cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới tới người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.

Ông Lê Đình Cường, Tổng thư ký PayTV cho biết, hiện nay, đối với các kênh chương trình truyền hình trong nước, phim, chương trình theo yêu cầu, kênh chương trình nước ngoài, việc đăng ký, cung cấp, biên dịch, biên tập phải tuân theo quy định tại Nghị định 06/2016/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình. Trong khi đó, các đơn vị OTT nước ngoài lại chưa được định vị rõ là họ thuộc đối tượng điều chỉnh của nghị định này, chưa quy định rõ ràng việc chương trình, phim do các đơn vị này cung cấp buộc phải có giấy phép phổ biến phim, video, clip và cũng chưa có quy định về biên tập nội dung. Điều này tạo ra kẽ hở để lọt những sản phẩm độc hại, xuyên tạc, vi phạm pháp luật Việt Nam và tạo ra tình trạng “bảo hộ ngược” cho doanh nghiệp nước ngoài, khiến doanh nghiệp trong nước rơi vào cuộc cạnh tranh không công bằng.

Theo ông Nguyễn Trọng Dần, Giám đốc MyTV, dịch vụ OTT xuyên biên giới bùng nổ đã “nuốt gọn” 30% thị phần của MyTV. Các tổ chức OTT nội địa còn bị các “ông lớn” nước ngoài chèn ép về giá. Giá truyền hình trả tiền đang ngày càng giảm, với mức bình quân hơn 40.000 đồng/thuê bao/tháng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thị trường truyền hình trả tiền. Trong khi đó, chi phí sản xuất và mua bản quyền ngày càng lớn, tình trạng vi phạm bản quyền chưa được giải quyết..., nên nội dung OTT nội địa không đủ lực để cạnh tranh với các nền tảng mang tính toàn cầu.

Đại diện Viettel cho biết, các OTT có giấy phép trong nước phải trả phí cao để tiếp sóng nguyên vẹn nội dung này từ các đơn vị sản xuất nội dung nội bộ. Điều này khiến các OTT trong nước khó phát triển, vì vừa phải trả chi phí đầu tư nội dung cao, vừa bị kiểm duyệt chặt chẽ, nên làm phát sinh bộ máy lớn để tiền kiểm nội dung và nộp các khoản lệ phí hoạt động.

Ông Lương Quốc Huy, Phó giám đốc SCTV đề xuất, cần quy định, các đơn vị nước ngoài cung cấp dịch vụ OTT trực tuyến xuyên biên giới phải thực hiện thủ tục về đăng ký cấp phép hoạt động. Tất cả các nội dung trước khi cung cấp tại Việt Nam phải thông qua khâu biên tập, biên dịch, kiểm duyệt đúng theo quy định của Luật Báo chí, Luật Điện ảnh, nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ về nội dung chương trình truyền hình, phim ảnh…

“Chúng ta phải có sự hỗ trợ của Nhà nước về chủ trương, biện pháp, đặc biệt là các chế tài quản lý để hỗ trợ bình đẳng cho các đơn vị dịch vụ truyền hình trong nước. Chúng ta cũng cần ngăn chặn những vi phạm của các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình nước ngoài vào Việt Nam. Trước sai phạm của OTT xuyên biên giới, PayTV đã đề xuất tạm thời chưa cấp phép cho các đơn vị nước ngoài”, ông Cường cho biết.

Trong khi đó, ông Võ Thanh Hải, Giám đốc Viettel Media lại nhìn nhận, đây cũng sẽ là cơ hội trong thời gian tới. Truyền hình OTT sẽ có cơ hội khi nhu cầu bản quyền đối với nội dung Việt rất lớn và các OTT nước ngoài sẵn sàng trả giá tốt, để lấy được những sản phẩm chất lượng.

“Tôi nghĩ, khoảng 1 - 2 năm nữa, các OTT nước ngoài sẽ bỏ tiền đầu tư sản xuất phim Việt tại Việt Nam, giống như đã làm tại các thị trường đi trước như Hàn Quốc, Trung Quốc… Viettel Media có thể sẽ bán một số nội dung cho OTT ngoại và họ cũng đang có kế hoạch cho những việc như vậy. Đó là cơ hội cho ngành sản xuất”, ông Hải chia sẻ.

Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, đơn vị này đã trình Chính phủ Dự thảo sửa đổi Nghị định 06/2016/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình để quản lý các nền tảng xuyên biên giới. Theo đó, Nghị định được sửa đổi theo tinh thần là phải áp dụng tiền kiểm với các OTT nước ngoài, như quy định của Luật Điện ảnh hiện hành, thông qua các đài truyền hình của Việt Nam hay cơ quan báo chí Việt Nam.

theo Báo Đầu tư

Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
21/03/2024 137  Lượt xem
BÁO CÁO ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ PHÁT SÓNG CÁC KÊNH NỔI BẬT QUỐC GIA
Chi tiết
19/01/2024 194  Lượt xem
Năm 2023, kinh tế Việt Nam mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng, triển khai thực hiện quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực, quy mô nền kinh tế đạt xấp xỉ 10,3 triệu tỷ đồng tương đương 430 tỷ đô la Mỹ, tăng trưởng GRDP so với năm 2022 đạt gần 5,05%.
Chi tiết
26/12/2023 180  Lượt xem
VIETNAM-TAM đăng tải BÁO CÁO ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ PHÁT SÓNG CÁC KÊNH NỔI BẬT QUỐC GIA trên website vietnamtam.vn định kỳ theo tuần và tháng. Các báo cáo nhằm cung cấp chỉ số đo lường cơ bản về hiệu quả phát sóng và khán giả tại các khu vực đo lường của VIETNAM-TAM đối với các kênh truyền hình nổi bật quốc gia. VIETNAM-TAM hy vọng sẽ nhận được những ý kiến phản hồi và góp ý.
Chi tiết
29/11/2023 198  Lượt xem
BÁO CÁO HIỆU QUẢ PHÁT SÓNG NHÓM KÊNH NỔI BẬT TUẦN 20-26/11/2023
Chi tiết
15/11/2023 128  Lượt xem
Từ tháng 11/2023, VIETNAM-TAM đăng tải BÁO CÁO ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ PHÁT SÓNG CÁC KÊNH NỔI BẬT QUỐC GIA
Chi tiết
28/08/2023 119  Lượt xem
Để viết tiếp câu chuyện của mình, thế hệ hôm nay luôn nhớ và giữ lấy những tư tưởng, giá trị cốt lõi ban đầu mà các thế hệ đi trước đã dựng xây nên, đồng thời mở ra không gian phát triển mới.
Chi tiết
23/08/2023 97  Lượt xem
Chính phủ vừa ban hành quy định mới về việc cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
Chi tiết
18/07/2023 143  Lượt xem
Hơn 200 phóng viên, biên tập viên tham gia “Hội thảo về công tác chuyển đổi số cho các Đài phát thanh, truyền hình” do Dự án “Phát triển báo chí Việt Nam” tổ chức.
Chi tiết
06/07/2023 175  Lượt xem
Tại họp báo thường kỳ diễn ra chiều 5/7, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố việc ban hành 2 Thông tư về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.
Chi tiết
03/07/2023 106  Lượt xem
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số số vô tuyến điện có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023. Riêng quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên của Luật này có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Chi tiết
18/04/2023 183  Lượt xem
Bộ TT&TT vừa có yêu cầu các nhà mạng rà soát hoạt động hợp tác, cho thuê dịch vụ với 6 doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền xuyên biên giới vào Việt Nam để đảm bảo không vi phạm các quy định.
Chi tiết
02/03/2023 229  Lượt xem
Chính phủ nhận định, việc sửa đổi Luật Viễn thông năm 2009 là cần thiết và nhằm cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phát triển hạ tầng thông tin, bảo đảm an ninh quốc gia, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia.
Chi tiết
28/02/2023 213  Lượt xem
Các doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất, phân phối TV thông minh được Bộ TT&TT yêu cầu rà soát tính pháp lý của những ứng dụng xem truyền hình đang cài sẵn trên trang chủ màn hình sản phẩm hoặc tích hợp thành phím bấm trên điều khiển.
Chi tiết
02/10/2022 339  Lượt xem
Chính phủ ban hành Nghị định số 71/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.
Chi tiết
22/05/2022 520  Lượt xem
Theo Đề án Bộ TT&TT vừa phê duyệt, bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của bộ, tỉnh và quốc gia đã được cập nhật, bám sát chương trình chuyển đổi số quốc gia và các chiến lược phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Chi tiết
16/01/2022 725  Lượt xem
Kênh truyền hình FBNC của Đài HTV và kênh BTV10-NCM của Đài PTTH Bình Dương dừng phát sóng từ tháng 1/2022.
Chi tiết
09/09/2021 568  Lượt xem
14 kênh truyền hình nước ngoài sẽ dừng phát sóng trên dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam từ 1/10. Cơ quan quản lý yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có kế hoạch thông báo kịp thời để đảm bảo quyền lợi của thuê bao.
Chi tiết
01/09/2021 538  Lượt xem
Bộ TT&TT đề nghị địa phương cho phép lực lượng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình được phép di chuyển trong địa bàn tỉnh, thành phố để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo dịch vụ ổn định, liên tục.
Chi tiết
28/06/2021 657  Lượt xem
Để đáp ứng yêu cầu kết nối vô tuyến theo xu hướng phát triển công nghệ và nhu cầu sử dụng cũng như định hướng sản xuất, kinh doanh thiết bị VTĐ tại Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông đã nghiên cứu, xây dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 18/2018/TT-BTTTT và thông tư 46/2016/TT-BTTTT.
Chi tiết
12/01/2021 713  Lượt xem
Truyền hình tương tự được thay thế bằng số hóa truyền hình, tốt hơn về chất lượng, hình ảnh, nhiều kênh hơn, vùng phủ lớn hơn và phục vụ người dân tốt hơn.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.