024.3225.2096

Làm gì để tránh nguy cơ "dính cú lừa" từ các tin nhắn lừa đảo?

Các ứng dụng nhắn tin trên smartphone đã trở thành một trong những nguồn phát tán các nội dung lừa đảo, chủ yếu là các đường liên kết độc hại hoặc chứa mã độc.


 

 

 

Thông tin trên vừa được hãng nghiên cứu bảo mật Kaspersky công bố. Dữ liệu ẩn danh được ghi nhận từ ứng dụng bảo mật Kaspersky Internet Security trên nền tảng Android cho thấy các ứng dụng nhắn tin trên smartphone là một trong những nguồn phát tán nội dung lừa đảo phổ biến nhất.
 

Kaspersky cho biết phần lớn các liên kết độc hại được phát hiện từ tháng 12/2020 đến tháng 5/2021 được gửi qua ứng dụng WhatsApp (89,6%), Telegram (5,6%), Viber (4,7%), Hangouts (chưa đến 1%) và tin nhắn SMS thông thường. Nghiên cứu của Kaspersky cũng cho thấy đã có 91.242 lượt nhấn vào các đường liên kết độc hại được chia sẻ trong các ứng dụng nhắn tin trên toàn cầu, trong giai đoạn từ tháng 12/2020 đến tháng 5/2021, đồng nghĩa với việc nguy cơ bị nhiễm mã độc hoặc bị lừa đảo sau khi nhấn vào các đường link.
 

Làm gì để tránh nguy cơ dính cú lừa từ các tin nhắn lừa đảo? - Ảnh 1.

Tin tặc đang lợi dụng các ứng dụng nhắn tin để phát tán các nội dung lừa đảo và tin nhắn chứa đường link độc hại.


Các quốc gia ghi nhận số tin nhắn có chứa liên kết lừa đảo được phát tán nhiều nhất bao gồm Nga (42% lượng tin nhắn lừa đảo trên toàn cầu), Brazil (17%), Ấn Độ (7%)… Tỷ lệ này ở Việt Nam chỉ là 0,001%. Trên toàn cầu, trung bình có 480 tin nhắn chứa liên kết lừa đảo được gửi đi mỗi ngày.
 

Cũng theo nghiên cứu của Kaspersky, các ứng dụng nhắn tin vượt xa hơn mạng xã hội khoảng 20% về mức độ phổ biến và mục đích sử dụng để giao tiếp. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vào năm 2020, lượng người dùng toàn cầu của các ứng dụng nhắn tin lên tới 2,7 tỷ người và dự kiến sẽ tăng lên 3,1 tỷ vào năm 2023 - gần 40% dân số thế giới. Đó chính là lý do khiến các ứng dụng nhắn tin trở thành nguồn phát tán nội dung lừa đảo phổ biến.
 

"Số liệu cho thấy lừa đảo qua ứng dụng nhắn tin vẫn là một trong những phương thức phổ biến nhất. Điều này có thể vì độ phổ biến của các ứng dụng cũng như khả năng tích hợp công cụ tấn công từ tội phạm mạng. Việc xác định lừa đảo đôi khi gặp nhiều khó khăn chỉ vì một vài thay đổi hoặc lỗi nhỏ. Cảnh giác kết hợp với công nghệ chống lừa đảo là sẽ là giải pháp để chống lừa đảo trong các ứng dụng nhắn tin", Tatyana Shcherbakova, Nhà Phân tích cấp cao về Nội dung Web tại Kaspersky cho biết.
 

Để giảm thiểu nguy cơ bị lừa đảo và nhận biết các đường liên kết độc hại được gửi qua các ứng dụng nhắn tin, các chuyên gia bảo mật khuyến nghị người dùng nên:
 

- Cảnh giác và kiểm tra kỹ đường link liên kết được gửi qua các ứng dụng nhắn tin. Tìm các lỗi chính tả khác thường trong đường link trang web bởi lẽ những kẻ lừa đảo có thể gửi đường link giả mạo các trang web nổi tiếng hoặc các trang web về ngân hàng. Ngay cả khi tin nhắn và trang web trông giống như thật, các liên kết ẩn rất có thể sẽ có lỗi chính tả hoặc chúng có thể chuyển hướng bạn đến một trang khác.
 

- Kế hoạch dây chuyền là một phương thức phổ biến, trong đó kẻ lừa đảo yêu cầu người dùng chia sẻ liên kết độc hại với bạn bè, sau đó lan truyền đến nhiều người dùng khác. Hãy lưu ý và không chia sẻ bất kỳ liên kết đáng ngờ nào với người khác.
 

- Những kẻ lừa đảo thường sử dụng WhatsApp và các ứng dụng nhắn tin khác để liên lạc với những người dùng được tìm thấy trên một nguồn tài nguyên hợp pháp (ví dụ như sàn mua bán và dịch vụ đặt chỗ ở…) và cũng sử dụng chúng như một phương thức liên lạc trong các tin nhắn độc hại.
 

- Ngay cả khi một tin nhắn hoặc email được gửi đến từ một trong những người bạn thân nhất của bạn, hãy nhớ rằng tài khoản của họ cũng có thể đã bị tấn công. Hãy thận trọng trong mọi tình huống. Ngay cả khi một tin nhắn có vẻ thân thiện, hãy cảnh giác với các liên kết và tệp đính kèm.
 

- Cài đặt và sử dụng một phần mềm, ứng dụng bảo mật đáng tin cậy để giúp tăng cường bảo mật cho thiết bị của mình.


theo VTV


Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
01/04/2025 37  Lượt xem
Nvidia cho biết, với nền tảng chip trí tuệ nhân tạo tiếp theo của mình, AI sẽ vượt ra khỏi khuôn khổ các chatbot để tiến xa hơn vào cuộc sống thực.
Chi tiết
31/03/2025 23  Lượt xem
Cuộc đua kiểm soát ngành bán dẫn đang trở thành chìa khóa quyền lực trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo.
Chi tiết
27/03/2025 20  Lượt xem
Nhiều người dùng thường có thói quen tìm kiếm các công cụ chuyển đổi file hoặc tải video miễn phí trên Google. Đây là thói quen
Chi tiết
25/03/2025 24  Lượt xem
Một tờ báo đã cho ra phiên bản sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho hầu hết mọi công đoạn, từ tạo các bài viết, tiêu đề, trích dẫn cho đến tinh chỉnh nội dung.
Chi tiết
20/03/2025 30  Lượt xem
Các công ty công nghệ của Trung Quốc đang tăng cường phát triển các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) để cạnh tranh với những đối thủ khác trên toàn cầu.
Chi tiết
19/03/2025 41  Lượt xem
Google Assistant sẽ sớm biến mất khỏi hầu hết các thiết bị di động, nhường chỗ cho Gemini – trợ lý AI mới mạnh mẽ hơn.
Chi tiết
18/03/2025 35  Lượt xem
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vừa phát đi cảnh báo về sự gia tăng của mã độc tống tiền (ransomware) từ nhóm Medusa, đe dọa người dùng Gmail, Outlook và VPN.
Chi tiết
17/03/2025 22  Lượt xem
Mới đây, Microsoft đã phát hiện một chiến dịch tấn công giả mạo (phishing) trang web du lịch trực tuyến để đánh cắp thông tin đăng nhập trên hệ thống bị xâm nhập.
Chi tiết
12/03/2025 40  Lượt xem
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 56/TB-VPCP ngày 23/02/2025 kết luận Phiên họp tổng kết hoạt động Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Chi tiết
10/03/2025 45  Lượt xem
Trí tuệ nhân tạo (AI) không ngừng phát triển theo thời gian và dần trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại.
Chi tiết
03/03/2025 31  Lượt xem
Nhiều ứng dụng độc hại được thiết kế để hỗ trợ các hoạt động cho vay nặng lãi, tống tiền và cưỡng đoạt tài sản, thường ngụy trang thành các ứng dụng tài chính hợp pháp.
Chi tiết
27/02/2025 52  Lượt xem
Trong bối cảnh chuyển đổi số toàn cầu, việc áp dụng công nghệ vào quản trị nhân sự là xu hướng tất yếu giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành để tăng trưởng bền vững.
Chi tiết
27/02/2025 58  Lượt xem
Ngày 27/2, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) công bố chương trình Top 10 & Bản đồ Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2025 với nhiều đổi mới quan trọng.
Chi tiết
25/02/2025 32  Lượt xem
Hiện tại, Bybit đang tìm hiểu nguyên nhân vụ tấn công, đồng thời tìm cách đảm bảo thanh khoản và bảo vệ tài sản của khách hàng.
Chi tiết
25/02/2025 37  Lượt xem
Các đối tượng có những kịch bản lừa đảo rõ ràng, bài bản, chuyên nghiệp kết hợp nhiều hình thức, công nghệ cao để lừa đảo trực tuyến.
Chi tiết
24/02/2025 49  Lượt xem
Sàn giao dịch tiền điện tử Bybit đang kêu gọi các chuyên gia an ninh mạng hỗ trợ truy vết kẻ tấn công sau khi số tiền lớn bị đánh cắp.
Chi tiết
20/02/2025 54  Lượt xem
Trong dịp đầu năm, nhu cầu du lịch tăng cao, tạo điều kiện cho các đối tượng lừa đảo giả mạo fanpage khách sạn, khu nghỉ dưỡng để chiếm đoạt tiền đặt cọc của du khách. Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần kiểm tra kỹ thông tin trước khi đặt phòng và không chuyển tiền khi chưa xác minh được độ uy tín của đối tượng.
Chi tiết
17/02/2025 52  Lượt xem
Google đã công bố 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến mà nhiều người Việt thường xuyên mắc phải, kèm theo đó là những lời khuyên giúp sử dụng Internet an toàn hơn.
Chi tiết
11/02/2025 71  Lượt xem
Sự phát triển của các mô hình trí tuệ nhân tạo mã nguồn mở được chia sẻ công khai dẫn đến những lo ngại AI bị lợi dụng.
Chi tiết
06/02/2025 58  Lượt xem
Google vừa cho biết, mô hình AI mạnh nhất của công ty Gemini đã chính thức được giới thiệu tới tất cả người dùng.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.