024.3225.2096

Trạm thu phát sóng trên đất công lại “nóng” trên bàn nghị sự

Hội nghị giao ban trực tuyến giữa Cục Viễn thông với Sở TT&TT đã đề cập đến các vấn đề “nóng” cần giải quyết như dùng chung hạ tầng và đặt trạm thu phát sóng trên đất công.

 
Trạm thu phát sóng trên đất công lại “nóng” trên bàn nghị sự
Hội nghị giao ban trực tuyến giữa Cục Viễn thông với Sở TT&TT đã đề cập đến các vấn đề “nóng” cần giải quyết như dùng chung hạ tầng, đặt trạm thu phát sóng trên đất công...


Ngày 30/9, Cục Viễn thông đã tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến với các Sở TT&TT tỉnh, thành khu vực phía miền Trung và miền Nam. Đây là diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay của các Sở TT&TT, bàn bạc tìm kiếm giải pháp cùng nhau phối hợp xử lý các vấn đề về quản lý nhà nước trên địa bàn.
 

Đại diện một số Sở TT&TT đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc thúc đẩy phát triển hạ tầng viễn thông thụ động và dùng chung cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, các Sở TT&TT cũng phản ánh nhiều khó khăn như các trạm thu phát sóng nằm trên đất công, quy hoạch hạ tầng viễn thông, sử dụng Quỹ Viễn thông công ích…
 

Sẽ giải bài toán trạm thu phát sóng trên đất công
 

Đại diện Trung tâm Đo lường chất lượng Viễn thông cho biết, trước đây do gặp một số vướng mắc về cơ chế nên công tác kiểm định các trạm thu phát sóng bị chậm và tồn đọng. Nhưng đến thời điểm này, trung tâm đã tiến hành kiểm định hết 7.760 hồ sơ tồn đọng. Vì vậy, các Sở TT&TT có thể thanh kiểm tra những trạm thu phát sóng của doanh nghiệp ở địa phương.
 

Đối với việc kiểm định trạm phát sóng của các đài phát thanh truyền hình, phía Trung tâm Đo lường chất lượng Viễn thông cho hay, quy trình kiểm định đài phát thanh truyền hình đã được Bộ TT&TT ban hành tại Thông tư số 08, có hiệu lực từ ngày 13/4/2020 và trong thời gian tới Cục Viễn thông chưa tiến hành kiểm định ngay những đài phát thanh truyền hình có công suất lớn hơn 150W. Tuy nhiên, Cục Viễn thông cũng cần phối hợp của các Sở TT&TT để đưa hoạt động này đi vào nề nếp.
 

Theo Phòng Hạ tầng kết nối của Cục Viễn thông, đến giờ đã có 53 tỉnh thành ban hành quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động, nhưng một số địa phương gặp vướng mắc khi triển khai và muốn điều chỉnh. Theo quy định mới của Luật Quy hoạch có hiệu lực từ 1/1/2019 thì quy hoạch của tỉnh sẽ được ban hành dựa theo các quy hoạch cấp trên, quy hoạch cấp quốc gia và quy hoạch chuyên ngành của các bộ, ngành. Bộ TT&TT đang xây dựng quy hoạch phát triển của ngành, tuy nhiên, các địa phương có thể được điều chỉnh bổ sung cho đến khi quy hoạch mới của tỉnh được phê duyệt. Nghĩa là 53 tỉnh thành đã ban hành quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động sẽ được điều chỉnh bổ sung nội dung cho đến khi quy hoạch mới của tỉnh ban hành. Đối với các tỉnh chưa ban hành quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động thì buộc phải đợi đến khi có quy hoạch mới của tỉnh - khi đó không gọi là quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động mà chuyển thành phương án phát triển hạ tầng viễn thông thụ động trong quy hoạch.
 

Về vấn đề các trạm thu phát sóng trên đất công, đại diện Phòng Hạ tầng kết nối cho hay, hiện có 7.800 trạm đặt trên tài sản công, trong đó 52% đặt trên đơn vị hành chính như UBND các cấp, còn lại 48% là đặt trên đất của đơn vị sự nghiệp công như trường học, bệnh viện. Hiện không có quy định rõ ràng về việc cho đặt trạm BTS trên tài sản công. Vì vậy, một số địa phương sau khi thanh tra đã yêu cầu các doanh nghiệp di dời trạm thu phát sóng ra khỏi vị trí đất công. Theo tính toán thì việc di dời trạm BTS ra khỏi tài sản công sẽ tốn kém khoảng 2.800 tỉ đồng, chưa kể khó khăn không tìm được vị trí thuê mới. Thậm chí, một số nơi có công trình trọng yếu, các trụ sở hành chính công lớn sẽ không có sóng di động để đảm bảo chất lượng dịch vụ. Bộ TT&TT đã có tờ trình báo cáo Chính phủ, các bộ ngành về vướng mắc này để có hướng xử lý. Nhìn chung, quan điểm của các bộ ngành ủng hộ cho lắp đặt trạm thu phát sóng trên tài sản công. Văn phòng Chính phủ đã tổng hợp ý kiến và yêu cầu Bộ TT&TT giải trình, tiếp thu ý kiến của các bộ ngành và sẽ báo cáo với Chính phủ trong phiên họp thường kỳ tháng 9 tới đây.
 

Thúc đẩy dùng chung hạ tầng thụ động
 

Theo đại diện Phòng Hạ tầng kết nối, Bộ TT&TT đã ra chỉ thị để thúc đẩy việc sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động. Nhưng ở một số nơi vẫn diễn ra tình trạng giá cho thuê hạ tầng viễn thông không dựa trên giá thành đầu tư hay không đăng ký giá thuê. Bên cạnh đó, còn có tình trạng độc quyền tuyến cáp trong tòa nhà và khách hàng bắt buộc phải sử dụng dịch vụ của một nhà cung cấp với giá cao.
 

Trạm thu phát sóng trên đất công lại “nóng” trên bàn nghị sự
Cục Viễn thông đề nghị các Sở TT&TT tăng cường trao đổi thông tin với Cục cũng như nêu ra những khó khăn hay đề nghị hỗ trợ về chuyên môn để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước ở địa phương.


Vì vậy, Cục Viễn thông đề nghị các Sở TT&TT địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tránh việc lợi dụng độc quyền hạ tầng để nâng giá, cạnh tranh không lành mạnh, đồng thời giải quyết kịp thời tranh chấp giữa các doanh nghiệp.


Đại diện Cục Viễn thông cho biết, để thúc đẩy dùng chung hạ tầng viễn thông, hàng quý Cục sẽ họp với các doanh nghiệp viễn thông để trao đổi hạ tầng mang tính tự nguyện. Các địa phương cũng có thể tham khảo bài học ngầm hóa hạ tầng viễn thông của Thừa Thiên Huế và Hà Nội, thể hiện quyết tâm của chính quyền địa phương khi đưa ra thời hạn cho các doanh nghiệp để ngầm hóa nếu không sẽ bị cắt cáp và mất khách hàng.


Ông Giang Văn Thắng, Trưởng Phòng Hạ tầng kết nối chia sẻ, gần đây Cục Viễn thông cũng nhận được phản ánh về việc doanh nghiệp không bảo trì, bảo dưỡng các trạm phát sóng, gây nguy hiểm khi mùa mưa bão. Ông Thắng khẳng định, nhà mạng và doanh nghiệp xã hội hóa phải có trách nhiệm bảo trì, bảo dưỡng cột thu phát sóng. Các cột ăng ten đã có quy định về thiết kế, trạm thu phát sóng dùng chung cũng phải đảm bảo yêu cầu về an toàn.


Trả lời kiến nghị của các Sở TT&TT liên quan đến Quỹ Viễn thông công ích, ông Lê Doãn Danh, Phó Giám đốc Ban Quản lý Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích cho biết, đang triển khai chương trình viễn thông công ích, trong chương trình viễn thông công ích 2016 - 2021 đã có 13 dự án liên quan đến hạ tầng. Các sở đề xuất thúc đẩy hỗ trợ cáp quang ra đảo, hỗ trợ thông tin liên lạc cho tàu cá sẽ tập hợp báo cáo đề xuất vào chương trình. Tuy nhiên, việc hỗ trợ cáp quang ra đảo sẽ phải tính toán phù hợp kinh phí chương trình. Theo kế hoạch quý 3/2020, Quỹ sẽ hoàn thiện chương trình viễn thông công ích 2021 - 2025 và gửi xin ý kiến của các Sở TT&TT. Thông tin thêm về chương trình Viễn thông công ích, Cục Viễn thông cho hay, Việt Nam hiện có 8.000 thôn, bản trắng Internet, vì vậy sắp tới phải xóa trắng Internet ở những điểm đó.


Cũng tại hội nghị này, đại diện Cục Viễn thông đề nghị các Sở TT&TT tăng cường trao đổi thông tin với Cục cũng như nêu ra những khó khăn hay đề nghị hỗ trợ về chuyên môn để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước ở địa phương.


theo ICTNews


Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
25/07/2024 7  Lượt xem
Dùng thiết bị điện tử thông minh để thời gian sử dụng lâu hơn, góp phần bảo vệ môi trường.
Chi tiết
23/07/2024 20  Lượt xem
Sự cố công nghệ toàn cầu xảy ra khi một bản cập nhật phần mềm từ CrowdStrike khiến nhiều hệ thống máy tính sụp đổ, làm lộ rõ sự mong manh của nền kinh tế số.
Chi tiết
22/07/2024 25  Lượt xem
Giải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam (VCA) được trao cho các tổ chức/cá nhân có sản phẩm nội dung số xuất sắc, lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp.
Chi tiết
18/07/2024 48  Lượt xem
Theo Cục An toàn thông tin, người dân hết sức cẩn trọng khi quét mã QR, cần xác minh kỹ thông tin giao dịch trước khi thực hiện các bước chuyển tiền trực tuyến.
Chi tiết
16/07/2024 59  Lượt xem
Ngày 15/7, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố danh sách các nền tảng số quốc gia do các Bộ, ngành triển khai trên toàn quốc để địa phương khai thác, tránh trùng lặp.
Chi tiết
15/07/2024 57  Lượt xem
Vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam - LOTUSat-1 đã hoàn thành công tác thiết kế, chế tạo, dự kiến có thể phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2025.
Chi tiết
08/07/2024 112  Lượt xem
Dẫn đầu về độ "nóng" là các tin tức liên quan tới "EURO 2024", "Giá vàng", "tỷ giá USD". "ChatGPT" và "Scratch" là các ứng dụng công nghệ được quan tâm hàng đầu.
Chi tiết
04/07/2024 84  Lượt xem
Các ngân hàng không trực tiếp liên hệ với khách hàng để hướng dẫn thu thập sinh trắc học, vì vậy, người dùng tuyệt đối không cung cấp mã OTP, mật khẩu... cho bất kỳ ai.
Chi tiết
03/07/2024 91  Lượt xem
Hội nghị Trí tuệ nhân tạo thế giới 2024 và Hội nghị cấp cao về Quản trị AI là hội nghị có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo toàn cầu và đã được tổ chức thành công 6 lần trước đó tại Thượng Hải…
Chi tiết
28/06/2024 78  Lượt xem
Các chuyên gia bảo mật mới đây đã phát hiện một số ứng dụng có chứa mã độc Medusa trên các kho ứng dụng của bên thứ ba.
Chi tiết
26/06/2024 125  Lượt xem
Trong tuần từ ngày 17/6 đến ngày 23/6, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) tiếp tục đưa ra những khuyến cáo với người dùng cần nâng cao cảnh giác hơn nữa trước sự xuất hiện của nhiều thủ đoạn lừa đảo mới trên mạng xã hội bên cạnh các chiêu thức cũ...
Chi tiết
24/06/2024 224  Lượt xem
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã phát hiện các hành vi tấn công trái phép của nhóm tin tặc nhằm vào một số tổ chức tại Việt Nam.
Chi tiết
17/06/2024 116  Lượt xem
Thị trường sáng tạo nội dung số tại Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh, đòi hỏi một nguồn nhân lực dồi dào
Chi tiết
13/06/2024 68  Lượt xem
Hàng nghìn cuộc gọi tấn công bằng website giả mạo có sử dụng bot OTP đã bị ngăn chặn, nhưng đó chỉ là "bề nổi" của một chiêu trò lừa đảo mới gần đây.
Chi tiết
12/06/2024 93  Lượt xem
CEO của Nokia, ông Pekka Lundmark, đã thực hiện cuộc gọi điện thoại đầu tiên có âm thanh sống động nhờ công nghệ 3D thay vì đơn âm như hiện nay thông qua mạng 5G.
Chi tiết
03/06/2024 106  Lượt xem
Thử nghiệm các công cụ AI đem đến sự thích thú cho nhiều người. Tuy nhiên, có những nguy cơ phía sau mà không phải ai cũng lường hết hậu quả.
Chi tiết
28/05/2024 50  Lượt xem
Làn sóng đầu tư vào AI được dự báo sẽ còn tăng mạnh hơn nữa trong các năm tới, khi AI đã chứng minh là động lực tăng trưởng chủ lực của các công ty công nghệ.
Chi tiết
23/05/2024 87  Lượt xem
Khi mới ra mắt vào năm 2016, TikTok - nền tảng chia sẻ video ngắn thuộc sở hữu của Tập đoàn ByteDance (Trung Quốc) - cho phép người dùng đăng tải video có độ dài tối đa 15 giây.
Chi tiết
22/05/2024 81  Lượt xem
Amazon Global Selling vừa công bố các xu hướng TMĐT xuyên biên giới nổi bật, định hình nền kinh tế xuất khẩu trực tuyến Việt Nam.
Chi tiết
20/05/2024 78  Lượt xem
Với bản cập nhật hệ điều hành iOS 18, người dùng sẽ có thêm tính năng Eye Tracking, cho phép điều khiển iPhone và iPad chỉ bằng ánh mắt mà không cần chạm trực tiếp.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.