024.3225.2096

“Metaverse” trước cơ hội cất cánh trong năm 2022

Vụ đổi tên của Facebook thành Meta đã đưa từ khóa “metaverse” trở nên rất nóng trong năm vừa qua. Và 2022 cũng được dự báo tiếp tục là một năm sôi động cho lĩnh vực này.


2021 - năm "bùng nổ" của các nền tảng vũ trụ ảo
 

Theo báo cáo mới đây từ hãng đầu tư Grayscale, số lượng người dùng tham gia các nền tảng metaverse (vũ trụ ảo) hiện đã tăng gấp hơn 10 lần so với thời điểm đầu năm 2020 – một minh chứng rõ ràng cho tiềm năng tăng trưởng bùng nổ của lĩnh vực này.
 

Sức hút của vũ trụ ảo được thể hiện ngay từ các thiết bị thực tế ảo VR và AR – dụng cụ cho phép người dùng giao tiếp trong metaverse. Số liệu từ hãng tư vấn IDC cho thấy, khoảng 2,2 triệu thiết bị đã được xuất xưởng trên toàn cầu trong quý II/2021 - tăng vọt 126,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng người dùng thiết bị thực tế ảo tại Mỹ cũng đã cán mốc khoảng 28,3 triệu người, và có thể đạt tới con số 32,7 triệu trong 2 năm nữa.
 

“Metaverse” trước cơ hội cất cánh trong năm 2022 - Ảnh 1.

Các hãng thiết bị thực tế ảo như Oculus chứng kiến doanh số tăng vọt trong năm 2021 (nguồn: CNBC)
 

Meta – tên gọi mới của Facebook – với thương hiệu Oculus tiếp tục là cái tên thống trị thị trường này. Ông lớn này hiện chiếm khoảng 75% thị phần, chủ yếu nhờ vào doanh số đi lên của sản phẩm Oculus Quest 2. Ứng dụng Oculus cũng lên dẫn đầu bảng xếp hạng ứng dụng trên kho App Store của Apple dịp Giáng sinh – tín hiệu cho thấy các dòng thiết bị của Oculus đã được tiêu thụ nhiều trong mùa mua sắm cuối năm qua.
 

Không chỉ mảng phần cứng, mà các nền tảng metaverse hiện nay cũng đang ăn nên làm ra, đặc biệt là nhờ cơn sốt tìm mua bất động sản kỹ thuật số. Theo trang dữ liệu Dapp, 4 nền tảng vũ trụ ảo lớn nhất hiện nay gồm The Sandbox, Decentraland, CryptoVoxels và Somnium Space đã bán được tới hơn 100 triệu USD giá trị các lô đất ảo chỉ trong vòng một tuần. Kỷ lục thế giới về giá trị của một mảnh đất trên không gian số đã vừa được thiết lập với mức giá 4,3 triệu USD, do công ty Republic Realm thâu tóm trên vũ trụ ảo The Sandbox.
 

“Metaverse” trước cơ hội cất cánh trong năm 2022 - Ảnh 2.

Một lô đất ảo trên nền tảng The Sandbox lập kỷ lục thế giới về giá trị (Nguồn: The Sandbox)
 

Tham vọng không kém là nền tảng tiền số Tokens.com khi bỏ ra 2,4 triệu USD cho một lô đất "đắc địa" trên khu phố thời trang của Decentraland, với kế hoạch tạo ra những chuỗi cửa hàng ảo cho các thương hiệu xa xỉ, giống như Đại lộ 5 của New York ngoài đời. CEO Tokens.com Andrew Kiguel bình luận: "Đó sẽ là một không gian thu hút quảng cáo và các sự kiện. Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ tiềm năng thương mại của lô đất này".
 

Hàng loạt hãng công nghệ tiến tới metaverse năm 2022
 

Tiếp đà hưng phấn từ thị trường năm 2021, Business Insider bình luận, 2022 sẽ là năm mà mỗi tên tuổi công nghệ vào cuộc, kiến tạo một không gian vũ trụ ảo riêng theo tầm nhìn của mình. Tiêu biểu nhất chính là đi cùng động thái đổi tên, CEO Mark Zuckerberg của Meta cũng cam kết một khoản đầu tư 10 tỷ USD đưa tập đoàn "lên đời" vũ trụ ảo trong những năm tới.
 

Trong khi đó, gã khổng lồ phần mềm Microsoft cũng bắt đầu đặt chân vào metaverse, nhưng vẫn gắn chủ yếu với đối tượng khách hàng doanh nghiệp truyền thống của hãng. Hồi tháng 11 vừa qua, Microsoft đã công bố nền tảng mang tên Mesh như một phần tích hợp bên trong ứng dụng làm việc trực tuyến Teams. Mesh dự kiến có thể trình làng trong nửa đầu năm nay với tính năng tạo hình đại diện avatar, tạo phòng họp ảo cho các nhân viên cũng như chia sẻ các tệp văn bản sử dụng Microsoft Office. Một sản phẩm metaverse khác mang tên Dynamics 365 Connected Spaces, cũng đã được hãng giới thiệu, cho phép người dùng di chuyển và tương tác trong các không gian bán lẻ và nhà máy.
 

“Metaverse” trước cơ hội cất cánh trong năm 2022 - Ảnh 3.

Microsoft gia nhập cuộc đua metaverse với nền tảng Mesh dành cho làm việc trực tuyến (Nguồn: Microsoft)
 

Không chỉ các ông lớn, mà những nhà phát hành trò chơi điện tử cũng được kỳ vọng sẽ có bước đột phá với metaverse, sau khi chứng kiến thành công từ Fortnite và Roblox: xuất phát điểm là một game chiến đấu nhiều người chơi (Fortnite) và nền tảng cho phép người dùng tự thiết kế trò chơi (Roblox), hai cái tên này hiện đã "tiến hóa" thành các "sân chơi ảo" đa tính năng, như tham dự các buổi hòa nhạc ảo, mở các cuộc triển lãm trong bảo tàng ảo, hay các công viên giải trí chủ đề ảo chỉ phục vụ giao lưu mà không phải trường đấu.
 

Tiếp bước những cái tên này, Niantic, đơn vị đứng sau trò chơi đình đám Pokemon Go đang xây dựng một kế hoạch metaverse chủ yếu dựa rên công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR), cho phép "trộn lẫn" thế giới ảo và thế giới thực. Thay vì phải bỏ tiền mua các thiết bị kính VR, tầm nhìn mới khác biệt này này cho phép bất kỳ ai cũng có thể tham gia metaverse ngay trên chính smartphone của mình.
 

“Metaverse” trước cơ hội cất cánh trong năm 2022 - Ảnh 4.

Người dùng trong tương lai có thể tham gia metaverse bằng điện thoại thông minh (Nguồn: Niantic)
 

Một ông lớn hàng đầu về game là Tencent của Trung Quốc, hồi tháng 9 đã đăng ký bản quyền cho hai nhãn hiệu Timi Metaverse và Kings Metaverse. Dù chưa công bố kế hoạch cụ thể, nhưng điều này cho thấy Tencent muốn tích hợp metaverse vào hệ sinh thái rộng lớn gồm trò chơi, văn phòng ảo và thanh toán di động của hãng. Theo một số chuyên gia, Tencent cũng có thể tận dụng lợi thế là quan hệ đối tác chiến lược với cả Roblox lẫn Epic Games – tác giả của Fortnite.
 

Ngoài Tencent, nhiều doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc khác cũng đã có những bước đi đầu tiên "tấn công" vào metaverse. Như hãng trò chơi NetEase đã mua cổ phần nền tảng metaverse mang tên IMVU. ByteDance cũng đầu tư vào Reworld – một tên tuổi nội địa nhỏ cạnh tranh với Roblox. Tuy nhiên, rào cản lớn cho giới công nghệ Trung Quốc lại có thể đến từ chính giới chức nước này, sau khi nhiều cơ quan truyền thông nhà nước đưa ra lời cảnh báo các nhà đầu tư "giữ bình tĩnh" với metaverse và tránh đi theo "các quảng cáo bị thổi phồng".
 

"Mỏ vàng" từ nền kinh tế metaverse
 

Không phải ngẫu nhiên mà Bloomberg đưa ra dự báo giá trị của toàn ngành metaverse có thể chạm ngưỡng 800 tỷ USD vào năm 2024. Các doanh nghiệp đều nhìn nhận, đây là một cơ hội kinh doanh sinh lợi đáng kể khi mà người dùng đang hiện diện nhiều hơn trên các nền tảng số, đặc biệt từ đại dịch.
 

Trao đổi trên show về tài chính Mad Money của CNBC, CEO hãng chip Nvidia Jensen Huang nhận định, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm đáng kể chi phí, nếu đưa được một số công việc lên metaverse. Là tên tuổi số 1 về chip đồ họa và trí tuệ nhân tạo AI, Nvidia cũng được chờ đợi sẽ hưởng lợi lớn nhờ nhu cầu tăng lên của doanh nghiệp và người dùng với metaverse.
 

“Metaverse” trước cơ hội cất cánh trong năm 2022 - Ảnh 5.

Các thương hiệu lớn lần lượt "tấn công" thị trường vật phẩm số NFT (Nguồn: The Verge)
 

Sau cơn sốt đất ảo của năm qua, mảng vật phẩm số (lô đất, đồ thời trang, thú cưng…) trong metaverse được kỳ vọng sẽ cất cánh, đặc biệt dưới dạng mã token độc nhất vô nhị (NFT). Xu thế này đang càng sôi động hơn với những thương hiệu tên tuổi. Nike mới đây thâu tóm RTFKT, một đơn vị chuyên thiết kế giày ảo, nhằm đưa các sản phẩm mang thương hiệu của mình lên các metaverse dưới dạng NFT. Thương hiệu Ralph Lauren cũng kết hợp với Roblox để tung ra phiên bản NFT giới hạn các món đồ được tạo ra bởi nhà thiết kế huyền thoại này.
 

Những cơ hội kinh doanh này cũng là cơ sở để các đơn vị metaverse trở thành "hàng nóng" được giới đầu tư quan tâm. The Sandbox – nền tảng metaverse do hãng Animoca Brands phát triẻn, vừa qua đã nhận được tới 93 triệu USD trong vòng gọi vốn mới nhất, dẫn đầu bởi ông lớn SoftBank của tỷ phú Masayoshi Son. Một đơn vị metaverse và NFT tại Anh do đội ngũ người Việt phát triển mang tên VerseHub, dù mới ở giai đoạn dự án, cũng đã được một nhóm nhà đầu tư thiên thần rót vốn tới 1 triệu USD.
 

“Metaverse” trước cơ hội cất cánh trong năm 2022 - Ảnh 6.

Những "ông trùm" đầu tư như Softbank cũng đang hướng sự chú ý tới lĩnh vực metaverse (Nguồn: Reuters)
 

Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley (MS) của Mỹ đánh giá rằng, metaverse sẽ là xu hướng đầu tư lớn tiếp theo của lĩnh vực công nghệ, dù mới chỉ ở giai đoạn rất sơ khai. "Luồng tin tức xung quanh khái niệm metaverse đã tăng cao. Không thể phủ nhận là các công ty và nhà phân tích quan tâm đến vũ trụ ảo metaverse nhiều hơn bất kỳ chủ đề nào khác ở hiện tại" – các chuyên gia của MS bình luận trong báo cáo của mình.


theo VTV
Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
01/04/2025 30  Lượt xem
Nvidia cho biết, với nền tảng chip trí tuệ nhân tạo tiếp theo của mình, AI sẽ vượt ra khỏi khuôn khổ các chatbot để tiến xa hơn vào cuộc sống thực.
Chi tiết
31/03/2025 19  Lượt xem
Cuộc đua kiểm soát ngành bán dẫn đang trở thành chìa khóa quyền lực trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo.
Chi tiết
27/03/2025 17  Lượt xem
Nhiều người dùng thường có thói quen tìm kiếm các công cụ chuyển đổi file hoặc tải video miễn phí trên Google. Đây là thói quen
Chi tiết
25/03/2025 21  Lượt xem
Một tờ báo đã cho ra phiên bản sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho hầu hết mọi công đoạn, từ tạo các bài viết, tiêu đề, trích dẫn cho đến tinh chỉnh nội dung.
Chi tiết
20/03/2025 27  Lượt xem
Các công ty công nghệ của Trung Quốc đang tăng cường phát triển các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) để cạnh tranh với những đối thủ khác trên toàn cầu.
Chi tiết
19/03/2025 39  Lượt xem
Google Assistant sẽ sớm biến mất khỏi hầu hết các thiết bị di động, nhường chỗ cho Gemini – trợ lý AI mới mạnh mẽ hơn.
Chi tiết
18/03/2025 29  Lượt xem
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vừa phát đi cảnh báo về sự gia tăng của mã độc tống tiền (ransomware) từ nhóm Medusa, đe dọa người dùng Gmail, Outlook và VPN.
Chi tiết
17/03/2025 20  Lượt xem
Mới đây, Microsoft đã phát hiện một chiến dịch tấn công giả mạo (phishing) trang web du lịch trực tuyến để đánh cắp thông tin đăng nhập trên hệ thống bị xâm nhập.
Chi tiết
12/03/2025 37  Lượt xem
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 56/TB-VPCP ngày 23/02/2025 kết luận Phiên họp tổng kết hoạt động Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Chi tiết
10/03/2025 43  Lượt xem
Trí tuệ nhân tạo (AI) không ngừng phát triển theo thời gian và dần trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại.
Chi tiết
03/03/2025 28  Lượt xem
Nhiều ứng dụng độc hại được thiết kế để hỗ trợ các hoạt động cho vay nặng lãi, tống tiền và cưỡng đoạt tài sản, thường ngụy trang thành các ứng dụng tài chính hợp pháp.
Chi tiết
27/02/2025 50  Lượt xem
Trong bối cảnh chuyển đổi số toàn cầu, việc áp dụng công nghệ vào quản trị nhân sự là xu hướng tất yếu giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành để tăng trưởng bền vững.
Chi tiết
27/02/2025 55  Lượt xem
Ngày 27/2, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) công bố chương trình Top 10 & Bản đồ Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2025 với nhiều đổi mới quan trọng.
Chi tiết
25/02/2025 30  Lượt xem
Hiện tại, Bybit đang tìm hiểu nguyên nhân vụ tấn công, đồng thời tìm cách đảm bảo thanh khoản và bảo vệ tài sản của khách hàng.
Chi tiết
25/02/2025 35  Lượt xem
Các đối tượng có những kịch bản lừa đảo rõ ràng, bài bản, chuyên nghiệp kết hợp nhiều hình thức, công nghệ cao để lừa đảo trực tuyến.
Chi tiết
24/02/2025 47  Lượt xem
Sàn giao dịch tiền điện tử Bybit đang kêu gọi các chuyên gia an ninh mạng hỗ trợ truy vết kẻ tấn công sau khi số tiền lớn bị đánh cắp.
Chi tiết
20/02/2025 50  Lượt xem
Trong dịp đầu năm, nhu cầu du lịch tăng cao, tạo điều kiện cho các đối tượng lừa đảo giả mạo fanpage khách sạn, khu nghỉ dưỡng để chiếm đoạt tiền đặt cọc của du khách. Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần kiểm tra kỹ thông tin trước khi đặt phòng và không chuyển tiền khi chưa xác minh được độ uy tín của đối tượng.
Chi tiết
17/02/2025 49  Lượt xem
Google đã công bố 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến mà nhiều người Việt thường xuyên mắc phải, kèm theo đó là những lời khuyên giúp sử dụng Internet an toàn hơn.
Chi tiết
11/02/2025 69  Lượt xem
Sự phát triển của các mô hình trí tuệ nhân tạo mã nguồn mở được chia sẻ công khai dẫn đến những lo ngại AI bị lợi dụng.
Chi tiết
06/02/2025 57  Lượt xem
Google vừa cho biết, mô hình AI mạnh nhất của công ty Gemini đã chính thức được giới thiệu tới tất cả người dùng.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.