024.3225.2096

Người dùng Việt quan tâm gì trên Internet trong năm 2024?

Ngày 13/12, Cốc Cốc đã phát hành Báo cáo xu hướng tìm kiếm và lướt web 2024, nhìn lại những mối quan tâm nổi bật của người dùng Việt trên Internet trong năm qua.
 


 


Báo cáo xu hướng tìm kiếm và lướt web 2024 của Cốc Cốc cho thấy, "Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai", "Anh Trai Say Hi" cùng từ lóng "đỉnh nóc kịch trần bay phấp phới" đã gây bão tìm kiếm trong năm qua. Bên cạnh đó, "bão Yagi" và "giá vàng" dẫn đầu danh sách từ khóa nổi bật nhất. Năm 2024, người dùng chủ yếu sử dụng trình duyệt Cốc Cốc cho nhu cầu lướt mạng xã hội, xem video và nghe nhạc, làm việc, với gần 10 tỷ trang web được truy cập.
 

Bùng nổ tìm kiếm từ khóa về các hiện tượng mạng, sự kiện giải trí và công nghệ tăng sức hút
 

So với năm 2023, Giải trí vẫn tiếp tục là chủ đề được tìm kiếm nhiều nhất, với mức tăng trưởng nhẹ 2%. Về xu hướng tăng trưởng, Công nghệ là chủ đề nổi bật nhất, với lượng tìm kiếm tăng 22%.
 

Người dùng Việt quan tâm gì trên Internet trong năm 2024? - Ảnh 1.
 

Năm 2024 chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của ngành giải trí trong nước với những làn sóng quan tâm đặc biệt từ khán giả dành cho các chương trình thực tế, concert âm nhạc và phim truyền hình.
 

Các chương trình như "Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai" và "Anh Trai Say Hi" trở thành tâm điểm tìm kiếm. Không chỉ thu hút khán giả trong không gian giải trí truyền hình, các "anh trai" còn tạo cơn sốt cháy vé concert.
 

Người dùng Việt quan tâm gì trên Internet trong năm 2024? - Ảnh 2.


Bên cạnh đó, với sức nóng của các chương trình âm nhạc, câu nói của các nghệ sĩ gây nhiều ấn tượng với khán giả. Hot nhất là "ai sợ thì đi về" của rapper MCK, "đỉnh nóc kịch trần bay phấp phới" của NSND Tự Long và "đã ai làm gì đâu" của nghệ sĩ Quang Trung.
 

Các nhân vật trong các tiểu thuyết Trung Hoa trở thành hiện tượng. Các từ lóng như "liễu như yên" (thường được dùng để chỉ nữ phụ phản diện với vẻ ngoài xinh đẹp, quyền lực và tính cách đầy toan tính), "hồng hài nhi" (chỉ người nam trong mối quan hệ yêu đương nữ hơn tuổi - nam kém tuổi) hay "bạch nguyệt quang" (chỉ mối tình đầu yêu đơn phương trong sáng thuở niên thiếu tràn nhưng cuối cùng không đến được với nhau) tiếp tục lan truyền rộng khắp trên các mạng xã hội, minh chứng cho ảnh hưởng của văn hóa đối với hành vi tìm kiếm.
 

Phim truyền hình Việt Nam cũng ghi điểm với khán giả bằng việc khai thác những chất liệu mới mẻ. Nổi bật là tác phẩm như "Độc đạo", "Đi giữa trời rực rỡ" và "Hoa sữa về trong gió".
 

Năm 2024, lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam ghi nhận sự thay đổi lớn trong chính sách quản lý không gian mạng.
 

Đáng chú ý nhất là việc Ngân hàng Nhà nước ban hành các chính sách liên quan đến xác thực sinh trắc học như Quyết định 2345/QĐ-NHNN và Thông tư 1818/2024/TT-NHNN đã góp phần tạo nên bước ngoặt về bảo mật trong giao dịch trực tuyến. Quy định bắt buộc xác thực sinh trắc học trong giao dịch trực tuyến đã thúc đẩy tăng trưởng lượng tìm kiếm đột biến tới 957%.

Sự kiện ra mắt iPhone 16 tuy không nhiều đổi mới vẫn tăng 322% lượng tìm kiếm. Top 5 sản phẩm công nghệ được người dùng tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2024 gồm: "samsung s24 ultra", "iphone 16", "redmi note 13", "iphone 15" và "macbook air m3".
 

Top 5 ứng dụng và phần mềm thịnh hành nhất là: "canva", "tiktok", "gemini", "capcut" và "scratch". Các nền tảng học trực tuyến như Scratch, VNedu và IOE ghi nhận tăng trưởng 154%, 73% và 20%.
 

Bão Yagi và các tin tức liên quan đến từ thiện là sự kiện được chú ý nhất trong năm 2024. Cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong 3 thập kỷ qua, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản đã khiến các từ khóa liên quan như "sao kê" và "lũ quét" tăng mạnh về lượng tìm kiếm với mức lần lượt là 368% và 114%.
 

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một trong những nhân vật được quan tâm nhiều nhất, đặc biệt trong thời gian diễn ra Quốc tang sau khi ông từ trần. Từ khóa "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần" được tìm kiếm liên tục trong nhiều ngày, thể hiện lòng tiếc thương và sự kính trọng của người dân đối với ông.
 

Với mảng tin tức chính trị quốc tế, đông đảo người dùng đặc biệt chú ý đến "bầu cử Mỹ", đưa từ khóa này lên xu hướng với lượng tìm kiếm tăng 3.675% so với năm 2023.
 

Ở nhóm chủ đề tài chính và bất động sản, giá vàng đạt mốc kỷ lục 90 triệu đồng/lượng, trở thành nội dung tài chính được quan tâm nhất. "Giá vàng hôm nay" đã trở thành từ khoá nóng nhất về Tài chính, với mức tăng trưởng 147% về lượng tìm kiếm. Những thay đổi mới trong Luật Đất đai 2024 cũng được nhiều người dùng quan tâm.
 

Bên cạnh đó, báo cáo cũng tổng kết xu hướng tìm kiếm của 5 chủ đề khác, gồm: thể thao, xe cộ, thương mại điện tử, du lịch và việc làm.
 

Thói quen lướt web và những quan sát thú vị
 

Trong năm 2024, trình duyệt Cốc Cốc đã cùng người dùng Việt khám phá gần 10 tỷ trang web. Trung bình, mỗi người dùng ghé thăm 67 trang web trong năm.
 

Dữ liệu ghi nhận từ trình duyệt cho thấy, nhu cầu lướt mạng xã hội, xem video và nghe nhạc, làm việc chiếm tỷ trọng lớn nhất, lần lượt chiếm 27,4%, 23% và 15,4% tổng lượng truy cập.
 

Trên máy tính, các tính năng hỗ trợ học tập và công việc được người dùng yêu thích. Trong đó, top 3 tính năng được người dùng Cốc Cốc sử dụng nhiều nhất gồm: Đa nhiệm trên thanh bên (chat với bạn bè, tìm kiếm, xem hai trang web cùng lúc mà không cần chuyển tab), Dịch đa ngôn ngữ (bôi đen để dịch văn bản tức thì với hơn 100 ngôn ngữ) và Đọc tin trên trang thẻ mới (đọc tin tức ngay trên tab mới với đề xuất của AI).
 

Lượng truy cập các trang web tin tức đạt hơn 2,6 tỷ, trong đó, lượng truy cập từ tính năng Cốc Cốc Đọc tin trên trang thẻ mới (New Tab) đạt gần 335,8 triệu, chiếm 12,9%. Đặc biệt, việc cùng lúc mở nhiều cửa sổ duyệt web (tab) đã trở thành thói quen của đông đảo người dùng. Kỷ lục năm 2024 xác lập với con số 200 tab mở cùng lúc trên trình duyệt Cốc Cốc.
 

Trên di động, người dùng chủ yếu sử dụng trình duyệt Cốc Cốc để giải trí. Phim ảnh và truyền hình là nội dung được truy cập nhiều nhất, tiếp theo là tìm kiếm thông tin và đọc truyện với lượng truy cập lần lượt chiếm 39,8%, 10% và 9,5%.
 

Cùng với nhu cầu giải trí, Chế độ phim ảnh (cá nhân hóa trải nghiệm xem video trong toàn màn hình với các tùy chỉnh nâng cao như khoá màn hình, tỷ lệ màn hình, thao tác nhanh và tốc độ phát), Ẩn danh (duyệt web riêng tư, không lưu lại lịch sử) và Tải nhanh (tải nhạc, tải video từ web về máy ở định dạng, chất lượng ưa thích) đã lọt top 3 tính năng được người dùng sử dụng nhiều nhất trên Cốc Cốc Mobile.


theo VTV.VN
Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
17/12/2024 14  Lượt xem
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi, trong phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, lấy người dân là trung tâm, đối tượng phục vụ.
Chi tiết
12/12/2024 16  Lượt xem
Sáng nay (12/12), công cụ chatbot tích hợp trí tuệ nhân tạo ChatGPT của OpenAI đã gặp sự cố trên toàn cầu, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng.
Chi tiết
11/12/2024 20  Lượt xem
Năm 2024 tiếp tục ghi nhận sự phát triển vượt trội của trí tuệ nhân tạo khi AI trở nên ngày càng giống người hơn, đạt trình độ siêu việt hơn và chứa cảm xúc nhiều hơn.
Chi tiết
10/12/2024 25  Lượt xem
Trong lĩnh vực y tế, trí tuệ nhân tạo (AI) đã có những đóng góp nổi bật, giúp cải thiện sức khỏe của người tiêu dùng và các bệnh nhân.
Chi tiết
04/12/2024 14  Lượt xem
AI Agents với khả năng hoạt động chủ động, ứng biến các tình huống linh hoạt, đang trở thành xu thế mới tạo đột phá trong năng suất lao động của doanh nghiệp.
Chi tiết
02/12/2024 22  Lượt xem
Theo Nghị định 147/2024/NĐ-CP, chủ tài khoản, kênh, trang, nhóm trên mạng xã hội không được đặt tên tài khoản, kênh, trang, nhóm giống hoặc trùng với tên cơ quan báo chí.
Chi tiết
27/11/2024 38  Lượt xem
Công an TP Hà Nội đề nghị người dân tuyệt đối không cài đặt các ứng dụng theo yêu cầu của đối tượng lạ
Chi tiết
26/11/2024 39  Lượt xem
Khi thế giới dần thích ứng với cuộc cách mạng công nghệ 5G, những cặp mắt nhìn xa trông rộng của ngành công nghệ lại đang đặt vào mục tiêu tiếp theo: mạng 6G.
Chi tiết
25/11/2024 18  Lượt xem
Trẻ em đang đối diện hàng loạt các mối đe doạ trên không gian mạng như tiếp cận thông tin không phù hợp, bắt nạt trực tuyến, nghiện game, nghiện mạng xã hội…
Chi tiết
19/11/2024 20  Lượt xem
Bằng cách giả mạo bộ phận hỗ trợ khách hàng, dụ dỗ người dùng tải về ứng dụng có chứa mã độc, đối tượng xấu có thể chiếm đoạt toàn bộ dữ liệu cá nhân của nạn nhân.
Chi tiết
18/11/2024 45  Lượt xem
Nghị định 147 của Chính phủ được xem như sự mạnh tay rất cần thiết để đảm bảo tính chính danh, rõ ràng hơn trên các nền tảng không gian mạng, chống lừa đảo trực tuyến.
Chi tiết
15/11/2024 35  Lượt xem
Đây là chia sẻ của Tổng Giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa tại phiên hội thảo chiều 14/11 trong khuôn khổ Diễn đàn công nghệ quốc tế FPT 2024.
Chi tiết
06/11/2024 72  Lượt xem
Khi nhận được tin nhắn yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, người dùng cần hết sức cảnh giác, kiểm tra kỹ địa chỉ email của người gửi, xác minh tên miền của trang web.
Chi tiết
05/11/2024 57  Lượt xem
Theo CEO Alphabet Sundar Pichai, Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra hơn một phần tư các đoạn code mới.
Chi tiết
04/11/2024 59  Lượt xem
ChatGPT đã được tích hợp thêm tính năng mới, trở thành một công cụ tìm kiếm với sự hỗ trợ từ AI, có khả năng cạnh tranh với Google và Bing.
Chi tiết
30/10/2024 37  Lượt xem
Chuyển đổi số trong giáo dục tại Việt Nam đang hòa mình vào tiến trình chuyển đổi số của quốc gia, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, đào tạo và kiểm soát chất lượng giáo
Chi tiết
29/10/2024 44  Lượt xem
Tuần này, Google mở rộng AI Overviews đến hơn 100 quốc gia, bao gồm Việt Nam, với hỗ trợ tiếng Việt.
Chi tiết
28/10/2024 69  Lượt xem
Theo báo cáo của Trung tâm Internet Việt Nam, từ tháng 1/2021 - 10/2024, có khoảng 12.838 website tên miền bị lạm dụng, được sử dụng để vi phạm.
Chi tiết
25/10/2024 69  Lượt xem
Việc kết nối mạng Wi-Fi có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thông tin nếu người dùng sử dụng không đúng cách.
Chi tiết
23/10/2024 74  Lượt xem
Công ty nghiên cứu bảo mật ESET mới đây đã đưa ra cảnh báo về việc tin tặc tấn công một đối tác của họ tại Israel để mạo danh thương hiệu này nhằm phát tán mã độc.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.