024.3225.2096

LHQ: Hơn 85% người dân lo ngại về tác động của thông tin sai sự thật trên mạng

Theo khảo sát do Liên Hợp Quốc thực hiện, hơn 85% người dân lo ngại về tác động của thông tin sai sự thật trên mạng và 87% tin rằng nó gây tổn hại đến chính trị của đất nước.
 

Trả lời phóng viên hôm 6/11, Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay cho biết thông tin sai sự thật và thù địch trên mạng – được mạng xã hội thúc đẩy và khuếch đại – tiềm ẩn “rủi ro lớn với gắn kết xã hội, hòa bình và sự ổn định”. Do đó, cần thiết phải có quy định để bảo vệ quyền truy cập thông tin, đồng thời bảo vệ tự do ngôn luận và nhân quyền.
 

ak5s61lp.png
Dù mức độ tin cậy thấp hơn nhiều so với phương tiện truyền thông truyền thống, mạng xã hội vẫn là nguồn cung cấp tin tức phổ biến nhất với người dân. (Ảnh: PA)
 

Khảo sát do UNESCO ủy quyền thực hiện tại 16 quốc gia sẽ tổ chức bầu cử vào năm tới – với tổng số 2,5 tỷ cử tri -  cho thấy nhu cầu về quy định hiệu quả đã trở nên cấp bách như thế nào. 8.000 người đến từ các nước như Áo, Croatia, Mỹ, Algeria, Mexico, Ghana và Ấn Độ chỉ ra 56% người dùng Internet tiếp nhận tin tức chủ yếu từ mạng xã hội, cao hơn nhiều so với truyền hình (44%) hay các website truyền thông (29%).
 

Mạng xã hội là nguồn tin lớn nhất tại gần như mọi quốc gia, bất chấp mức độ tin tưởng trong thông tin mà nó cung cấp thấp hơn đáng kể so với các phương tiện truyền thông truyền thống: 50% so với 66% của truyền hình, 63% của đài phát thanh, 57% của ứng dụng và website truyền thông.
 

Tại tất cả 16 nước, 68% người được hỏi nhất trí mạng xã hội là nơi phát tán tin giả rộng rãi nhất, tiếp đến là ứng dụng nhắn tin (38%). Thông tin sai sự thật được xem là mối đe dọa cụ thể, 85% bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng của nó. 87% tin rằng nó tác động lớn đến đời sống chính trị quốc gia và đóng góp vai trò trong cuộc bầu cử năm 2024.
 

Phát ngôn thù địch cũng đang lan truyền phổ biến: 67% từng chứng kiến trên mạng. 88% người được hỏi muốn chính phủ và các nhà quản lý xử lý cả hai vấn đề, 90% muốn các nền tảng hành động.
 

Mathieu Gallard – Giám đốc Ipsos, đơn vị được UNESCO ủy quyền thực hiện khảo sát – nhận xét mọi người đều rất lo lắng về thông tin sai sự thật, dù họ sống ở nước nào và tuổi tác, học vấn ra sao, nông thôn hay thành thị. Họ đặc biệt lo ngại trong thời gian diễn ra bầu cử và mong muốn mọi bên liên quan xử lý vấn đề.
 

UNESCO đã công bố kế hoạch chống lại thông tin sai sự thật dựa trên 7 nguyên tắc chính, là kết quả từ quy trình cố vấn “chưa từng có” trong hệ thống Liên Hợp Quốc, thu hút hơn 10.000 đóng góp từ 134 quốc gia trong 18 tháng.
 

Theo UNESCO, các cơ quan quản lý công độc lập và có nguồn lực tốt phải được thiết lập ở mọi nơi và nên hợp tác cùng nhau như một phần trong mạng lưới lớn hơn nhằm ngăn chặn các tổ chức kỹ thuật số tận dụng khác biệt pháp lý giữa các nước.
 

Các nền tảng phải kiểm duyệt nội dung hiệu quả trên quy mô lớn, tại mọi khu vực và mọi ngôn ngữ, “có trách nhiệm giải trình và minh bạch liên quan đến các thuật toán gia tăng tối đa tính tương tác mà hy sinh thông tin đáng tin cậy”.
 

Nhà chức trách và nền tảng phải thực hiện các biện pháp mạnh hơn – bao gồm đánh giá rủi ro, báo cáo nội dung, minh bạch hơn nữa xoay quanh quảng cáo chính trị - trong suốt thời gian bầu cử và khi có khủng hoảng như xung đột vũ trang, thảm họa.
 

(Vietnamnet heo The Guardian)


Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
16/01/2025 25  Lượt xem
Sigma Smart Detect - giải pháp phát hiện ra các hình ảnh cần thiết trong các video vừa được công nhận là một trong Top 10 giải pháp Make in Vietnam 2024 về "Công nghệ mới".
Chi tiết
14/01/2025 30  Lượt xem
Vụ kiện trợ lý ảo Siri của Apple nghe lén đã khiến nỗi lo của người dùng về việc smartphone ghi âm cuộc trò chuyện để đề xuất quảng cáo xuất hiện trở lại.
Chi tiết
10/01/2025 46  Lượt xem
Người dân cần đề cao cảnh giác khi nhận được tin nhắn, email với nội dung thông báo khẩn, cẩn trọng xác minh thông qua số điện thoại hoặc các cổng thông tin chính thống.
Chi tiết
08/01/2025 32  Lượt xem
Bối cảnh chính trị của Mỹ sẽ có những thay đổi đáng kể vào năm 2025, và những thay đổi này sẽ tác động mạnh mẽ đến việc điều chỉnh trí tuệ nhân tạo (AI).
Chi tiết
07/01/2025 26  Lượt xem
Chuyên gia bảo mật cảnh báo, những kẻ lừa đảo tiền điện tử có thể đóng giả người tuyển dụng việc làm trực tuyến để đánh lừa nạn nhân, xâm nhập vào thiết bị để rút tiền.
Chi tiết
06/01/2025 50  Lượt xem
Từ điện thoại thông minh, máy tính bảng cho đến các thiết bị gia dụng hiện đại, công nghệ màn hình cảm ứng đang ngày càng phổ biến và tiện dụng.
Chi tiết
03/01/2025 29  Lượt xem
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.
Chi tiết
31/12/2024 35  Lượt xem
Không ít người dùng có thói quen chia sẻ công khai hình ảnh, video, giọng hát lên mạng xã hội. Tuy nhiên, Cục Điều tra Liên bang Mỹ cảnh báo nên dừng ngay hành động này.
Chi tiết
27/12/2024 41  Lượt xem
Luật Công nghiệp công nghệ số tạo cơ chế chính sách để hiện thực hóa Chiến lược phát triển công nghiêp bán dẫn Việt Nam.
Chi tiết
26/12/2024 48  Lượt xem
Việc xác thực người dùng trên mạng xã hội thường được thực hiện theo 3 hình thức: qua email, số điện thoại di động và số căn cước công dân.
Chi tiết
25/12/2024 44  Lượt xem
Các lĩnh vực được bình chọn gồm: Cơ chế chính sách; Khoa học, công nghệ ứng dụng; Khoa học xã hội và nhân văn; Tôn vinh nhà khoa học.
Chi tiết
24/12/2024 70  Lượt xem
Liên tiếp trong thời gian gần đây, nhiều người dân do không nhận diện được hành vi lừa đảo trên không gian mạng nên vẫn mắc bẫy, trở thành nạn nhân của đối tượng phạm tội.
Chi tiết
17/12/2024 54  Lượt xem
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi, trong phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, lấy người dân là trung tâm, đối tượng phục vụ.
Chi tiết
16/12/2024 58  Lượt xem
Ngày 13/12, Cốc Cốc đã phát hành Báo cáo xu hướng tìm kiếm và lướt web 2024, nhìn lại những mối quan tâm nổi bật của người dùng Việt trên Internet trong năm qua.
Chi tiết
12/12/2024 61  Lượt xem
Sáng nay (12/12), công cụ chatbot tích hợp trí tuệ nhân tạo ChatGPT của OpenAI đã gặp sự cố trên toàn cầu, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng.
Chi tiết
11/12/2024 59  Lượt xem
Năm 2024 tiếp tục ghi nhận sự phát triển vượt trội của trí tuệ nhân tạo khi AI trở nên ngày càng giống người hơn, đạt trình độ siêu việt hơn và chứa cảm xúc nhiều hơn.
Chi tiết
10/12/2024 92  Lượt xem
Trong lĩnh vực y tế, trí tuệ nhân tạo (AI) đã có những đóng góp nổi bật, giúp cải thiện sức khỏe của người tiêu dùng và các bệnh nhân.
Chi tiết
04/12/2024 34  Lượt xem
AI Agents với khả năng hoạt động chủ động, ứng biến các tình huống linh hoạt, đang trở thành xu thế mới tạo đột phá trong năng suất lao động của doanh nghiệp.
Chi tiết
02/12/2024 40  Lượt xem
Theo Nghị định 147/2024/NĐ-CP, chủ tài khoản, kênh, trang, nhóm trên mạng xã hội không được đặt tên tài khoản, kênh, trang, nhóm giống hoặc trùng với tên cơ quan báo chí.
Chi tiết
27/11/2024 67  Lượt xem
Công an TP Hà Nội đề nghị người dân tuyệt đối không cài đặt các ứng dụng theo yêu cầu của đối tượng lạ
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.