024.3225.2096

Thách thức an ninh mạng mới đối với mô hình làm việc kết hợp

Báo cáo "Thách thức an ninh mạng mới đối với mô hình làm việc kết hợp" đã khảo sát 6.700 chuyên gia bảo mật từ 27 quốc gia, trong đó có 150 chuyên gia đến từ Việt Nam.


Hình minh họa
 

Nghiên cứu mới của Cisco chỉ ra rằng, trong bối cảnh mô hình làm việc kết hợp cho phép nhân viên làm việc từ mọi nơi và đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục cho doanh nghiệp, việc nhân viên sử dụng các thiết bị chưa đăng ký để truy cập các nền tảng công việc đang đặt ra thêm những thách thức bảo mật mới cho các tổ chức tại Việt Nam.


Báo cáo với tiêu đề "Vị trí của tôi, Thiết bị của tôi (My Location, My Device): Thách thức an ninh mạng mới đối với mô hình làm việc kết hợp" đã khảo sát 6.700 chuyên gia bảo mật từ 27 quốc gia, trong đó có 150 chuyên gia bảo mật đến từ Việt Nam. Báo cáo đã nêu bật mối quan tâm của các chuyên gia bảo mật xoay quanh việc sử dụng các thiết bị chưa đăng ký và mạng không bảo mật để truy cập các nền tảng công việc và những rủi ro liên quan đến các hành vi đó.


"Khi phương thức làm việc kết hợp đang dần trở thành tiêu chuẩn, các công ty đang trao quyền cho người lao động làm việc từ bất cứ nơi đâu. Mặc dù điều này mang lại nhiều lợi ích, song cũng mở ra những thách thức mới, đặc biệt là trên mặt trận an ninh mạng, vì giờ đây tin tặc có thể nhắm mục tiêu vào nhân viên, vượt khỏi phạm vi mạng doanh nghiệp truyền thống. Để mô hình làm việc kết hợp thực sự thành công trong dài hạn, các tổ chức cần bảo vệ doanh nghiệp của họ bằng khả năng phục hồi bảo mật. Điều này bao gồm thiết lập khả năng hiển thị mạng, người dùng, thiết bị đầu cuối và ứng dụng của họ nhằm thu thập những hiểu biết về hành vi truy cập, tận dụng những thông tin chi tiết này để phát hiện các mối đe dọa và khai thác thông tin tình báo về mối đe dọa để phản ứng chống lại chúng tại chỗ hoặc trên đám mây", ông Juan Huat Koo, Giám đốc An ninh mạng, Cisco khu vực ASEAN cho biết.


Hơn 96% người được hỏi tại Việt Nam cho biết người lao động đang sử dụng các thiết bị chưa đăng ký để đăng nhập vào các nền tảng công việc. Khoảng 72% nói rằng nhân viên của họ dành hơn 10% thời gian trong ngày để làm việc từ các thiết bị chưa đăng ký này.


Rủi ro liên quan đến việc sử dụng các thiết bị chưa đăng ký đã được các nhà lãnh đạo bảo mật nhận ra với 93% số người được hỏi ở Việt Nam cho biết việc đăng nhập từ xa để làm việc kết hợp đã làm tăng khả năng xảy ra sự cố an ninh mạng.


Kịch bản này còn trở nên phức tạp hơn khi nhân viên truy cập vào công việc từ nhiều mạng khác nhau, bao gồm mạng tại nhà, quán cà phê và thậm chí cả siêu thị. Khoảng 91% số người được hỏi tại Việt Nam cho biết nhân viên của họ sử dụng ít nhất hai mạng để đăng nhập vào công việc và 28% cho biết nhân viên sử dụng nhiều hơn năm mạng.


Việc sử dụng các thiết bị chưa đăng ký đang đặt ra thêm thách thức mới cho các chuyên gia bảo mật khi họ vẫn phải giải quyết các vấn đề phức tạp của các mối đe dọa hiện tại. Hơn 7 trong số 10 người được hỏi tại Việt Nam cho biết họ đã gặp sự cố an ninh mạng trong 12 tháng qua. Ba loại hình tấn công mà họ gặp phải nhiều nhất là phần mềm độc hại, rò rỉ dữ liệu và lừa đảo.


Trong số những đơn vị gặp phải sự cố, 73% cho biết họ đã bị thiệt hại ít nhất 100.000 USD và 34% cho biết họ tổn thất ít nhất 500.000 USD.


Báo cáo cũng tiết lộ đa số chuyên gia an ninh tại Việt Nam cho rằng các sự cố an ninh mạng có khả năng làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của họ trong 12-24 tháng tới. Mặt tích cực là họ đang chuẩn bị để bảo vệ mình khỏi các mối đe dọa bên trong và bên ngoài. Với những thách thức đã được nhận diện rõ ràng, chuyên gia an ninh mạng kỳ vọng tổ chức của họ sẽ tăng ngân sách an ninh mạng hơn 10% trong năm tới và hầu hết kỳ vọng sẽ nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT trong 12-24 tháng tới.


Bà Lương Thị Lệ Thủy, Tống Giám đốc Cisco Việt Nam chia sẻ: "Khi các kết nối giữa con người, thiết bị và dữ liệu tăng theo cấp số nhân trong thế giới làm việc kết hợp, điều quan trọng đối với các doanh nghiệp là chuyển từ bảo mật độc lập sang khả năng phục hồi bảo mật, xem xét khả năng phát hiện, phản hồi và khôi phục trên một nền tảng tích hợp duy nhất. Có thể ví an ninh bảo mật như một môn thể thao đồng đội. Các doanh nghiệp cần đào tạo lực lượng lao động về các phương pháp bảo mật tốt nhất, sau đó sử dụng công nghệ như tai mắt của mạng để giám sát, thực hiện hành động phù hợp ở những nơi quan trọng nhất và tự động hóa phản ứng đó để có thể trỗi dậy mạnh mẽ hơn trước các mối đe dọa".


theo VTV
Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
28/11/2023 5  Lượt xem
Luật viễn thông (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển các loại hình dịch vụ mới với mục tiêu đảm bảo an ninh chiến lược cho hạ tầng viễn thông.
Chi tiết
27/11/2023 15  Lượt xem
Từ việc tổng hợp thông tin về lừa đảo trực tuyến nổi bật trong tuần từ ngày 20/11 đến 26/11, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cũng đưa ra một số lưu ý với người dùng để tránh trở thành nạn nhân của đối tượng lừa đảo.
Chi tiết
22/11/2023 13  Lượt xem
Những cảnh báo về nguy cơ đối với an ninh quốc gia xuất phát từ hoạt động đấu giá dữ liệu quảng cáo trực tuyến đang được giới chức Mỹ và châu Âu chú ý.
Chi tiết
20/11/2023 20  Lượt xem
Mặc dù chatbot mang đến cho người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp nhiều cơ hội mới, nhưng chúng cũng đặt ra những thách thức hoàn toàn mới về vấn đề bảo đảm an ninh mạng.
Chi tiết
20/11/2023 6  Lượt xem
Ngày 16/11, nhóm nghiên cứu và phân tích toàn cầu của hãng bảo mật Kaspersky đã đưa ra những dự đoán về mục tiêu của các cuộc tấn công có chủ đích (APT) trong năm 2024.
Chi tiết
17/11/2023 15  Lượt xem
Trong năm 2023, nền tảng chia sẻ video ngắn TikTok đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các thương hiệu nhờ số lượng người dùng khổng lồ của mình.
Chi tiết
16/11/2023 13  Lượt xem
Công nghệ AI Tạo sinh được dùng để tạo ra cuốn truyện trẻ em ‘Maya và Thế giới bí mật của Agoda’ nhằm khơi dậy trí tưởng tượng, khuyến khích trẻ em khám phá thế giới.
Chi tiết
16/11/2023 18  Lượt xem
Hiệp hội Quốc tế lớn nhất về CNTT - ASOCIO vừa tổ chức vinh danh 52 đơn vị từ 9 quốc gia và vùng lãnh thổ của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Chi tiết
15/11/2023 15  Lượt xem
Những công dụng thú vị của camera iPhone có thể khiến bạn bất ngờ và thích thú.
Chi tiết
13/11/2023 21  Lượt xem
Có năm dấu hiệu cho biết bạn đang bị theo dõi thông qua điện thoại và có nhiều cách để bạn ngăn chặn điều đó.
Chi tiết
10/11/2023 11  Lượt xem
Các nhà nghiên cứu an ninh mạng cảnh báo về tình trạng gia tăng một công cụ nguy hiểm mới của tội phạm mạng – mã độc dịch vụ
Chi tiết
09/11/2023 11  Lượt xem
Theo khảo sát do Liên Hợp Quốc thực hiện, hơn 85% người dân lo ngại về tác động của thông tin sai sự thật trên mạng và 87% tin rằng nó gây tổn hại đến chính trị của đất nước.
Chi tiết
08/11/2023 15  Lượt xem
Tại buổi họp báo ngày 6/11, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đã đưa ra cảnh báo về một số tác động của tiêu cực của trí tuệ nhân tạo đến sự phát triển của trẻ em.
Chi tiết
07/11/2023 15  Lượt xem
Để đảm bảo thiết bị điện tử hoạt động trơn tru nhiều năm về sau, bạn nên thực hiện những thao tác này ngay sau khi mang chúng về nhà.
Chi tiết
03/11/2023 33  Lượt xem
"Tuyên bố Bletchley" do 28 quốc gia ký kết, được công bố ngay trong ngày đầu tiên của Hội nghị Cấp cao an toàn AI toàn cầu.
Chi tiết
31/10/2023 31  Lượt xem
Trung tâm An ninh mạng Quốc gia Anh (NCSC) gióng lên hồi chuông cảnh báo khi 78% trường học ở Anh đang bị tấn công mạng, và công bố một sáng kiến ​​mới để ngăn chặn nguy cơ học sinh, sinh viên truy cập các trang web độc hại.
Chi tiết
27/10/2023 23  Lượt xem
Chia sẻ tại cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2023, nhà sáng lập kiêm CEO Meta Mark Zuckerberg, cho biết mỗi tháng có gần 4 tỷ người sử dụng dịch vụ của Meta.
Chi tiết
26/10/2023 23  Lượt xem
Cơn ác mộng đến với các hãng truyền thông khi các công ty công nghệ thử nghiệm AI tổng quát, cho phép tạo ra nội dung mới dựa trên dữ liệu trong quá khứ.
Chi tiết
24/10/2023 41  Lượt xem
Các chiến dịch tấn công mạng quy mô lớn nhắm vào các doanh nghiệp nhỏ, tổ chức và cơ quan chính phủ đang diễn biến vô cùng phức tạp trên toàn thế giới.
Chi tiết
23/10/2023 21  Lượt xem
Để đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống, các đơn vị doanh nghiệp cần rà soát lỗ hổng liên quan đến Microsoft Exchange Server, giảm nguy cơ bị tin tặc tấn công từ xa.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.