024.3225.2096

Giải pháp hội nghị trực tuyến tại Việt Nam sẽ phát triển theo xu hướng nguồn mở

Tại lễ ra mắt giải pháp họp trực tuyến CoMeet, đại diện Bộ TT&TT cho biết, giải pháp phát triển sử dụng mã nguồn mở là một trong hai xu hướng chủ đạo Bộ TT&TT định hướng phát triển thị trường hội nghị truyền hình trực tuyến tại Việt Nam.
 

Ngày 29/5/2020, Bộ TT&TT tổ chức lễ khai trương giải pháp hội nghị trực tuyến do Liên minh CoMeet gồm 6 thành viên là CMC TS, NetNam, iWay, CyRadar, FDS và DQN cung cấp.


Dưới sự bảo trợ của Bộ TT&TT, với sự đồng hành của Cục Tin học hóa và Câu lạc bộ Phần mềm Tự do Nguồn mở Việt Nam (VFOSSA), giải pháp hội nghị trực tuyến CoMeet đã được Liên minh đưa vào hoạt động từ tháng 4/2020, kịp thời đáp ứng nhu cầu sử dụng các công cụ làm việc online trong đợt giãn cách xã hội do ảnh hưởng đại dịch toàn cầu Covid-19.
 

Giải pháp hội nghị trực tuyến tại Việt Nam sẽ phát triển theo xu hướng nguồn mở
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cùng đại diện VFOSSA, Liên minh CoMeet thực hiện nghi thức ra mắt giải pháp hội nghị truyền hình trực tuyến trên nền tảng nguồn mở Jitsi.


Giải pháp hội nghị truyền hình trực tuyến trên nền nguồn mở Jitsi của Liên minh CoMeet đang được triển khai cung cấp với nhiều dịch vụ, từ tư vấn, thiết kế, triển khai, tích hợp, hỗ trợ đến bảo trì hệ thống. Chi phí các gói giải pháp dành cho tổ chức, doanh nghiệp ước tính từ 349 triệu đồng cho một lần triển khai và bảo trì, cập nhật nâng cấp phiên bản, hỗ trợ kỹ thuật trong 1 năm đầu tiên. Các năm sau chỉ phát sinh chi phí dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật nếu cần, không có chi phí bản quyền phần mềm.


Các tính năng đáng chú ý của giải pháp gồm: tổ chức hội họp trực tuyến, không hạn chế số điểm tham gia, chia sẻ màn hình của tất cả các thành viên theo điều phối của người quản trị, trò chuyện riêng qua tính năng Chat, ghi lại nội dung cuộc họp…Đặc biệt, người dùng có thể yên tâm về tính an toàn, bảo mật nhờ mã hóa dữ liệu và chế độ kiểm soát thành viên tham gia họp. Hiện nay, người dùng có thể dễ dàng sử dụng dịch vụ trên tất cả các nền tảng MS Windows, MAC OS, iOS, Android.
 

Giải pháp hội nghị trực tuyến tại Việt Nam sẽ phát triển theo xu hướng nguồn mở
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng phát biểu tại lễ ra mắt.


Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng nhận định, sau bước đầu thâm nhập thị trường nhờ “cú huých” từ dịch bệnh Covid-19, các giải pháp hội nghị trực tuyến sẽ tăng trưởng mạnh do người dùng đã hình thành thói quen học tập, làm việc mới. Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cũng cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội, xây dựng và phát triển các giải pháp để xây dựng thị trường.


Thứ trưởng cũng cho biết, để định hướng phát triển cho thị trường hội nghị truyền hình trực tuyến tại Việt Nam, Bộ TT&TT đã xác định 2 xu hướng chủ đạo chính. Một là, giải pháp do doanh nghiệp Việt Nam tự xây dựng, phát triển như nền tảng hội nghị trực tuyến Zavi vừa được Bộ TT&TT khai trương ngày 15/5/2020. Hai là giải pháp phát triển sử dụng mã nguồn mở, trong đó giải pháp hội nghị trực tuyến CoMeet được ra mắt hôm nay là một điển hình tiêu biểu cho việc sử dụng nguồn mở, làm chủ công nghệ để trển khai các giải pháp, cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp, tổ chức, các cá nhân có nhu cầu.


Theo Thứ trưởng, Liên minh CoMeet đã đưa dịch vụ ra thị trường bằng một mô hình hợp tác kinh doanh mới, đó là: Từ thế mạnh của từng thành viên, các công ty phối hợp, hợp lực để cung cấp giải pháp, dịch vụ Hội nghị trực tuyến trên nền phần mềm nguồn mở, nhờ đó mang lại giải pháp hội nghị trực tuyến toàn diện, riêng tư, tích hợp linh hoạt cho các tổ chức, doanh nghiệp, dùng băng thông Internet trong nước, đảm bảo an toàn và bảo mật.


“Điều này đã một lần nữa khẳng định, với sự đoàn kết, nhất trí, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tạo ra càng nhiều dịch vụ, sản phẩm Make in Vietnam đạt chuẩn quốc tế, đóng góp vào sự nghiệp tự chủ công nghệ, giảm phụ thuộc các nền tảng nước ngoài, góp phần thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia”, Thứ trưởng nói.
 

Bộ TT&TT kêu gọi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu hội họp trực tuyến sẽ ưu tiên lựa chọn, sử dụng các giải pháp, dịch vụ do doanh nghiệp Việt Nam cung cấp. Sự ủng hộ của khách hàng trong nước sẽ giúp các doanh nghiệp công nghệ số mau chóng chiếm lĩnh thị trường, tạo nền tảng hoàn thiện, củng cố, phát triển sản phẩm, tiến tới vươn ra thị trường quốc tế, nâng cao năng lực của của doanh nghiệp trong nước nói chung, thực hiện khát vọng Vì một Việt Nam hùng cường.
 

Giải pháp hội nghị trực tuyến tại Việt Nam sẽ phát triển theo xu hướng nguồn mở
Giải pháp hội nghị trực tuyến tại Việt Nam sẽ phát triển theo xu hướng nguồn mở
Liên minh CoMeet thực hiện cuộc họp trực tuyến kết nối 7 điểm trên toàn quốc sử dụng giải pháp của Liên minh.


Tại sự kiện, trước sự chứng kiến của Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, Liên minh CoMeet đã thực hiện cuộc họp trực tuyến kết nối 7 đầu cầu tại các địa điểm trên 2 miền Nam, Bắc sử dụng giải pháp hội nghị truyền hình trực tuyến CoMeet.


Chia sẻ tại buổi lễ, đại diện Liên minh CoMeet cho biết thêm, thời gian vừa qua, các doanh nghiệp CNTT Việt Nam đã có cơ hội thể hiện năng lực, làm chủ công nghệ, giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài và giúp đỡ những doanh nghiệp khác chuyển đổi số.


“Giải pháp họp trực tuyến “Made in Vietnam” trên nền tảng phần mềm nguồn mở Jitsi của CoMeet tận dụng băng thông nội địa, không phụ thuộc vào đường truyền quốc tế. Nhờ đó, trong những sự cố đứt cáp quang biển gần đây, giải pháp họp trực tuyến CoMeet vẫn hoạt động ổn định.


Giải pháp cũng đảm bảo an toàn, bảo mật tuyệt đối khi giải pháp sẵn sàng cho mã hoá bảo mật từ đầu cuối. Các tổ chức sử dụng có mã nguồn trong tay nên đảm bảo loại trừ được hoàn toàn các vấn đề thất thoát thông tin, nghe lén…”, đại diện Liên minh CoMeet nhấn mạnh.

theo ICTNews

Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
01/04/2025 37  Lượt xem
Nvidia cho biết, với nền tảng chip trí tuệ nhân tạo tiếp theo của mình, AI sẽ vượt ra khỏi khuôn khổ các chatbot để tiến xa hơn vào cuộc sống thực.
Chi tiết
31/03/2025 23  Lượt xem
Cuộc đua kiểm soát ngành bán dẫn đang trở thành chìa khóa quyền lực trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo.
Chi tiết
27/03/2025 20  Lượt xem
Nhiều người dùng thường có thói quen tìm kiếm các công cụ chuyển đổi file hoặc tải video miễn phí trên Google. Đây là thói quen
Chi tiết
25/03/2025 25  Lượt xem
Một tờ báo đã cho ra phiên bản sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho hầu hết mọi công đoạn, từ tạo các bài viết, tiêu đề, trích dẫn cho đến tinh chỉnh nội dung.
Chi tiết
20/03/2025 30  Lượt xem
Các công ty công nghệ của Trung Quốc đang tăng cường phát triển các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) để cạnh tranh với những đối thủ khác trên toàn cầu.
Chi tiết
19/03/2025 41  Lượt xem
Google Assistant sẽ sớm biến mất khỏi hầu hết các thiết bị di động, nhường chỗ cho Gemini – trợ lý AI mới mạnh mẽ hơn.
Chi tiết
18/03/2025 35  Lượt xem
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vừa phát đi cảnh báo về sự gia tăng của mã độc tống tiền (ransomware) từ nhóm Medusa, đe dọa người dùng Gmail, Outlook và VPN.
Chi tiết
17/03/2025 22  Lượt xem
Mới đây, Microsoft đã phát hiện một chiến dịch tấn công giả mạo (phishing) trang web du lịch trực tuyến để đánh cắp thông tin đăng nhập trên hệ thống bị xâm nhập.
Chi tiết
12/03/2025 40  Lượt xem
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 56/TB-VPCP ngày 23/02/2025 kết luận Phiên họp tổng kết hoạt động Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Chi tiết
10/03/2025 45  Lượt xem
Trí tuệ nhân tạo (AI) không ngừng phát triển theo thời gian và dần trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại.
Chi tiết
03/03/2025 32  Lượt xem
Nhiều ứng dụng độc hại được thiết kế để hỗ trợ các hoạt động cho vay nặng lãi, tống tiền và cưỡng đoạt tài sản, thường ngụy trang thành các ứng dụng tài chính hợp pháp.
Chi tiết
27/02/2025 53  Lượt xem
Trong bối cảnh chuyển đổi số toàn cầu, việc áp dụng công nghệ vào quản trị nhân sự là xu hướng tất yếu giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành để tăng trưởng bền vững.
Chi tiết
27/02/2025 59  Lượt xem
Ngày 27/2, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) công bố chương trình Top 10 & Bản đồ Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2025 với nhiều đổi mới quan trọng.
Chi tiết
25/02/2025 33  Lượt xem
Hiện tại, Bybit đang tìm hiểu nguyên nhân vụ tấn công, đồng thời tìm cách đảm bảo thanh khoản và bảo vệ tài sản của khách hàng.
Chi tiết
25/02/2025 38  Lượt xem
Các đối tượng có những kịch bản lừa đảo rõ ràng, bài bản, chuyên nghiệp kết hợp nhiều hình thức, công nghệ cao để lừa đảo trực tuyến.
Chi tiết
24/02/2025 50  Lượt xem
Sàn giao dịch tiền điện tử Bybit đang kêu gọi các chuyên gia an ninh mạng hỗ trợ truy vết kẻ tấn công sau khi số tiền lớn bị đánh cắp.
Chi tiết
20/02/2025 55  Lượt xem
Trong dịp đầu năm, nhu cầu du lịch tăng cao, tạo điều kiện cho các đối tượng lừa đảo giả mạo fanpage khách sạn, khu nghỉ dưỡng để chiếm đoạt tiền đặt cọc của du khách. Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần kiểm tra kỹ thông tin trước khi đặt phòng và không chuyển tiền khi chưa xác minh được độ uy tín của đối tượng.
Chi tiết
17/02/2025 53  Lượt xem
Google đã công bố 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến mà nhiều người Việt thường xuyên mắc phải, kèm theo đó là những lời khuyên giúp sử dụng Internet an toàn hơn.
Chi tiết
11/02/2025 72  Lượt xem
Sự phát triển của các mô hình trí tuệ nhân tạo mã nguồn mở được chia sẻ công khai dẫn đến những lo ngại AI bị lợi dụng.
Chi tiết
06/02/2025 58  Lượt xem
Google vừa cho biết, mô hình AI mạnh nhất của công ty Gemini đã chính thức được giới thiệu tới tất cả người dùng.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.