024.3225.2096

Chuyển đổi số - "đòn bẩy" giúp phục hồi sau đại dịch

Trong vô vàn những tác động tiêu cực, đại dịch COVID-19 cũng được ví như "cú sốc" làm thay đổi nhận thức về chuyển đổi số.
 

 

Sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đây là thời điểm quan trọng để người dân hồi phục sinh kế. Chuyển đổi số trở thành xu hướng tất yếu và đòn bẩy quan trọng cho các địa phương, ngành nghề, doanh nghiệp.

Ve chai công nghệ

Ở TP Hồ Chí Minh, quá trình đó được nhìn thấy rõ từ những câu chuyện cụ thể. Chẳng hạn như nhóm bạn trẻ đã khởi nghiệp từ một ứng dụng công nghệ trên điện thoại di động nhằm giúp cho người dân có thể mua bán ve chai trên mạng, giải quyết nhu cầu rác thải hộ gia đình cũng như sinh kế cho những người mua bán đồng nát.

Là một người thu mua đồng nát, ve chai, anh Giang chưa bao giờ nghĩ công việc của mình lại liên quan tới công nghệ. Cho đến khi anh biết đến một phần mềm có tên là VECA. Ứng dụng cho phép mọi người đăng tải nhu cầu bán ve chai. Người mua có thể lên đó xem và nhận đơn, tương tự như ứng dụng Grap hay Uber.

"Lúc trước thì mình phải đi kiếm khách hàng, đi vòng vòng ngoài đường để kiếm. Như VECA này thì dùng điện thoại công nghệ mở mạng ra là đã có khách hàng rồi rất là tiện" - anh Nguyễn Hoàng Giang chia sẻ.

Chuyển đổi số - đòn bẩy giúp phục hồi sau đại dịch - Ảnh 1.

. Ứng dụng VECA cho phép mọi người đăng tải nhu cầu bán ve chai (Ảnh: TTXVN)

Ứng dụng do một nhóm bạn trẻ xây dựng. Hiện ứng dụng mới chỉ hoạt động trên địa bàn thành phố. Sau hơn 4 tháng, đã có hơn 27 nghìn lượt cài đặt, hơn 5 nghìn đơn bán ve chai và khoảng 29 tấn phế liệu đã được thu mua qua ứng dụng này .

Đỗ Thị Minh Trang - Đồng sáng lập ứng dụng VECA - cho biết: "VECA mong muốn trở thành cầu nối trong hệ sinh thái tái chế rác thải tại Việt Nam".

VECA chỉ là là 1 trong 64.000 doanh nghiệp số được thành lập kể từ 2020. Chưa thể nói gì về thành công hay thất bại nhưng những ứng dụng kiểu này, nhiều khả năng sẽ trở thành xu hướng khởi nghiệp thời kỳ hậu COVID-19.

Hồi sinh chợ dân sinh bằng chợ online

Tính đến thời điểm hiện tại, tại các chợ truyền thống ở TP Hồ Chí Minh, vẫn đang có từ 30 - 60% các sạp hàng đóng cửa sau dịch. Tác động của dịch COVID-19 và cạnh tranh từ các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, thương mại điện tử đang khiến chợ truyền thống lâm vào cảnh khó khăn. Chính quyền TP Hồ Chí Minh đã triển khai một mô hình chuyển đổi số, mong hồi sinh chợ truyền thống và bước đầu phát huy hiệu quả.

Chụp hình sản phẩm rồi đăng lên mạng bán online, sau nhiều năm đứng sạp ở chợ truyền thống, đây là điều chị Vân chưa từng thử trước đây. Tuy nhiên, hiệu quả bán hàng là động lực khiến những tiểu thương như chị bắt đầu tìm tòi để có thêm kênh phục vụ khách hàng.

"Thời đại công nghệ 4 chấm rồi thì mình phải tiếp cận mình bán với người ta, chạy theo để cạnh tranh chứ ngồi bán chợ hoài mấy người bận làm việc không có thời gian đi chợ người ta sẽ không mua. Bán được online vầy mình sẽ bán được thêm một phần sản phẩm nữa" - chị Nguyễn Thị Cẩm Vân, Tiểu thương chợ Bàu Cát - Tân Bình - TP Hồ Chí Minh, chia sẻ.

"Chưa bao giờ, mấy chục năm bán hàng chưa bao giờ làm như vậy nhưng bây giờ tham gia thì thấy nó rất là OK, từ hồi dịch đến giờ là quen luôn rồi" - chị Nguyễn Thị Phi Phượng, Tiểu thương chợ Phạm Văn Hai - TP Hồ Chí Minh, cho biết.

Utop là tên một hệ thống thương mại điện tử dành riêng cho chợ truyền thống mà Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh phối hợp với công ty FPT triển khai miễn phí cho bà con. Trên web và ứng dụng qua điện thoại di động, tiểu thương có thể đăng bán từng mớ rau con cá, có địa chỉ các sạp hàng và chợ cụ thể, giá cả minh bạch, được chứng nhận an toàn thực phẩm.

Chuyển đổi số - đòn bẩy giúp phục hồi sau đại dịch - Ảnh 2.

Ứng dụng Utop giúp tiểu thương truyền thống kinh doanh hiệu quả, người tiêu dùng mua sắm tiện lợi

Bước đầu, nhân viên của dự án sẽ đặt văn phòng tại các chợ để giúp bà con tiểu thương làm quen với thương mại điện tử.

Anh Phạm Tuân - Giám đốc vận hành hệ thống Utop của Tập đoàn FPT - cho biết: "Mô hình là sau khi khách hàng đặt hàng, ban quả lý chợ và nhân viên tập đoàn FPT sẽ mang đơn hàng đến cho tiểu thương rồi tập kết hàng và ban quản lý chợ sẽ ship cho khách hàng".

Kể từ tháng 8 năm ngoái cho đến nay, dự án Utop đã hỗ trợ hơn 600 tiểu thương ở 21 chợ truyền thống trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, giải quyết khoảng 7 nghìn đơn hàng, doanh thu hơn 7 tỷ đồng, giúp tiểu thương các chợ có thêm kênh bán hàng hiệu quả.

Bà Trần Như Quỳnh - Phó trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh - cho biết: "Đây là một sự đồng hành và trợ lực kịp thời để trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn, sẽ là bước chuyển đổi để tiểu thương ở các chợ có những hình thức kinh doanh phù hợp và dự kiến chúng tôi cũng sẽ mở rộng ra thêm đối với các chợ trên địa bàn cụ thể là Bình Tân, TP Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi...".

“Y tế gần dân" qua ứng dụng công nghệ

Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính nối mạng, người bệnh đã có thể được các bác sĩ, chuyên gia y tế hàng đầu khám bệnh, tư vấn sức khỏe hoặc hướng dẫn điều trị. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa đã trở nên phổ biến kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát đồng thời cũng mở ra một cơ hội để ngành y tế thực hiện chuyển đổi số, hoàn thành mục tiêu "Y tế gần dân" một cách hiệu quả, ít tốn kém.

Thay vì một tuần phải 5 lần vào bệnh viện, nay ông Hùng - một bệnh nhân từng bị tai biến - có thể tập luyện ngay tại nhà. Các bài tập phục hồi chức năng được bệnh viện hướng dẫn qua mạng dưới dạng video rất trực quan, chỉ cần xem qua là có thể tập theo.

"Nó cũng rất thuận tiện cho những người ở xa và những người mà đi lại khó khăn, không có điều kiện đi vô bệnh viện, tôi thấy nó thuận tiện ở chỗ đó" - ông Trần Thanh Hùng chia sẻ.

Dr. Home là tên phần mềm do Bệnh viện Phục hồi chức năng và Bệnh nghề nghiệp TP Hồ Chí Minh mới triển khai. Ứng dụng cho phép các bác sĩ tương tác với nhau và thăm khám, tư vấn, hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân từ xa. Ứng dụng giúp vừa tăng hiệu quả phục vụ của bệnh viện, vừa tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức, chi phí cho bệnh nhân.
 

Chuyển đổi số - đòn bẩy giúp phục hồi sau đại dịch - Ảnh 3.

Dr. Home ho phép các bác sĩ tương tác với nhau và thăm khám, tư vấn, hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân từ xa

Không chỉ các bệnh viện công, các phòng khám tư nhân và hầu như toàn bộ hệ thống y tế ở Việt Nam hiện nay đều không còn xa lạ với khám bệnh từ xa - Tele Health. Với sự phát triển của công nghệ, hạ tầng, sự phổ biến của điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử, đây đã trở thành giải pháp thiết yếu trong chăm sóc sức khỏe người dân.

Ông Nguyễn Hoài Nam - Giám đốc điều hành Hệ thống Phòng khám đa khoa Jio Health - cho biết: "Việc đầu tư cho công nghệ trong lĩnh vực y tế nó là thiết yếu vì công nghệ sẽ giúp cho cái việc khám chữa bệnh, giúp cho người ta tiếp cận dịch vụ y tế một cách nhanh chóng và hiệu quả".

Bác sĩ Đinh Quang Thanh - Cố vấn chuyên môn của Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp TP Hồ Chí Minh cho rằng: "Ứng dụng phần mềm để điều trị cho cộng đồng là một yếu tố bắt buộc vì nó là nhiệm vụ của ngành y tế khi cung cấp dịch vụ tốt nhất cho mọi người dân, từ thành thị đến nông thôn, đồng thời rút ngắn được cái khoảng cách giữa những người có điều kiện và không có điều kiện tiếp xúc với y tế. Đât cũng là bước tiếp cận với cái xu hướng chung của thế giới".

Chiến lược kinh tế số

Từ năm 2020, dịch bệnh COVID-19 đã tạo áp lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số ở Việt Nam. Với việc ra đời trên 64.000 doanh nghiệp, công nghệ số và tỷ trọng kinh tế số đã chiếm khoảng 10% GDP. Công nghệ số và dữ liệu số cần phải trở thành một trong những phương thức phát triển chủ đạo mới để Việt Nam bứt phá.

Ngày 31/3: Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng 2030 với quan điểm là phát triển mỗi người dân thành một doanh nhân số, mỗi doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh thành một doanh nghiệp số, ứng dụng công nghệ số để kinh doanh trên môi trường mạng. Mục tiêu là đến 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP.


theo VTV
Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
01/04/2025 99  Lượt xem
Nvidia cho biết, với nền tảng chip trí tuệ nhân tạo tiếp theo của mình, AI sẽ vượt ra khỏi khuôn khổ các chatbot để tiến xa hơn vào cuộc sống thực.
Chi tiết
31/03/2025 72  Lượt xem
Cuộc đua kiểm soát ngành bán dẫn đang trở thành chìa khóa quyền lực trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo.
Chi tiết
27/03/2025 50  Lượt xem
Nhiều người dùng thường có thói quen tìm kiếm các công cụ chuyển đổi file hoặc tải video miễn phí trên Google. Đây là thói quen
Chi tiết
25/03/2025 54  Lượt xem
Một tờ báo đã cho ra phiên bản sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho hầu hết mọi công đoạn, từ tạo các bài viết, tiêu đề, trích dẫn cho đến tinh chỉnh nội dung.
Chi tiết
20/03/2025 46  Lượt xem
Các công ty công nghệ của Trung Quốc đang tăng cường phát triển các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) để cạnh tranh với những đối thủ khác trên toàn cầu.
Chi tiết
19/03/2025 62  Lượt xem
Google Assistant sẽ sớm biến mất khỏi hầu hết các thiết bị di động, nhường chỗ cho Gemini – trợ lý AI mới mạnh mẽ hơn.
Chi tiết
18/03/2025 59  Lượt xem
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vừa phát đi cảnh báo về sự gia tăng của mã độc tống tiền (ransomware) từ nhóm Medusa, đe dọa người dùng Gmail, Outlook và VPN.
Chi tiết
17/03/2025 45  Lượt xem
Mới đây, Microsoft đã phát hiện một chiến dịch tấn công giả mạo (phishing) trang web du lịch trực tuyến để đánh cắp thông tin đăng nhập trên hệ thống bị xâm nhập.
Chi tiết
12/03/2025 61  Lượt xem
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 56/TB-VPCP ngày 23/02/2025 kết luận Phiên họp tổng kết hoạt động Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Chi tiết
10/03/2025 66  Lượt xem
Trí tuệ nhân tạo (AI) không ngừng phát triển theo thời gian và dần trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại.
Chi tiết
03/03/2025 52  Lượt xem
Nhiều ứng dụng độc hại được thiết kế để hỗ trợ các hoạt động cho vay nặng lãi, tống tiền và cưỡng đoạt tài sản, thường ngụy trang thành các ứng dụng tài chính hợp pháp.
Chi tiết
27/02/2025 88  Lượt xem
Trong bối cảnh chuyển đổi số toàn cầu, việc áp dụng công nghệ vào quản trị nhân sự là xu hướng tất yếu giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành để tăng trưởng bền vững.
Chi tiết
27/02/2025 79  Lượt xem
Ngày 27/2, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) công bố chương trình Top 10 & Bản đồ Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2025 với nhiều đổi mới quan trọng.
Chi tiết
25/02/2025 53  Lượt xem
Hiện tại, Bybit đang tìm hiểu nguyên nhân vụ tấn công, đồng thời tìm cách đảm bảo thanh khoản và bảo vệ tài sản của khách hàng.
Chi tiết
25/02/2025 57  Lượt xem
Các đối tượng có những kịch bản lừa đảo rõ ràng, bài bản, chuyên nghiệp kết hợp nhiều hình thức, công nghệ cao để lừa đảo trực tuyến.
Chi tiết
24/02/2025 70  Lượt xem
Sàn giao dịch tiền điện tử Bybit đang kêu gọi các chuyên gia an ninh mạng hỗ trợ truy vết kẻ tấn công sau khi số tiền lớn bị đánh cắp.
Chi tiết
20/02/2025 74  Lượt xem
Trong dịp đầu năm, nhu cầu du lịch tăng cao, tạo điều kiện cho các đối tượng lừa đảo giả mạo fanpage khách sạn, khu nghỉ dưỡng để chiếm đoạt tiền đặt cọc của du khách. Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần kiểm tra kỹ thông tin trước khi đặt phòng và không chuyển tiền khi chưa xác minh được độ uy tín của đối tượng.
Chi tiết
17/02/2025 72  Lượt xem
Google đã công bố 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến mà nhiều người Việt thường xuyên mắc phải, kèm theo đó là những lời khuyên giúp sử dụng Internet an toàn hơn.
Chi tiết
11/02/2025 104  Lượt xem
Sự phát triển của các mô hình trí tuệ nhân tạo mã nguồn mở được chia sẻ công khai dẫn đến những lo ngại AI bị lợi dụng.
Chi tiết
06/02/2025 100  Lượt xem
Google vừa cho biết, mô hình AI mạnh nhất của công ty Gemini đã chính thức được giới thiệu tới tất cả người dùng.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.