024.3225.2096

Phim Trung Quốc tràn vào Việt Nam qua ứng dụng OTT: Cảnh báo nguy cơ về giá trị văn hoá và chủ quyền không gian mạng

 
Chia sẻ về tác động văn hóa khi phim ảnh đổ bộ vào Việt Nam qua các ứng dụng OTT xuyên biên giới, chuyên gia Lê Ngọc Sơn (ĐH Công nghệ Ilmenau, CHLB Đức) cho rằng, nếu không cẩn trọng, về lâu dài chúng ta bị chi phối áp đảo, xâm lấn về chủ quyền và không gian truyền thông trên mạng, đồng thời các giá trị văn hoá có nguy cơ bị tổn thương.
 
Với sự phát triển của ngành công nghệ nội dung số trên toàn cầu, thị trường Việt Nam đã xuất hiện các dịch vụ xem phim trực tuyến từ nước ngoài được cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam (truyền hình OTT). Các dịch vụ này được cung cấp trên nền tảng App Store và Google Play Store gồm: Netflix, iFlix, Apple TV, We TV, iQiYi. Đặc biệt là sự bùng nổ của phim Trung Quốc qua hai ứng dụng We TV (của Tencent) và iQIYI (của Baidu). Hai ứng dụng này đang cung cấp hàng chục ngàn bộ phim lẻ, phim bộ, phim truyền hình, game show Trung Quốc. Trong khi đó, nhiều năm nay các đài truyền hình Việt Nam đã đầu tư không ít tiền để mua phim Trung Quốc, Hồng Kông về phát sóng trên truyền hình theo thị hiếu của khán giả.
 
Cũng như nhiều quốc gia khác, pháp luật Việt Nam kiểm soát khá kỹ nội dung phim nhập khẩu, cả phim chiếu rạp và phim phát sóng trên truyền hình. Nhưng khi ứng dụng xem phim trực tuyến của nước ngoài của Mỹ, Trung Quốc ào ào cung cấp dịch vụ thì hàng nghìn bộ phim được cung cấp trực tiếp tới người dùng Việt Nam mà chưa được cơ quan chức năng kiểm duyệt nội dung. Việc này đương nhiên sẽ ảnh hưởng lớn tới thị trường truyền hình và người xem ở Việt Nam.
 
Trong các bài viết trước đây, ICTnews đã phân tích tác động không nhỏ của truyền hình OTT xuyên biên giới tới thị trường truyền hình trả tiền ở Việt Nam. Còn về khía cạnh văn hóa thì sao, khi phim Trung Quốc tràn vào thị trường Việt Nam trên Internet một cách quá dễ dàng sẽ có tác động thế nào tới văn hóa, lối sống của giới trẻ Việt Nam?
 
Trao đổi với ICTnews về vấn đề trên, Nhà nghiên cứu Lê Ngọc Sơn cho rằng: "Các bộ phim, hay tác phẩm văn hóa được nhiều nước coi như là một công cụ tiền trạm chiến lược để tiến công ra thị trường nước ngoài. Khoảng 20 năm trước, Việt Nam đã bị ảnh hưởng nhiều bởi chiến lược này từ Hàn Quốc. Khi đó Hàn Quốc đã đổ bộ vào thị trường Việt Nam ban đầu là bằng các bộ phim thu hút được công chúng Việt. Khi làn sóng phim ảnh và nhạc Hàn đã thành công và có tác động rất lớn tới giới trẻ Việt Nam thì tiếp đến là các trào lưu mà giới trẻ phải lao theo như: thời trang, mỹ phẩm, ẩm thực... thậm chí phim ảnh còn tác động tới cả ngôn từ, lối sống".
 
Cũng theo chuyên gia Lê Ngọc Sơn, không có công cụ nào đi vào thị trường nước khác hiệu quả bằng con đường phim ảnh, ảnh hưởng của phim ảnh ngấm từ từ nhưng hiệu quả lại lâu dài. Khi đã mê những nhân vật trong phim rồi người ta sẽ học theo, nói theo, làm theo thậm chí là thay đổi cả xu hướng sống, phong cách sống giống như phim ảnh.
 
Chuyên gia Lê Ngọc Sơn cho rằng, để điều phối được công chúng, người ta chỉ cần nắm hai thứ: Nội dung thông điệp và kênh truyền tải thông điệp. Các bộ phim ở đây là nội dung thông điệp. Còn kênh truyền tải là các ứng dụng, websites, thậm chí có doanh nghiệp nước ngoài sẵn sàng bỏ tiền vào chi phối. Nếu không cẩn trọng với những sự núp bóng này, về lâu dài chúng ta bị chi phối áp đảo, xâm lấn về chủ quyền và không gian truyền thông trên mạng, đồng thời các giá trị văn hoá có nguy cơ bị tổn thương.
 
Nhà nghiên cứu Lê Ngọc Sơn phân tích: “Những nước có ảnh hưởng văn hóa lâu đời như Việt Nam thì phim ảnh lại dễ “trói chặt” công chúng hơn ở những bộ phim có nội dung có nhiều nét văn hóa tương đồng. Nếu Việt Nam không có biện pháp chọn lọc thông minh thì sẽ có nhiều nguy cơ, những nội dung liên quan đến chính trị, về chủ quyền sẽ được lồng ghép khéo léo qua các bộ phim đó".

Nhà nghiên cứu Lê Ngọc Sơn.
 
Vậy phải có biện pháp quản lý thế nào khi phim ảnh đang “xâm lấn” thị trường Việt Nam trên Internet? Chuyên gia Lê Ngọc Sơn nhận định rằng, về mặt quản lý cần phải có chế tài chặt chẽ để hạn chế những ảnh hưởng trong môi trường truyền thông mới hiện nay. Các cơ quan quản lý nhà nước về truyền thông - văn hoá của Việt Nam phải có biện pháp quản lý phù hợp với tình hình mới. Bởi vì với những nội dung lan truyền trên Internet rất khó ngăn chặn, sẽ không có biện pháp kỹ thuật nào có thể ngăn cản một cách triệt để. Mà nhà nước cần có một bộ chỉ dẫn cho người dân biết được nên theo dõi trang nào, những trang nào không nên xem. Đồng thời, phải có chiến lược đầu tư về điện ảnh trong nước, để có những bộ phim về lịch sử, khai thác những đề tài theo xu hướng của giới trẻ, cần phải lấp đầy chỗ trống về phim ảnh trong nước.
 
“Người ta áp đảo hay xâm lấn văn hoá qua phim ảnh là vì mình yếu. Biện pháp xử lý ở đây không phải là phạt hay không phạt, chặn hay không chặn những bộ phim đến từ bên kia biên giới, mà phải tìm cách làm cho nền điện ảnh của mình mạnh lên”, Nhà nghiên cứu Lê Ngọc Sơn phát biểu.

(Theo ICTnews)
 
Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
16/04/2024 20  Lượt xem
Giới công nghệ đang tìm cách phát triển loại thiết bị mới được tin là nếu thành hiện thực sẽ có thể châm ngòi cho một cuộc cách mạng, thậm chí có thể thay thế smartphone.
Chi tiết
08/04/2024 31  Lượt xem
Theo Cục Viễn thông, từ ngày 15/4, các doanh nghiệp viễn thông di động phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu còn xuất hiện SIM được phát triển mới không đúng quy định.
Chi tiết
03/04/2024 44  Lượt xem
Để giúp người dùng duyệt web yên tâm hơn, Google đã đưa ra một số gợi ý về cách sử dụng Internet an toàn.
Chi tiết
22/03/2024 92  Lượt xem
Sự kiện "Build with Al" sẽ diễn ra tại Hà Nội ngày 24/3 và Thành phố Hồ Chí Minh ngày 30/3 với sự tham gia của hàng trăm lập trình viên cùng các chuyên gia đến từ Google.
Chi tiết
22/03/2024 65  Lượt xem
Các nhà nghiên cứu đã tạo ra người bạn đồng hành ảo, có thể hỗ trợ nhân viên của các viện dưỡng lão trong việc trò chuyện và chăm sóc những bệnh nhân mất trí nhớ.
Chi tiết
20/03/2024 78  Lượt xem
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trí tuệ nhân tạo, việc tái hiện hình ảnh của người thân đã khuất đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Chi tiết
18/03/2024 88  Lượt xem
Luật Căn cước 2023 có hiệu lực thi hành từ 1/7 tới nêu rõ việc thu thập thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước…
Chi tiết
15/03/2024 101  Lượt xem
Theo Bộ TT&TT, các doanh nghiệp viễn thông hiện đã hoàn thành đối soát, chuẩn hóa thông tin của 125 triệu thuê bao đang hoạt động với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Chi tiết
11/03/2024 136  Lượt xem
Công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Việc đón đầu xu hướng quan trọng có thể giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng quy mô, cải thiện hiệu quả kinh doanh.
Chi tiết
07/03/2024 150  Lượt xem
Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Chi tiết
06/03/2024 78  Lượt xem
Meta (công ty mẹ của Facebook) đã đưa ra phản hồi chính thức sau việc mạng xã hội này bị sập trên diện rộng vào tối qua.
Chi tiết
04/03/2024 80  Lượt xem
Các nhà chuyên môn luôn khuyến cáo chỉ nên sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tra cứu, thu thập dữ liệu, gợi ý mang tính tham khảo...
Chi tiết
01/03/2024 30  Lượt xem
Tại sự kiện MWC 2024, nhiều hãng sản xuất thiết bị công nghệ đã ra mắt nhiều sản phẩm mới có thiết kế và những tính năng mang xu hướng trong tương lai.
Chi tiết
01/03/2024 71  Lượt xem
Từ hôm nay (1/3), các thiết bị di động chỉ hỗ trợ công nghệ 2G và không có chứng nhận hợp quy do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố sẽ không thể nhập mạng di động.
Chi tiết
28/02/2024 97  Lượt xem
Để không khách hàng nào bị bỏ lại phía sau, các cơ quan chức năng cùng nhà mạng đã chuẩn bị lộ trình tắt sóng với các phương án hỗ trợ chuyển đổi tối ưu.
Chi tiết
27/02/2024 52  Lượt xem
Để phát hiện và ngăn chặn việc bị giả mạo hình ảnh, video bằng công nghệ deepfake, theo khuyến nghị của chuyên gia RMIT, lưu ý đầu tiên là người dùng cần giảm số lượng hình ảnh, video hoặc bản ghi âm trực tuyến chia sẻ trên Internet.
Chi tiết
16/02/2024 95  Lượt xem
Dù các mối đe dọa ngoại tuyến đã giảm đến 57% trong 4 năm qua, Việt Nam vẫn bỏ xa các quốc gia còn lại trong khu vực về số lượng sự cố đe dọa mạng ngoại tuyến.
Chi tiết
05/02/2024 89  Lượt xem
Ngay cả khi bạn thực hiện một cuộc gọi video và thấy mặt người thân hay bạn bè, nghe đúng giọng nói của họ thì cũng không hẳn bạn đang nói chuyện với chính người đó.
Chi tiết
01/02/2024 74  Lượt xem
Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã điểm ra 5 chiêu trò lừa đảo phổ biến trên Internet nhằm bảo vệ người dân khỏi những rủi ro không đáng có.
Chi tiết
26/01/2024 68  Lượt xem
Từ tháng 1/2024, Bộ TT&TT ra mắt Cẩm nang Làng số trên các nền tảng số với mục đích hướng dẫn mỗi hộ gia đình chủ động xây dựng mô hình kinh tế số và xã hội số nhỏ nhất.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.