024.3225.2096

Dữ liệu số sẽ là nền tảng để phát triển, hướng tới Chính phủ số

Theo Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT), Nghị định về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước đã nhấn mạnh vào “dữ liệu số”, thể hiện tinh thần dữ liệu số sẽ là nền tảng để phát triển hướng tới Chính phủ số.

Dữ liệu sẽ là yếu tố cốt lõi trong xây dựng Chính phủ điện tử
 

Nghị định 47/2020/NĐ-CP về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước (Nghị định 47) mới được Chính phủ ban hành, sẽ có hiệu lực từ ngày 25/5 tới. Theo Cục Tin học hóa, đây là một mốc quan trọng trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số.
 

Nghị định 47 đã xác định rõ vị trí và tầm quan trọng của dữ liệu số trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số. Nghị định này cũng là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên đặt trọng tâm vào vấn đề dữ liệu trong Chính phủ điện tử.


Tại Nghị định, các nội dung về quản lý dữ liệu trong cơ quan nhà nước để xây dựng hạ tầng dữ liệu trong Chính phủ điện tử bền vững và nhất quán đã được quy định, làm rõ.
 

Cụ thể, Nghị định quy định quy trình, yêu cầu để xác lập danh mục cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia, CSDL của bộ, ngành địa phương đã được quy định tại Luật CNTT. Các CSDL này sẽ tạo thành hệ thống các CSDL lõi trong cơ quan nhà nước có mối quan hệ, thống nhất với nhau.
 

Trước đây, các cơ quan nhà nước chỉ tập trung xây dựng dữ liệu phục vụ nhu cầu nội bộ. Điều này làm hạn chế chia sẻ dữ liệu và là nguyên nhân dẫn tới sự cát cứ, trùng lặp. Giải quyết tình trạng này, Nghị định mới quy định, dữ liệu phải được xây dựng tạo thuận lợi chia sẻ cho bên ngoài, được xác định ngay từ khi xây dựng.
 

Nghị định 47 cũng xác định rõ vai trò của dữ liệu đối với phát triển Chính phủ số. “Nghị định đã đặt vấn đề Chính phủ cũng như các bộ, ngành địa phương phải có chiến lược về dữ liệu để định hình phương hướng và tầm nhìn khi triển khai xây dựng dữ liệu với sự dẫn dắt của Chiến lược dữ liệu quốc gia. Đây là nhiệm vụ phải thực hiện trong thời gian tới”, đại diện Cục Tin học hóa cho hay.
 


Cùng với đó, Nghị định mới cũng nhấn mạnh dữ liệu là yếu tố trọng tâm để phát triển Chính phủ điện tử phục vụ người dân, doanh nghiệp. Ngay trong Nguyên tắc của Nghị định đã khẳng định: Dữ liệu hình thành trong hoạt động của cơ quan nhà nước được chia sẻ phục vụ các hoạt động của cơ quan nhà nước hướng tới phục vụ người dân, doanh nghiệp.
 

Đồng thời, Nghị định đưa ra quy định để thực thi nguyên tắc thu thập dữ liệu một lần “Once-Only”. Nghĩa là, khi dữ liệu đã được cơ quan nhà nước thu thập và quản lý, chia sẻ thì cơ quan nhà nước sẽ không được yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp lại. Nội dung này được đề cập trong cả Nguyên tắc chung của Nghị định cũng như Nguyên tắc quản lý dữ liệu.
 

Đáng chú ý, Nghị định quy định, công dân, doanh nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước đang quản lý dữ liệu cá nhân của mình chia sẻ cho cơ quan nhà nước khác. Quy định này giúp hạn chế việc phải cung cấp lại dữ liệu, tạo thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp và đơn giản hóa thủ tục hành chính.
 

Đơn giản hóa quá trình kết nối, chia sẻ dữ liệu số
 

Một điểm mới nữa trong Nghị định 47, theo phân tích của đại diện Cục Tin học hóa, là các quy định được dựa trên các cách thức tiếp cận về dữ liệu, chia sẻ dữ liệu, sử dụng công nghệ mới trong bối cảnh hiện nay.
 

Cụ thể, Nghị định quy định sử dụng dịch vụ chia sẻ dữ liệu làm nền tảng cơ bản cho hoạt động kết nối, chia sẻ dữ liệu trong cơ quan nhà nước. Theo đó, thay vì triển khai kết nối theo hướng “bắt tay trực tiếp”, “xin-cho”, Nghị định đưa vào các quy định theo hướng chia sẻ dữ liệu là "phục vụ cho các cơ quan khác qua dịch vụ chia sẻ dữ liệu”, theo đăng ký, yêu cầu.
 

Dịch vụ chia sẻ dữ liệu được triển khai qua giao diện API của hệ thống thông tin - cách thức thông dụng, phổ biến hiện nay. “Việc xác định chia sẻ dữ liệu qua dịch vụ cũng là tiền đề để triển khai các giải pháp mới, hướng tới xây dựng đám mây dữ liệu của Chính phủ số trong tương lai”, đại diện Cục Tin học hóa nêu.
 

Việc chia sẻ dữ liệu cũng được quy định qua 2 hình thức chia sẻ dữ liệu mặc định và chia sẻ dữ liệu theo yêu cầu đặc thù, đáp ứng tất cả các trường hợp chia sẻ dữ liệu thực tế. Chia sẻ dữ liệu mặc định được ưu tiên triển khai và xác định: coi dữ liệu như “hàng hóa” được chuẩn hóa nhằm cung cấp rộng rãi cho các cơ quan nhà nước, tạo thuận lợi tối đa cho lưu thông dữ liệu trong Chính phủ điện tử.
 

Đặc biệt, lần đầu tiên Nghị định đã đưa ra chính sách để thực hiện các công việc quản trị dữ liệu. Theo Cục Tin học hóa, đây là nội dung rất cần thiết khi dữ liệu ngày càng đóng vai trò và trọng tâm trong ứng dụng CNTT để bảo đảm dữ liệu ngày càng bền vững, tin cậy và được làm giầu.
 

Cụ thể, để thực hiện quản trị dữ liệu, các cơ quan nhà nước sẽ phải thực hiện các nội dung công việc như kiểm kê, đánh giá chất lượng dữ liệu hàng năm, tích hợp dữ liệu phục vụ ra quyết định, xây dựng chiến lược dữ liệu để có tầm nhìn dài hạn về phát triển dữ liệu.
 

Cùng với đó, để giải quyết vướng mắc và thúc đẩy quá trình chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước, Nghị định 47 còn quy định rõ quá trình cung cấp, chia sẻ và sử dụng dữ liệu trong cơ quan nhà nước.
 

Trong đó nhấn mạnh, quá trình kết nối và chia sẻ dữ liệu là quá trình chuẩn bị sẵn sàng, đăng ký và cấp quyền khai thác các dịch vụ dữ liệu (chia sẻ dữ liệu mặc định) và được chuẩn hóa phù hợp với đa mục đích khai thác khác nhau. Chỉ khi dịch vụ dữ liệu chưa có sẵn thì các cơ quan mới cần trao đổi và chia sẻ dữ liệu theo yêu cầu đặc thù. Điều này giúp các dịch vụ dữ liệu ngày càng tin gọn và hiệu quả, thuận lợi cho việc quản lý, vận hành, duy trì và tiết kiệm kinh phí.
 

Việc đăng ký và đáp ứng chia sẻ dữ liệu cũng như quản lý, đáp ứng các yêu cầu chia sẻ dữ liệu được thực hiện trực tuyến dựa trên các hệ thống quản lý dịch vụ chia sẻ dữ liệu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cũng như tăng cường tính minh bạch, có kiểm soát của quá trình chia sẻ dữ liệu. Xử lý vướng mắc cũng có quy định rõ ràng cho các cơ quan khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện.
 

Thiết lập nền tảng cho Chính phủ mở
 

Chính phủ mở là một nấc phát triển của Chính phủ điện tử, khi Chính phủ cung cấp dữ liệu cho cộng đồng để thực hiện chủ trương “Nhà nước kiến tạo phát triển”. Lần đầu tiên, một văn bản pháp lý đưa nội dung “Dữ liệu mở của cơ quan nhà nước” đánh dấu một mốc quan trọng để thực thi chủ trương này. Đồng thời, cũng thể hiện sự tích cực của Việt Nam khi sẵn sàng cung cấp dữ liệu mở cho cộng đồng, người dân, doanh nghiệp.
 

“Quy định pháp lý về dữ liệu mở cũng là một nội dung khá mới không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều nước trên thế giới khi công bố dữ liệu mở của các nước chủ yếu được triển khai dưới dạng sáng kiến”, đại diện Cục Tin học hóa cho biết.
 

Tại Nghị định 47, nội dung quy định về dữ liệu mở được xây dựng trên cơ sở tương thích với các quy định thông dụng phổ biến trên thế giới như: dữ liệu mở phải toàn vẹn, phản ánh đầy đủ thông tin cần cung cấp, cập nhật, máy có thể đọc được, ở định dạng mở, miễn phí, tự do sử dụng...
 

Nghị định mới cũng quy định các cơ quan nhà nước phải xây dựng một kế hoạch và triển khai cung cấp dữ liệu mở theo kế hoạch đã xây dựng. Kế hoạch phải đảm bảo có yêu cầu tối thiểu và phù hợp với nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Cơ chế triển khai dữ liệu mở cũng tạo cơ hội cho người dân, doanh nghiệp trong xã hội, cộng đồng tham gia ý kiến phản hồi, đóng góp mở rộng dữ liệu mở.


theo ICTNews
Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
21/10/2024 11  Lượt xem
Các công nghệ mới trong lĩnh vực quảng cáo như AI, AR... sẽ giúp tăng khả năng sáng tạo và kết nối giữa người dùng và thương hiệu.
Chi tiết
17/10/2024 37  Lượt xem
Các nhà nghiên cứu cho rằng, AI đang gây ra "cơn sóng thần" về lịch sử giả mạo, đặc biệt là hình ảnh.
Chi tiết
15/10/2024 44  Lượt xem
Trợ lý AI của Meta ra mắt trên Facebook, Instagram và kính Ray-Ban, nhưng gây tranh cãi về quyền riêng tư và thu thập dữ liệu người dùng.
Chi tiết
11/10/2024 69  Lượt xem
Meta thông báo sẽ sớm triển khai trợ lý ảo Meta AI tại nhiều quốc gia, gồm có Việt Nam trong vài tuần tới.
Chi tiết
09/10/2024 92  Lượt xem
Sóng 5G đã được phủ ở 55 tỉnh, thành phố, còn Hà Nội và TP HCM đã triển khai sớm và phổ biến ở một số quận nội thành.
Chi tiết
08/10/2024 56  Lượt xem
Trước tình trạng lừa đảo trên không gian mạng ngày càng phức tạp, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nhiều biện pháp quyết liệt.
Chi tiết
04/10/2024 67  Lượt xem
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực truyền thông nhưng liệu nó có thực sự mang lại lợi ích như kỳ vọng?
Chi tiết
03/10/2024 172  Lượt xem
Chuyên gia AI Noam Shazeer từng rời Google để thành lập Character.AI trước khi được chiêu mộ trở về để lãnh đạo việc phát triển Gemini.
Chi tiết
02/10/2024 86  Lượt xem
Các chuyên gia an toàn thông tin đã lên tiếng cảnh báo về sự gia tăng của những cuộc tấn công Evil Twin nhằm vào Wi-Fi công cộng tại các sân bay hay quán cà phê.
Chi tiết
30/09/2024 57  Lượt xem
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ camera và kết nối Internet đã mang lại nhiều lợi ích nhưng đồng thời cũng tạo ra những lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn.
Chi tiết
26/09/2024 475  Lượt xem
Ngày 25/9, Google đã thay đổi ảnh đại diện trên trang chủ bằng một doodle thú vị nhằm tôn vinh món ăn mang tính thời đại khi xem phim, đó là bỏng ngô hay bắp rang bơ.
Chi tiết
25/09/2024 69  Lượt xem
18 doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR (Investor Relations-Quan hệ nhà đầu tư) tốt nhất năm 2024 đã được vinh danh hôm 24/9.
Chi tiết
24/09/2024 67  Lượt xem
Văn phòng UBND TP Hà Nội đề nghị Sở Nội vụ bổ sung nội dung kiểm tra việc giải quyết các phản ánh, kiến nghị của người dân trên ứng dụng iHanoi khi kiểm tra công vụ.
Chi tiết
19/09/2024 130  Lượt xem
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, với 0,7709 điểm trong năm 2024, Việt Nam được xếp vào nhóm "Chính phủ điện tử rất cao", đứng thứ 71/193, tăng 15 bậc so với năm 2022.
Chi tiết
18/09/2024 128  Lượt xem
Việc biết cách chặn kênh YouTube có nội dung xấu là vô cùng cần thiết để tránh bị làm phiền và ảnh hưởng bởi những nội dung có ảnh hưởng tiêu cực này.
Chi tiết
17/09/2024 88  Lượt xem
Ngày 16/9, nhiều người dùng Việt Nam cảm thấy hứng thú khi có thể trải nghiệm tính năng bình luận ẩn danh trên mạng xã hội Facebook.
Chi tiết
16/09/2024 131  Lượt xem
Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định kéo dài thời hạn cung cấp dịch vụ 2G Only thêm 1 tháng, tức là sẽ tắt sóng 2G vào ngày 16/10 thay vì 16/9 như thông báo trước đây.
Chi tiết
12/09/2024 160  Lượt xem
Ngày 12/9, VNPT tổ chức lễ phát động quyên góp, ủng hộ các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 và công bố gói hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trị giá 50 tỷ đồng.
Chi tiết
09/09/2024 204  Lượt xem
Ngày 8/9, hàng nghìn nhân lực viễn thông đã tích cực xử lý sự cố, phục hồi hạ tầng viễn thông, giúp kết nối lại hệ thống thông tin liên lạc.
Chi tiết
05/09/2024 114  Lượt xem
Chào đón các học sinh tại trường giờ đây ngoài thầy cô còn có robot và phần mềm học tập. Liệu đã đến lúc công nghệ AI trở thành một phần không thể thiếu trên giảng đường?
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.