024.3225.2096

Luật Công nghiệp công nghệ số tạo cơ chế cho công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Luật Công nghiệp công nghệ số tạo cơ chế chính sách để hiện thực hóa Chiến lược phát triển công nghiêp bán dẫn Việt Nam.
 

Trong những năm vừa qua, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc. Năm 2023 tổng doanh thu ước đạt 529 tỷ USD.
 

Trong bối cảnh toàn cầu đang chứng kiến sự phát triển vô cùng nhanh chóng của một số ngành: công nghiệp ô tô điện, công nghiệp viễn thông, điện toán đám mây, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), ngành công nghiệp bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, dự kiến đạt đến 01 nghìn tỷ USD vào năm 2030.
 

Sự bùng nổ này tạo ra vận hội lớn cho nhiều quốc gia tham gia vào ngành công nghiệp bán dẫn, mang đến thời cơ cho phép các quốc gia đang phát triển có cơ hội tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả phát triển ngành bán dẫn.
 

Luật Công nghiệp công nghệ số tạo cơ chế chính sách để hiện thực hóa Chiến lược phát triển công nghiêp bán dẫn Việt Nam.
 

Luật Công nghiệp công nghệ số tạo cơ chế chính sách để hiện thực hóa Chiến lược phát triển công nghiêp bán dẫn Việt Nam.
 

Thế giới đang cơ cấu lại ngành công nghiệp bán dẫn theo hướng đa dạng hoá nguồn cung với mô hình "X+1", không chỉ về sản xuất mà ở tất cả các công đoạn của công nghiệp bán dẫn. Các nước đã có công nghiệp bán dẫn, hoặc một phần của công nghiệp bán dẫn, đều muốn có thêm một cơ sở nữa ở nước khác để bảo đảm an toàn.
 

Việt Nam có quan hệ chiến lược tốt đẹp với hầu hết các cường quốc công nghiệp bán dẫn nên có thể là một trong ít nước “+1” này và có khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tất cả các công đoạn của công nghiệp bán dẫn.
 

Quyết định 1018/QĐ-TTg ngày 21/09/2024 của Thủ tưởng Chính phủ về Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 (Chiến lược) được ban hành trong bối cảnh hiện nay mang ý nghĩa vô cùng to lớn với sứ mệnh kịp thời nắm bắt, tận dụng cơ hội trong bối cảnh chuyển dịch chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, đồng thời đặt nền móng cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.
 

Việt Nam có cơ hội trở thành một trong các trung tâm công nghiệp bán dẫn, điện tử toàn cầu nhờ những yếu tố quan trọng như: 
 

Việt Nam có những lợi thế đặc biệt về địa chính trị, là điểm đến an toàn và tiềm lực phát triển công nghiệp bán dẫn hàng đầu so với một số quốc gia trong khu vực. Đây là cơ hội cho Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp bán dẫn, điện tử toàn cầu, cụ thể:
 

Việt Nam có hệ thống chính trị ổn định và an ninh xã hội được đảm bảo, điều này mang lại nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp đầu tư và hoạt động. Với mức độ an toàn cao, các rủi ro như bất ổn chính trị, khủng bố hay phá hoại tài sản nhà máy được giảm thiểu đáng kể, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển công nghiệp bán dẫn, điện tử.
 

Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã đặt ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển công nghiệp bán dẫn, thông qua nhiều Nghị quyết ở cấp chính trị cao nhất với những chính sách đặc thù, cụ thể để ưu tiên phát triển cho công nghiệp bán dẫn Việt Nam.
 

Việt Nam có chi phí sinh hoạt, giá lao động, giá điện thấp hơn so với các quốc gia như Malaysia, Thái Lan, Singapore, bên cạnh đó với những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ về miễn thuế thu nhập, thuế đất, thuế xuất nhập khẩu,…  giúp giảm chi phí cho các doanh nghiệp bán dẫn, điện tử đầu tư tại Việt Nam.
 

Việt Nam nằm ở trung tâm của khu vực đang chiếm tới 70% sản lượng sản xuất của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu; nằm trong nhóm các nước có tốc độ phát triển nhanh nhất; là quốc gia có quan hệ đối tác chiến lược với nhiều cường quốc bán dẫn. 
 

Việt Nam là một trong những nước có số lượng FTA nhiều nhất trên thế giới và nhiều nhất trong khu vực với 13 FTA trong khi Singapore có 6 FTA và Malaysia chỉ có 7, thuộc nhóm quốc gia dẫn đầu trong tăng trưởng thương mại toàn cầu, theo đó tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu các sản phẩm điện tử nói chung và vi mạch bán dẫn nói riêng.
 

Việt Nam còn có lợi thế về tỷ lệ dân số trẻ, có năng lực về STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học), có khả năng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu nhân lực để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. 
 

Công nghiệp Bán dẫn là một phân ngành quan trọng của công nghiệp công nghệ số. Dự thảo Luật quy định Chương “Công nghiệp bán dẫn” thay cho “vi mạch bán dẫn” nhằm bảo đảm tính bao quát, tổng thể, đầy đủ các công đoạn của hoạt động công nghiệp bán dẫn, phù hợp với mục tiêu, đối tượng quản lý và đồng bộ với Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn. Dự thảo giao Chính phủ xây dựng chiến lược, cơ chế chính sách riêng để phát triển trong từng thời kỳ.
 

Đây là một nội dung rất quan trọng trong bối cảnh công nghiệp bán dẫn trở thành ngành công nghiệp chủ chốt có vai trò ảnh hưởng đến sự phát triển về kinh tế, xã hội; đồng thời nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư khi rất nhiều tập đoàn toàn cầu lớn bày tỏ quan tâm mong muốn đầu tư vào Việt Nam.
 

Xác định rõ công nghiệp bán dẫn là một hoạt động quan trọng trong công nghiệp công nghệ số, dự thảo Luật đưa ra các quy định về nguyên tắc, phân loại hoạt động, cơ chế, chính sách đặc thù, ưu tiên hơn cho phát triển công nghiệp bán dẫn.


theo VTCNews
Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
31/12/2024 6  Lượt xem
Không ít người dùng có thói quen chia sẻ công khai hình ảnh, video, giọng hát lên mạng xã hội. Tuy nhiên, Cục Điều tra Liên bang Mỹ cảnh báo nên dừng ngay hành động này.
Chi tiết
26/12/2024 20  Lượt xem
Việc xác thực người dùng trên mạng xã hội thường được thực hiện theo 3 hình thức: qua email, số điện thoại di động và số căn cước công dân.
Chi tiết
25/12/2024 20  Lượt xem
Các lĩnh vực được bình chọn gồm: Cơ chế chính sách; Khoa học, công nghệ ứng dụng; Khoa học xã hội và nhân văn; Tôn vinh nhà khoa học.
Chi tiết
24/12/2024 26  Lượt xem
Liên tiếp trong thời gian gần đây, nhiều người dân do không nhận diện được hành vi lừa đảo trên không gian mạng nên vẫn mắc bẫy, trở thành nạn nhân của đối tượng phạm tội.
Chi tiết
17/12/2024 33  Lượt xem
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi, trong phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, lấy người dân là trung tâm, đối tượng phục vụ.
Chi tiết
16/12/2024 22  Lượt xem
Ngày 13/12, Cốc Cốc đã phát hành Báo cáo xu hướng tìm kiếm và lướt web 2024, nhìn lại những mối quan tâm nổi bật của người dùng Việt trên Internet trong năm qua.
Chi tiết
12/12/2024 29  Lượt xem
Sáng nay (12/12), công cụ chatbot tích hợp trí tuệ nhân tạo ChatGPT của OpenAI đã gặp sự cố trên toàn cầu, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng.
Chi tiết
11/12/2024 34  Lượt xem
Năm 2024 tiếp tục ghi nhận sự phát triển vượt trội của trí tuệ nhân tạo khi AI trở nên ngày càng giống người hơn, đạt trình độ siêu việt hơn và chứa cảm xúc nhiều hơn.
Chi tiết
10/12/2024 42  Lượt xem
Trong lĩnh vực y tế, trí tuệ nhân tạo (AI) đã có những đóng góp nổi bật, giúp cải thiện sức khỏe của người tiêu dùng và các bệnh nhân.
Chi tiết
04/12/2024 20  Lượt xem
AI Agents với khả năng hoạt động chủ động, ứng biến các tình huống linh hoạt, đang trở thành xu thế mới tạo đột phá trong năng suất lao động của doanh nghiệp.
Chi tiết
02/12/2024 26  Lượt xem
Theo Nghị định 147/2024/NĐ-CP, chủ tài khoản, kênh, trang, nhóm trên mạng xã hội không được đặt tên tài khoản, kênh, trang, nhóm giống hoặc trùng với tên cơ quan báo chí.
Chi tiết
27/11/2024 52  Lượt xem
Công an TP Hà Nội đề nghị người dân tuyệt đối không cài đặt các ứng dụng theo yêu cầu của đối tượng lạ
Chi tiết
26/11/2024 46  Lượt xem
Khi thế giới dần thích ứng với cuộc cách mạng công nghệ 5G, những cặp mắt nhìn xa trông rộng của ngành công nghệ lại đang đặt vào mục tiêu tiếp theo: mạng 6G.
Chi tiết
25/11/2024 22  Lượt xem
Trẻ em đang đối diện hàng loạt các mối đe doạ trên không gian mạng như tiếp cận thông tin không phù hợp, bắt nạt trực tuyến, nghiện game, nghiện mạng xã hội…
Chi tiết
19/11/2024 24  Lượt xem
Bằng cách giả mạo bộ phận hỗ trợ khách hàng, dụ dỗ người dùng tải về ứng dụng có chứa mã độc, đối tượng xấu có thể chiếm đoạt toàn bộ dữ liệu cá nhân của nạn nhân.
Chi tiết
18/11/2024 49  Lượt xem
Nghị định 147 của Chính phủ được xem như sự mạnh tay rất cần thiết để đảm bảo tính chính danh, rõ ràng hơn trên các nền tảng không gian mạng, chống lừa đảo trực tuyến.
Chi tiết
15/11/2024 43  Lượt xem
Đây là chia sẻ của Tổng Giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa tại phiên hội thảo chiều 14/11 trong khuôn khổ Diễn đàn công nghệ quốc tế FPT 2024.
Chi tiết
06/11/2024 79  Lượt xem
Khi nhận được tin nhắn yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, người dùng cần hết sức cảnh giác, kiểm tra kỹ địa chỉ email của người gửi, xác minh tên miền của trang web.
Chi tiết
05/11/2024 66  Lượt xem
Theo CEO Alphabet Sundar Pichai, Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra hơn một phần tư các đoạn code mới.
Chi tiết
04/11/2024 67  Lượt xem
ChatGPT đã được tích hợp thêm tính năng mới, trở thành một công cụ tìm kiếm với sự hỗ trợ từ AI, có khả năng cạnh tranh với Google và Bing.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.