024.3225.2096

Cuộc đua 6G: Khi các cường quốc công nghệ "tăng tốc" đến tương lai

Khi thế giới dần thích ứng với cuộc cách mạng công nghệ 5G, những cặp mắt nhìn xa trông rộng của ngành công nghệ lại đang đặt vào mục tiêu tiếp theo: mạng 6G.


Các quốc gia đều tăng tốc và dồn lực để có thể dẫn đầu cuộc đua đến mạng 6G (Ảnh: NextrendsAsia)
 
 

Dù phần lớn đang dừng ở giai đoạn khái niệm và dự kiến còn nhiều năm nữa mới được triển khai thương mại, 6G hứa hẹn sẽ định nghĩa lại giới hạn của công nghệ không dây, mang đến tốc độ nhanh hơn, độ trễ thấp hơn và độ tin cậy cao hơn.
 

6G khác gì so với 5G?
 

Trong khi mạng 5G cung cấp tốc độ gigabit, độ trễ thấp và khả năng xử lý dữ liệu khổng lồ, 6G hướng tới việc mở rộng những giới hạn đó. Các chuyên gia dự đoán rằng, 6G có thể cung cấp băng thông ở cấp độ terabit, độ trễ chỉ tính bằng micro giây, mang lại sự cải thiện gấp 100 lần so với khả năng của 5G.
 

Theo báo cáo về thị trường 6G của hãng nghiên cứu TechSci Research (Ấn Độ), thị trường 6G toàn cầu dự kiến sẽ phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn dự đoán 2024 - 2035 do nhu cầu 6G để liên lạc ngày càng tăng và ứng dụng các mạng có độ trễ thấp trong nhiều ngành công nghiệp.
 

Một trong những mục tiêu chính của 6G là cho phép giao tiếp với độ trễ chỉ còn một micro giây. Điều này có nghĩa là tốc độ sẽ nhanh hơn gấp 1.000 lần, hay chỉ còn 1/1000 so với độ trễ một mili giây hiện tại. Bước nhảy vọt về độ trễ tác động sâu sắc đến nhiều ứng dụng, từ trải nghiệm thực tế ảo sống động và game thời gian thực cho đến các hệ thống điều khiển từ xa nhạy và xe tự lái. Hơn nữa, dung lượng tăng cường của mạng 6G sẽ hỗ trợ sự phát triển của hệ sinh thái thiết bị kết nối thông minh, cho phép tích hợp liền mạch các thiết bị Internet vạn vật (IoT), hạ tầng thông minh và các hệ thống tự động hóa công nghiệp tiên tiến.
 

Các chuyên gia dự đoán rằng, 6G sẽ cung cấp tốc độ dữ liệu tối đa lên đến 1 terabyte/giây, một bước tiến đáng kinh ngạc so với 5G. Bước tiến mới này không chỉ thúc đẩy các công nghệ dựa trên dữ liệu như AI, IoT mà còn tạo ra các ứng dụng mới như hình ảnh hologram di động chất lượng cao, trải nghiệm thực tế mở rộng thực sự sống động và sự liên kết liền mạch giữa thế giới thực và ảo.

Cuộc đua 6G: Khi các cường quốc công nghệ tăng tốc đến tương lai - Ảnh 1.

Minh họa về công nghệ 6G (Ảnh: IC/ChinaDaily)
 

Những quốc gia dẫn đầu cuộc đua 6G
 

Hiện tại, chưa có quốc gia nào có thể khẳng định sự tồn tại của một mạng 6G hoàn chỉnh. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đang tích cực phân bổ nguồn lực cho nghiên cứu và phát triển 6G, nhằm giữ vị thế tiên phong trong công nghệ mang tính cách mạng này.
 

Trung Quốc
 

Quốc gia này đã có những bước tiến đáng kể trong ngành viễn thông và đang đặt mục tiêu trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu toàn cầu trong công nghệ 6G. Trung Quốc gây chú ý khi phóng một vệ tinh thử nghiệm để kiểm tra khả năng truyền tải tín hiệu terahertz, đánh dấu bước tiến quan trọng hướng tới 6G. Ngoài sự hậu thuẫn từ chính phủ, Trung Quốc còn có một thị trường nội địa với các "gã khổng lồ" công nghệ như Huawei và ZTE, đóng vai trò quan trọng trong cơ sở hạ tầng và sản xuất thiết bị cho các công nghệ không dây tiên tiến.
 

Hàn Quốc
 

Là một trong những nước triển khai 5G sớm nhất thế giới, Hàn Quốc đang là một đối thủ nặng ký trong cuộc đua 6G. Các tập đoàn công nghệ lớn của Hàn Quốc như Samsung và LG đã bắt đầu chuẩn bị cho sự phát triển của 6G. Cam kết của quốc gia này càng được khẳng định rõ ràng qua kế hoạch của chính phủ sẽ đầu tư khoảng 200 triệu USD trong thập kỷ tới vào nghiên cứu và phát triển 6G.
 

Mặc dù bắt đầu nghiên cứu muộn hơn so với Trung Quốc và Mỹ, Hàn Quốc vẫn tỏ ra lạc quan về kế hoạch của mình, đặt mục tiêu phát triển "công nghệ tiền 6G" vào năm 2026 và là nước đầu tiên triển khai 6G thương mại vào năm 2028. Bộ Công nghiệp và CNTT Hàn Quốc kêu gọi tập trung vào phổ tần 7-24GHz để khắc phục "hạn chế dung lượng của băng tần 3.5GHz và vùng phủ của băng tần 28GHz".
 

Mỹ
 

Từ lâu Mỹ đã đứng ở vị trí tiên phong trong đổi mới công nghệ, và trong lĩnh vực 6G cũng không phải là ngoại lệ. Các công ty công nghệ lớn của Mỹ cùng với những trường đại học danh tiếng đã bắt đầu triển khai các nỗ lực nghiên cứu và phát triển công nghệ này. Ủy ban truyền thông liên bang (FCC) mở các dải băng tần "terahertz" cho các mục đích thử nghiệm, mở đường cho việc thí nghiệm 6G. Các nhà mạng như AT&T, Verizon và Next G Alliance đang góp phần định hình tương lai của 6G.
 

Liên minh châu Âu
 

Liên minh châu Âu (EU) đang triển khai nhiều sáng kiến quy mô lớn, như chương trình Horizon Europe, nhằm thúc đẩy đổi mới và nghiên cứu. Nokia đang đóng vai trò dẫn dắt trong phát triển 6G khi tham gia dự án Hera-X, được coi là dự án hàng đầu của châu Âu trong nghiên cứu 6G. Thông qua các chương trình như Horizon Europe và Viện Đổi mới và Công nghệ châu Âu (EIT), EU đang tài trợ cho các dự án nghiên cứu hợp tác, thúc đẩy quan hệ đối tác giữa các trường đại học, ngành công nghiệp và chính phủ, đồng thời hỗ trợ phát triển các công nghệ và tiêu chuẩn then chốt cho 6G.
 

Nhật Bản
 

Bắt tay vào nghiên cứu 6G từ năm 2020, Nhật Bản đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng nhằm ra mắt công nghệ dữ liệu di động thế hệ tiếp theo vào năm 2030. Giống như Hàn Quốc, chính phủ Nhật Bản đã dành một quỹ phát triển lớn trị giá 9,6 tỷ USD cho nhiều công nghệ mới nổi, trong đó có 6G.
 

Vào tháng 5/2014, bốn công ty - Docomo, NTT, NEC và Fujitsu đã cùng nhau tạo ra nguyên mẫu thiết bị 6G đầu tiên, được cho là nhanh hơn 500 lần so với thiết bị 5G và có thể truyền dữ liệu trong khoảng cách hơn 100m.
 

Việt Nam
 

Đầu năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đặt ra mục tiêu cho ngành Viễn thông Việt Nam là "trong nhóm đầu về phát triển mạng 5G, 6G của thế giới". Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam đã khởi động nghiên cứu 6G, đồng thời tiến hành phân bổ tần số cho 5G và mở rộng mạng 5G trên toàn quốc. Theo Cục Viễn thông, Ban chỉ đạo 6G cũng đã được thành lập, đưa Việt Nam trở thành một trong 10 nước đầu tiên trên thế giới sở hữu ban chỉ đạo riêng cho công nghệ này.
 

Mục tiêu được đặt ra là tần số 6G có thể được cấp phép vào năm 2028, trước khi tiến tới thương mại hóa. Các công ty Việt Nam cũng đang nghiên cứu sản xuất thiết bị 5G, 6G, thiết bị truyền dẫn, thiết bị đầu cuối.
 

Với những thách thức kỹ thuật và tác động mạnh mẽ của 6G, các quốc gia và doanh nghiệp đều nhận thức rõ tầm quan trọng của hợp tác quốc tế. Nhiều tổ chức và tập đoàn trên thế giới đã bắt tay nhằm thiết lập các tiêu chuẩn chung, đồng thời chia sẻ thông tin và kiến thức. Những nỗ lực này đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chương trình nghị sự toàn cầu về phát triển công nghệ và giúp đảm bảo khả năng tương tác xuyên biên giới.


theo VTV.VN


Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
27/11/2024 5  Lượt xem
Công an TP Hà Nội đề nghị người dân tuyệt đối không cài đặt các ứng dụng theo yêu cầu của đối tượng lạ
Chi tiết
25/11/2024 5  Lượt xem
Trẻ em đang đối diện hàng loạt các mối đe doạ trên không gian mạng như tiếp cận thông tin không phù hợp, bắt nạt trực tuyến, nghiện game, nghiện mạng xã hội…
Chi tiết
19/11/2024 10  Lượt xem
Bằng cách giả mạo bộ phận hỗ trợ khách hàng, dụ dỗ người dùng tải về ứng dụng có chứa mã độc, đối tượng xấu có thể chiếm đoạt toàn bộ dữ liệu cá nhân của nạn nhân.
Chi tiết
18/11/2024 22  Lượt xem
Nghị định 147 của Chính phủ được xem như sự mạnh tay rất cần thiết để đảm bảo tính chính danh, rõ ràng hơn trên các nền tảng không gian mạng, chống lừa đảo trực tuyến.
Chi tiết
15/11/2024 19  Lượt xem
Đây là chia sẻ của Tổng Giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa tại phiên hội thảo chiều 14/11 trong khuôn khổ Diễn đàn công nghệ quốc tế FPT 2024.
Chi tiết
06/11/2024 46  Lượt xem
Khi nhận được tin nhắn yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, người dùng cần hết sức cảnh giác, kiểm tra kỹ địa chỉ email của người gửi, xác minh tên miền của trang web.
Chi tiết
05/11/2024 29  Lượt xem
Theo CEO Alphabet Sundar Pichai, Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra hơn một phần tư các đoạn code mới.
Chi tiết
04/11/2024 36  Lượt xem
ChatGPT đã được tích hợp thêm tính năng mới, trở thành một công cụ tìm kiếm với sự hỗ trợ từ AI, có khả năng cạnh tranh với Google và Bing.
Chi tiết
30/10/2024 26  Lượt xem
Chuyển đổi số trong giáo dục tại Việt Nam đang hòa mình vào tiến trình chuyển đổi số của quốc gia, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, đào tạo và kiểm soát chất lượng giáo
Chi tiết
29/10/2024 29  Lượt xem
Tuần này, Google mở rộng AI Overviews đến hơn 100 quốc gia, bao gồm Việt Nam, với hỗ trợ tiếng Việt.
Chi tiết
28/10/2024 46  Lượt xem
Theo báo cáo của Trung tâm Internet Việt Nam, từ tháng 1/2021 - 10/2024, có khoảng 12.838 website tên miền bị lạm dụng, được sử dụng để vi phạm.
Chi tiết
25/10/2024 54  Lượt xem
Việc kết nối mạng Wi-Fi có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thông tin nếu người dùng sử dụng không đúng cách.
Chi tiết
23/10/2024 55  Lượt xem
Công ty nghiên cứu bảo mật ESET mới đây đã đưa ra cảnh báo về việc tin tặc tấn công một đối tác của họ tại Israel để mạo danh thương hiệu này nhằm phát tán mã độc.
Chi tiết
21/10/2024 42  Lượt xem
Các công nghệ mới trong lĩnh vực quảng cáo như AI, AR... sẽ giúp tăng khả năng sáng tạo và kết nối giữa người dùng và thương hiệu.
Chi tiết
17/10/2024 84  Lượt xem
Các nhà nghiên cứu cho rằng, AI đang gây ra "cơn sóng thần" về lịch sử giả mạo, đặc biệt là hình ảnh.
Chi tiết
15/10/2024 91  Lượt xem
Trợ lý AI của Meta ra mắt trên Facebook, Instagram và kính Ray-Ban, nhưng gây tranh cãi về quyền riêng tư và thu thập dữ liệu người dùng.
Chi tiết
11/10/2024 106  Lượt xem
Meta thông báo sẽ sớm triển khai trợ lý ảo Meta AI tại nhiều quốc gia, gồm có Việt Nam trong vài tuần tới.
Chi tiết
09/10/2024 135  Lượt xem
Sóng 5G đã được phủ ở 55 tỉnh, thành phố, còn Hà Nội và TP HCM đã triển khai sớm và phổ biến ở một số quận nội thành.
Chi tiết
08/10/2024 71  Lượt xem
Trước tình trạng lừa đảo trên không gian mạng ngày càng phức tạp, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nhiều biện pháp quyết liệt.
Chi tiết
04/10/2024 100  Lượt xem
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực truyền thông nhưng liệu nó có thực sự mang lại lợi ích như kỳ vọng?
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.