024.3225.2096

Mã độc dịch vụ, công cụ nguy hiểm mới của giới tội phạm mạng

Các nhà nghiên cứu an ninh mạng cảnh báo về tình trạng gia tăng một công cụ nguy hiểm mới của tội phạm mạng – mã độc dịch vụ
 

edzqt8cz15puoo6qx1h9a3l4k2m0l8jl.jpg
Các chuyên gia cảnh báo các cuộc tấn công bằng mã độc đang gia tăng.

Farnetwork – ví dụ điển hình của phương thức mã độc dịch vụ

Các chuyên gia của công ty an ninh mạng quốc tế Group-IB đã theo dõi hoạt động của tổ chức tội phạm mạng Farnetwork và thu được những thông tin hết sức đáng chú ý về xu hướng sử dụng các mã độc dịch vụ của giới tội phạm mạng thời gian gần đây. 
 

Thông tin cho thấy, trong 4 năm qua, Farnetwork có liên quan đến ít nhất 5 chương trình mã độc khác nhau, hoạt động trên mô hình “mã độc dịch vụ” (Ransomware-as-a-Service/RaaS), tức là thuê ngoài nhiều chức năng và giai đoạn của một cuộc tấn công mã độc điển hình, chỉ trao một phần nhỏ tiền chuộc cho các nhà thiết kế mã độc ban đầu.
 

Với phương thức này, nhà phát triển phần mềm sẽ cung cấp mã độc hoàn chỉnh cho tin tặc, sau đó tin tặc sẽ tùy chỉnh theo nhu cầu riêng của mình và sử dụng nó trong các cuộc tấn công mạng.
 

Nhà phân tích mối đe dọa an ninh mạng của Group-IB Nikolay Kichatov cho biết, Farnetwork bắt đầu tham gia hoạt động tội phạm mạng vào năm 2019. Trong thời gian này, Farnetwork đã tham gia vào một số dự án liên quan đến các mã độc Jsworm, Nefilim, Karma và Nemty, bao gồm cả việc phát triển và quản lý chúng.
 

Farnetwork có nhiều tên gọi khác, bao gồm Farnetworkit, Farnetworkl, Jingo, Jsworm, Piparkuka và Razvrat. Vào năm 2022, Farnetwork bắt đầu phát triển và phân phối mã độc Nokoyawa.
 

Cùng lúc đó, tin tặc đã tung ra dịch vụ botnet (mạng máy tính ma) của riêng chúng với cùng tên Farnetwork để cung cấp cho các khách hàng quyền truy cập vào hệ thống mạng của các tổ chức bị xâm nhập.
 

Kể từ đầu năm 2023, Farnetwork đã tuyển dụng hàng loạt ứng viên tham gia phát tán mã độc Nokoyawa, yêu cầu họ sử dụng thông tin đăng nhập bị đánh cắp để nâng cấp đặc quyền và phát tán mã độc mã hóa dữ liệu của nạn nhân.
 

Bằng cách phát tán mã độc thông qua các chiến dịch lừa đảo và quảng cáo, thông tin đánh cắp sẽ được tin tặc bán trên thị trường ngầm, nơi các tin tặc khác có thể mua được quyền truy cập ban đầu vào các địa chỉ được nhắm trước.
 

Theo công bố của các chuyên gia Group-IB, trong mô hình RaaS của Farnetwork, thông thường các tin tặc trực tiếp thực hiện các cuộc tấn công mạng sẽ nhận được 65% số tiền thu được, chủ sở hữu botnet - 20% và nhà phát triển mã độc - 15%.
 

Kể từ tháng 10/2023, mã độc Nokoyawa đã ngừng hoạt động, nhưng Group-IB tin rằng Farnetwork sẽ lại xuất hiện dưới một cái tên khác và với chương trình RaaS mới.
 

Sự hình thành của “hệ sinh thái mã độc” cực kỳ nguy hiểm
 

Trên thực tế, botnet Farnetwork nêu trên chỉ đóng vai trò là nhà môi giới truy cập ban đầu (IAB). Mô hình này cho phép ngay cả các tin tặc thiếu kinh nghiệm cũng có thể sử dụng quyền truy cập đã được cấp để dễ dàng xâm nhập vào hệ thống mạng của các tổ chức nhắm đến, gia tăng hiệu quả và tốc độ lây lan của mã độc.
 

Điều này đang thay đổi bản chất của hoạt động tội phạm mạng. Thực tế là các tổ chức tội phạm mạng đang có xu hướng thu gọn cơ cấu và tạo ra mạng lưới các đối tác chuyên môn khiến chúng trở nên ít bộc lộ hơn trước các hoạt động triệt phá của cơ quan thực thi pháp luật.
 

Điều đó tạo ra một thị trường gồm các nhóm nhỏ hơn, thậm chí cả các nhà thầu riêng lẻ, có thể phát triển các bộ công cụ chuyên sâu để nâng cao hiệu quả của cuộc tấn công bằng mã độc, tương tự như cách một chuyên gia về bẻ khóa két sắt góp phần giúp một vụ cướp ngân hàng thành công.
 

Như vậy, thay vì thực hiện một cuộc tấn công từ đầu đến cuối, tin tặc có thể nhắm mục tiêu vào nạn nhân cụ thể và sau đó thuê một loạt nhà thầu để thực hiện chuỗi nhiệm vụ liên quan (thiết kế, phát tán, điều khiển mã độc và khai thác dữ liệu, thương lượng với nạn nhân, chuyển tiền…). Mỗi nhiệm vụ này đều yêu cầu các kỹ năng chuyên biệt. 
 

Xu hướng này đang tạo ra một “hệ sinh thái mã độc” vô cùng nguy hiểm và có khả năng thích ứng cực kỳ cao trong bối cảnh các cơ quan chức năng đang ráo riết áp dụng các biện pháp ngày càng cứng rắn để chống lại tội phạm mạng.
 

(Vietnamnet theo SIW)


Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
01/04/2025 54  Lượt xem
Nvidia cho biết, với nền tảng chip trí tuệ nhân tạo tiếp theo của mình, AI sẽ vượt ra khỏi khuôn khổ các chatbot để tiến xa hơn vào cuộc sống thực.
Chi tiết
31/03/2025 35  Lượt xem
Cuộc đua kiểm soát ngành bán dẫn đang trở thành chìa khóa quyền lực trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo.
Chi tiết
27/03/2025 34  Lượt xem
Nhiều người dùng thường có thói quen tìm kiếm các công cụ chuyển đổi file hoặc tải video miễn phí trên Google. Đây là thói quen
Chi tiết
25/03/2025 32  Lượt xem
Một tờ báo đã cho ra phiên bản sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho hầu hết mọi công đoạn, từ tạo các bài viết, tiêu đề, trích dẫn cho đến tinh chỉnh nội dung.
Chi tiết
20/03/2025 34  Lượt xem
Các công ty công nghệ của Trung Quốc đang tăng cường phát triển các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) để cạnh tranh với những đối thủ khác trên toàn cầu.
Chi tiết
19/03/2025 45  Lượt xem
Google Assistant sẽ sớm biến mất khỏi hầu hết các thiết bị di động, nhường chỗ cho Gemini – trợ lý AI mới mạnh mẽ hơn.
Chi tiết
18/03/2025 43  Lượt xem
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vừa phát đi cảnh báo về sự gia tăng của mã độc tống tiền (ransomware) từ nhóm Medusa, đe dọa người dùng Gmail, Outlook và VPN.
Chi tiết
17/03/2025 27  Lượt xem
Mới đây, Microsoft đã phát hiện một chiến dịch tấn công giả mạo (phishing) trang web du lịch trực tuyến để đánh cắp thông tin đăng nhập trên hệ thống bị xâm nhập.
Chi tiết
12/03/2025 46  Lượt xem
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 56/TB-VPCP ngày 23/02/2025 kết luận Phiên họp tổng kết hoạt động Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Chi tiết
10/03/2025 51  Lượt xem
Trí tuệ nhân tạo (AI) không ngừng phát triển theo thời gian và dần trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại.
Chi tiết
03/03/2025 39  Lượt xem
Nhiều ứng dụng độc hại được thiết kế để hỗ trợ các hoạt động cho vay nặng lãi, tống tiền và cưỡng đoạt tài sản, thường ngụy trang thành các ứng dụng tài chính hợp pháp.
Chi tiết
27/02/2025 74  Lượt xem
Trong bối cảnh chuyển đổi số toàn cầu, việc áp dụng công nghệ vào quản trị nhân sự là xu hướng tất yếu giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành để tăng trưởng bền vững.
Chi tiết
27/02/2025 67  Lượt xem
Ngày 27/2, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) công bố chương trình Top 10 & Bản đồ Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2025 với nhiều đổi mới quan trọng.
Chi tiết
25/02/2025 39  Lượt xem
Hiện tại, Bybit đang tìm hiểu nguyên nhân vụ tấn công, đồng thời tìm cách đảm bảo thanh khoản và bảo vệ tài sản của khách hàng.
Chi tiết
25/02/2025 44  Lượt xem
Các đối tượng có những kịch bản lừa đảo rõ ràng, bài bản, chuyên nghiệp kết hợp nhiều hình thức, công nghệ cao để lừa đảo trực tuyến.
Chi tiết
24/02/2025 57  Lượt xem
Sàn giao dịch tiền điện tử Bybit đang kêu gọi các chuyên gia an ninh mạng hỗ trợ truy vết kẻ tấn công sau khi số tiền lớn bị đánh cắp.
Chi tiết
20/02/2025 61  Lượt xem
Trong dịp đầu năm, nhu cầu du lịch tăng cao, tạo điều kiện cho các đối tượng lừa đảo giả mạo fanpage khách sạn, khu nghỉ dưỡng để chiếm đoạt tiền đặt cọc của du khách. Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần kiểm tra kỹ thông tin trước khi đặt phòng và không chuyển tiền khi chưa xác minh được độ uy tín của đối tượng.
Chi tiết
17/02/2025 59  Lượt xem
Google đã công bố 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến mà nhiều người Việt thường xuyên mắc phải, kèm theo đó là những lời khuyên giúp sử dụng Internet an toàn hơn.
Chi tiết
11/02/2025 84  Lượt xem
Sự phát triển của các mô hình trí tuệ nhân tạo mã nguồn mở được chia sẻ công khai dẫn đến những lo ngại AI bị lợi dụng.
Chi tiết
06/02/2025 79  Lượt xem
Google vừa cho biết, mô hình AI mạnh nhất của công ty Gemini đã chính thức được giới thiệu tới tất cả người dùng.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.