024.3225.2096

Thủ Đô Multimedia phát triển thành công giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số trên Internet


Trong lúc nạn vi phạm bản quyền đang làm đau đầu các nhà sản xuất nội dung số, nhất là các hãng truyền hình như VTV, VTC và các đơn vị sản xuất nội dung khác, thì một doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam công bố đã phát triển thành công giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số trên môi trường mạng.
 
Công ty  Thủ Đô Multimedia  đã nghiên cứu và phát triển thành công giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số trên môi trường mạng, bằng cách kết hợp DRM (giải pháp mã hóa nội dung số) và Finger Print Online (giải pháp phát hiện nguồn phát tán nội dung). Hiện tại,  Thủ Đô Multimedia là doanh nghiệp Việt duy nhất phát triển thành công giải pháp DRM+Finger Print Online,  các giải pháp này được phát triển hoàn thiện theo đúng chuẩn bảo mật quốc tế.
 
Ông Nguyễn Ngọc Hân, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Truyền thông đa phương tiện Thủ Đô (Thủ Đô Multimedia) cho biết, đội ngũ kỹ sư của Thủ Đô Multimedia đã nghiên cứu và phát triển thành công giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số trên môi trường mạng, bằng cách kết hợp DRM (giải pháp mã hóa nội dung số) và Finger Print Online (giải pháp phát hiện nguồn phát tán nội dung).
 
Ông Hân cũng cho biết, tính đến thời điểm hiện tại Thủ Đô Multimedia là doanh nghiệp duy nhất phát triển thành công giải pháp DRM+Finger Print Online, các giải pháp này hoàn toàn do Thủ Đô Multimedia làm chủ công nghệ và được phát triển hoàn thiện theo đúng chuẩn bảo mật quốc tế.
 
Để bảo vệ bản quyền nội dung, hiện nay các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình của Việt Nam đang áp dụng giải pháp bảo mật DRM của nước ngoài. Hạn chế của việc dùng các giải pháp bảo mật của nước ngoài là chi phí khá đắt đỏ, việc triển khai kết nối để lấy mã bảo mật từ máy chủ của nước ngoài khá phức tạp. Hơn thế nữa, nếu các đối tượng thực hiện quay phát trực tiếp từ màn hình TV để phát lại thì hầu như không có biện pháp nào ngăn chặn kịp thời.
 
Bằng việc sử dụng giải pháp DRM trong nước, ngoài nhiệm vụ chính là mã hóa các nội dung số để ngăn chặn việc sử dụng trái phép luồng nội dung,các đơn vị cần bảo mật bảo mật nội dung cũng hoàn toàn kiểm soát và chủ động việc triển khai (có thể cài đặt trực tiếp trên máy chủ tại các trung tâm dữ liệu nội bộ), nhanh chóng hỗ trợ khi xảy ra sự cố cũng như nâng cấp hệ thống.
 
Đối với giải pháp Finger Print Online, dựa trên việc xác thực mỗi thiết bị đầu cuối được gắn với 1 tài khoản người dùng tạo thành một ID duy nhất, do đó vào các thời điểm khác nhau, hệ thống sẽ định kỳ gửi tương ứng các một chuỗi ký tự mã hóa lên một vị trí ngẫu nhiên ở màn hình đang xem. Việc gửi lên vị trí ngẫu nhiên ở màn hình và khó quan sát khiến các tổ chức phát tán lậu sẽ không thể dùng các biện pháp thông thường như che logo để trốn tránh việc phát hiện. Trong trường hợp phát hiện ra một nguồn tín hiệu bị thu phát lại và phát tán lậu. Hệ thống kỹ thuật chỉ cần dùng một ứng dụng nội bộ để quét và nhận chuỗi ký tự mã hóa, đồng thời kiểm tra được đích xác chuỗi ký tự mã hóa đó là do ID của khách hàng nào đang phát tán, từ đó thực hiện biện pháp khóa luồng không cung cấp cho khách hàng đang phát tán nội dung là việc phát được ngăn chặn tức thì.
 
Giải pháp hiện nay cũng đã hỗ trợ được hầu hết các nền tảng cho truyền hình OTT và báo điện tử bao gồm: Trình duyệt, Smart TV, Smart Box (TV Box, Android Box) và Ứng dụng trên Smart Phone (iOS, Android). Ưu điểm nổi bật trong hỗ trợ trình duyệt đó là giải pháp hoàn toàn thân thiện với người dùng, khách hàng chỉ việc mở trình duyệt và xem các nội dung mà không bị yêu cầu cài thêm bất cứ một modul bảo mật mở rộng nào. Với mảng Smart TV, giải pháp bảo vệ bản quyền cũng hoạt động tốt trên các dòng TV của Samsung, LG, Sony, Panasonic,Asanzo…
 
Với giải pháp bảo vệ nội dung truyền hình bằng kết hợp DRM và Finger Print Online của Thủ Đô Multimedia về cơ bản đã ngăn chặn được vấn đề vi phạm bản quyền nội dung thông qua việc lấy luồng tín hiệu cũng như quay phát từ màn hình. Việc này cũng giúp cho các đài truyền hình an tâm hơn khi đối tượng vi phạm không thể chèn bất cứ nội dung (ví dụ âm thanh bình luận bóng đá) hoặc can thiệp vào nội dung đang phát, cũng như khi phát hiện nội dung bị can thiệp, cũng có thể tức thời thực hiện việc khóa luồng cũng như nắm bắt chính xác khách hàng nào đang vi phạm việc sử dụng nội dung bản quyền.
 
Ví dụ, một chương trình của VTV bị phát lậu trực tiếp trên YouTube chẳng hạn, nếu nội dung bị vi phạm bằng cách lấy luồng tín hiệu, do luồng nội dung này bị mã hóa, nên sẽ không thể giải mã được thành tín hiệu để cung cấp lên YouTube. Đối với trường hợp đối tượng vi phạm bản quyền bằng cách thu thẳng tín hiệu từ màn hình tivi chẳng hạn, mang phát sang một nền tảng khác, thì giải pháp Finger Print Online của Thủ Đô Multimedia có thể quét được ID của thiết bị đang phát lậu và tự động xóa tín hiệu đó đi.
 
Giải pháp DRM do Thủ Đô Multimedia phù hợp áp dụng để chống vi phạm bản quyền với những đài truyền hình và các đơn vị báo chí phát triển nội dung theo xu hướng Multimedia, các công ty phân phối nội dung số.
 
Tính đến nay, giải pháp DRM đã được triển khai trên ứng dụng STV Play (của công ty SCTVDigital), giải pháp đang chạy tốt trên các loại SmartTV của Samsung, LG, Sony, Asanzo và UBCTV, trên mobile ở cả hai hệ điều hành Android và iOS.
 
Ngoài ứng dụng cho bảo vệ bản quyền nội dung cho kênh truyền hình và VOD, giải pháp DRM hiện nay, còn được ứng dụng trong việc bảo vệ bản quyền cho sách điện tử, bảo mật các nội dung thư điện tử nhằm chống chia sẻ hoặc đọc bởi người thứ 3 hay chống sửa chữa nội dung công văn điện tử.
 
Việc một doanh nghiệp Việt Nam làm chủ giải pháp chống vi phạm bản quyền với chi phí thấp, dễ dàng triển khai sẽ giúp ngành truyền hình và nội dung số Việt Nam bảo vệ được nội dung mà các đơn vị này sáng tạo ra. Tình trạng vi phạm bản quyền, nhất là bản quyền truyền hình trên Internet ngày càng nhức nhối và kéo dài từ nhiều năm nay. Trong thời gian qua, ICTnews đã liên tục có bài phản ánh về tình trạng vi phạm bản quyền trên Internet, mạng xã hội. Trước xu thế xem các nội dung thể thao, phim, giải trí qua Internet và mạng xã hội ngày càng tăng thì những thách thức của hành vi xâm phạm bản quyền là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất nội dung.
 
Tại Hội nghị Giao ban quản lý nhà nước của Bộ TT&TT ngày 6/3/2019, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã chỉ đạo các đơn vị của Bộ phải tiếp tục rà soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm bản quyền truyền hình trên môi trường Internet.

(Theo ICTnews)
Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
01/04/2025 37  Lượt xem
Nvidia cho biết, với nền tảng chip trí tuệ nhân tạo tiếp theo của mình, AI sẽ vượt ra khỏi khuôn khổ các chatbot để tiến xa hơn vào cuộc sống thực.
Chi tiết
31/03/2025 23  Lượt xem
Cuộc đua kiểm soát ngành bán dẫn đang trở thành chìa khóa quyền lực trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo.
Chi tiết
27/03/2025 20  Lượt xem
Nhiều người dùng thường có thói quen tìm kiếm các công cụ chuyển đổi file hoặc tải video miễn phí trên Google. Đây là thói quen
Chi tiết
25/03/2025 24  Lượt xem
Một tờ báo đã cho ra phiên bản sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho hầu hết mọi công đoạn, từ tạo các bài viết, tiêu đề, trích dẫn cho đến tinh chỉnh nội dung.
Chi tiết
20/03/2025 30  Lượt xem
Các công ty công nghệ của Trung Quốc đang tăng cường phát triển các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) để cạnh tranh với những đối thủ khác trên toàn cầu.
Chi tiết
19/03/2025 41  Lượt xem
Google Assistant sẽ sớm biến mất khỏi hầu hết các thiết bị di động, nhường chỗ cho Gemini – trợ lý AI mới mạnh mẽ hơn.
Chi tiết
18/03/2025 35  Lượt xem
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vừa phát đi cảnh báo về sự gia tăng của mã độc tống tiền (ransomware) từ nhóm Medusa, đe dọa người dùng Gmail, Outlook và VPN.
Chi tiết
17/03/2025 22  Lượt xem
Mới đây, Microsoft đã phát hiện một chiến dịch tấn công giả mạo (phishing) trang web du lịch trực tuyến để đánh cắp thông tin đăng nhập trên hệ thống bị xâm nhập.
Chi tiết
12/03/2025 40  Lượt xem
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 56/TB-VPCP ngày 23/02/2025 kết luận Phiên họp tổng kết hoạt động Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Chi tiết
10/03/2025 45  Lượt xem
Trí tuệ nhân tạo (AI) không ngừng phát triển theo thời gian và dần trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại.
Chi tiết
03/03/2025 31  Lượt xem
Nhiều ứng dụng độc hại được thiết kế để hỗ trợ các hoạt động cho vay nặng lãi, tống tiền và cưỡng đoạt tài sản, thường ngụy trang thành các ứng dụng tài chính hợp pháp.
Chi tiết
27/02/2025 52  Lượt xem
Trong bối cảnh chuyển đổi số toàn cầu, việc áp dụng công nghệ vào quản trị nhân sự là xu hướng tất yếu giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành để tăng trưởng bền vững.
Chi tiết
27/02/2025 58  Lượt xem
Ngày 27/2, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) công bố chương trình Top 10 & Bản đồ Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2025 với nhiều đổi mới quan trọng.
Chi tiết
25/02/2025 32  Lượt xem
Hiện tại, Bybit đang tìm hiểu nguyên nhân vụ tấn công, đồng thời tìm cách đảm bảo thanh khoản và bảo vệ tài sản của khách hàng.
Chi tiết
25/02/2025 37  Lượt xem
Các đối tượng có những kịch bản lừa đảo rõ ràng, bài bản, chuyên nghiệp kết hợp nhiều hình thức, công nghệ cao để lừa đảo trực tuyến.
Chi tiết
24/02/2025 49  Lượt xem
Sàn giao dịch tiền điện tử Bybit đang kêu gọi các chuyên gia an ninh mạng hỗ trợ truy vết kẻ tấn công sau khi số tiền lớn bị đánh cắp.
Chi tiết
20/02/2025 54  Lượt xem
Trong dịp đầu năm, nhu cầu du lịch tăng cao, tạo điều kiện cho các đối tượng lừa đảo giả mạo fanpage khách sạn, khu nghỉ dưỡng để chiếm đoạt tiền đặt cọc của du khách. Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần kiểm tra kỹ thông tin trước khi đặt phòng và không chuyển tiền khi chưa xác minh được độ uy tín của đối tượng.
Chi tiết
17/02/2025 52  Lượt xem
Google đã công bố 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến mà nhiều người Việt thường xuyên mắc phải, kèm theo đó là những lời khuyên giúp sử dụng Internet an toàn hơn.
Chi tiết
11/02/2025 71  Lượt xem
Sự phát triển của các mô hình trí tuệ nhân tạo mã nguồn mở được chia sẻ công khai dẫn đến những lo ngại AI bị lợi dụng.
Chi tiết
06/02/2025 58  Lượt xem
Google vừa cho biết, mô hình AI mạnh nhất của công ty Gemini đã chính thức được giới thiệu tới tất cả người dùng.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.