Buổi điều trần ngày thứ hai của CEO Mark Zuckerberg trước Quốc hội đã được diễn ra tối qua. Khác với ngày đầu tiên, sự thật về việc Facebook kiếm tiền trên dữ liệu người dùng qua việc bán cho các nhà quảng cáo đã được hé lộ.
Tối hôm qua 11/04 theo giờ Việt Nam, buổi điều trần kéo dài suốt 2 tiếng trong ngày thứ hai của CEO Mark Zuckerberg trước Quốc hội đã được diễn ra.
Nếu như trong ngày đầu tiên CEO chỉ nhắc lại những lời xin lỗi trước đây và úp mở những thông tin dữ liệu thì lần này rất nhiều sự thật quan trọng đã được hé lộ, đặc biệt là cách Facebook biến dữ liệu người dùng thành lợi nhuận riêng như thế nào. Đó là khi Thượng nghị sĩ John Cornyn hỏi về cách Facebook xử lý dữ liệu của người dùng cũ như thế nào. Câu trả lời của Mark là liên tục phủ nhận hành động tiếp tay cho các nhà quảng cáo nhưng lời nói của CEO đang dần mâu thuẫn và phản bội lại mình: "Có một sự hiểu nhầm phổ biến về Facebook là mọi người đều nghĩ chúng tôi bán dữ liệu cho các nhà quảng cáo. Chúng tôi không bán dữ liệu cho các nhà quảng cáo và không bán cho bất kỳ ai cả". Bởi vì trên thực tế, đúng là Facebook không cần bán dữ liệu cho các nhà quảng cáo để lấy tiền, mà chính các nhà quảng cáo đang làm việc cho công ty".
Đây là toàn bộ lời giải thích của Mark Zuckerberg với Thượng nghị sĩ Cornyn:
"Chúng tôi cho phép các nhà quảng cáo nói ra họ muốn tiếp cận đến ai và sau đó chúng tôi thực hiện việc này. Ví dụ như việc nếu một nhà quảng cáo đến với công ty và nói rằng: "Cửa hàng chúng tôi chuyên bán đồ trượt tuyết và sản phẩm muốn bán là ván trượt cho phụ nữ", Facebook sẽ giúp mọi người chia sẻ nội dung liên quan đến trượt tuyết hoặc kể cả họ nói rằng không quan tâm đến điều đó thì dữ liệu về việc đối tượng chia sẻ là phụ nữ cũng được lưu trữ lại. Sau đó, chúng tôi có thể hiển thị quảng cáo đến đúng đối tượng đã được nhắm đến và đưa lại cho các nhà quảng cáo".
Sau vụ bế bối từ báo cáo mà công ty dữ liệu Cambridge Analytica đưa ra, có ít nhất 87 triệu người bị sử dụng dữ liệu để tham gia vào bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, mà chưa có bất cứ sự đồng ý từ cá nhân nào. Những người dùng nói chung, người nổi tiếng, giám đốc công nghệ và các chính trị gia nói riêng đã công khai đặt câu hỏi về việc xử lý dữ liệu cá nhân của Facebook.
Cuối cùng thì Facebook cũng "gián tiếp" thừa nhận lỗi đã cho phép các bên thứ ba truy cập dữ liệu này một cách không phù hợp. Và cũng chính điều này dẫn đến các công ty như Cambridge Analytica sở hữu được thông tin người dùng ở ngay bước bán dữ liệu đầu tiên. Tuy đã cố che giấu những sơ hở trong thương vụ mua bán nhưng điều gì đến rồi cũng sẽ đến.
Facebook vẫn trực tiếp dựa vào dữ liệu người dùng để kiếm tiền - chỉ là bằng cách nào và giải thích "lấp liếm ra sao" mà thôi.
(Theo ICTnews)