024.3225.2096

Cảnh báo nguy cơ vụ rò rỉ dữ liệu qua hệ thống camera giám sát

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ camera và kết nối Internet đã mang lại nhiều lợi ích nhưng đồng thời cũng tạo ra những lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn.

 

 

Theo Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), trên toàn cầu hiện ước tính có hơn 1 tỷ camera giám sát đang hoạt động, tạo ra một lượng dữ liệu khổng lồ mỗi ngày. Tuy nhiên, việc bảo mật thông tin từ những "mắt thần" này đang là một vấn đề nan giải. Hàng loạt vụ việc lộ lọt dữ liệu nghiêm trọng đã xảy ra, từ việc hacker xâm nhập vào hệ thống camera của các bệnh viện, trường học đến việc phát tán trái phép hình ảnh riêng tư của cá nhân.
 

Liên tiếp các vụ tấn công vào hệ thống camera giám sát trên toàn thế giới
 

Một trong những vụ tấn công DDoS lớn nhất trong lịch sử phải kể đến vụ tấn công mạng Mirai bonet vào năm 2016, sử dụng hàng trăm nghìn thiết bị IoT, bao gồm camera giám sát, để tạo ra một mạng lưới botnet khổng lồ. Cuộc tấn công này đã làm tê liệt nhiều trang web và dịch vụ lớn trên toàn cầu.
 

Năm 2019, một số nhân viên của Ring, một công ty camera an ninh gia đình, đã bị phát hiện truy cập trái phép vào dữ liệu video của khách hàng. Vụ rò rỉ này đã làm dấy lên lo ngại về quyền riêng tư và cách thức Ring lưu trữ và xử lý dữ liệu video của khách hàng. Ngoài ra, cũng trong năm 2019, một vụ rò rỉ dữ liệu từ Wyze, một công ty sản xuất camera giám sát giá rẻ, đã làm lộ thông tin cá nhân của hàng triệu người dùng, bao gồm địa chỉ email, thông tin Wi-Fi và hình ảnh khuôn mặt.
 

Tiếp đó, vào năm 2021, một nhóm hacker đã xâm nhập vào hệ thống camera an ninh Verkada và truy cập vào video trực tiếp từ hàng nghìn camera được lắp đặt tại các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ trên khắp thế giới. Theo báo cáo, có tổng cộng hơn 150.000 camera an ninh kết nối với mọi thứ từ phòng tập thể dục, nhà tù, trường học, bệnh viện và nhà máy Tesla. Nhóm tấn công tuyên bố rằng họ có thể truy cập tất cả các kho lưu trữ video của khách hàng Verkada.
 

Năm 2023, hàng trăm nghìn camera của Hikvision bị tấn công thông qua một lỗ hổng phát hiện từ năm 2021. Dù nhà sản xuất đã có bản vá, người dùng lại không hề quan tâm hay cập nhật cho thiết bị. Mới đây tháng 2/2024, công ty thiết bị thông minh trong gia đình Wyze đã mắc phải sự cố khi camera an ninh của hãng này bằng cách nào đó để cho người lạ thoải mái xem video thu được từ thiết bị đặt trong nhà khác. Khoảng 13000 người đã xem được các hình ảnh không phải từ camera của họ.
 

Nguy cơ bảo mật đối với hệ thống camera tại Việt Nam
 

Tại Việt Nam, theo NCSC, việc giám sát hình ảnh vật lý từ xa thông qua các camera giám sát có kết nối mạng hiện nay được các cơ quan, tổ chức và người dân sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, trên thực tế trong thời gian vừa qua tại Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ lộ lọt thông tin cá nhân, dữ liệu hình ảnh camera riêng tư bị thu thập trái phép và tung lên mạng xã hội gây bất an cho người sử dụng và làm ảnh hưởng không nhỏ đến an toàn, an ninh xã hội.
 

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tại Việt Nam đã có trên 16 triệu thiết bị camera giám sát được nhập khẩu và triển khai, sử dụng trên thị trường trong 5 năm gần đây. Ước tính đến năm 2025, Việt Nam sẽ có hơn 20 triệu camera giám sát được sử dụng, bằng 1/5 dân số cả nước. Các sản phẩm camera đang dịch chuyển qua xu thế tương tác trực tiếp với người dùng thông qua ứng dụng di động và lưu trữ trên Cloud, ước tính có hơn 90% camera tại Việt Nam xuất xứ từ Trung Quốc và chuyển dữ liệu khách hàng Việt Nam ra nước ngoài. Điều này đặt ra những lo ngại về an ninh mạng, đặc biệt là khi một số dòng camera hoạt động theo cơ chế đám mây, kết nối với máy chủ đặt tại nước ngoài, tiềm ẩn rủi ro về lộ lọt dữ liệu.
 

Trong khi đó, tỷ trọng sản phẩm camera giám sát được sản xuất trong nước hiện nay còn rất khiêm tốn, chiếm ưu thế là các sản phẩm đến từ các thương hiệu nước ngoài. Hơn nữa, tất cả các sản phẩm này đều chưa được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng.
 

Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách cần kiểm soát, đánh giá an toàn thông tin mạng cho các thiết bị này khi nhập khẩu, trước khi đưa vào sử dụng và trong quá trình triển khai, vận hành, đồng thời thúc đẩy sản xuất sản phẩm camera giám sát "Make in Viet Nam" đảm bảo yêu cầu an toàn thông tin mạng nhằm đáp ứng thị trường trong nước. Vấn đề này cũng được Chính phủ đặc biệt quan tâm và đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2022 về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh thông tin cho thiết bị camera giám sát.
 

Mục đích của tội phạm khi tấn công trái phép vào hệ thống camera
 

Theo NCSC, tội phạm thu thập camera có thể nhằm vào nhiều mục tiêu với nhiều mục đích khác nhau. Các đối tượng thực hiện việc thu thập dữ liệu người dùng để thực hiện các hành vi tấn công mạng và lừa đảo trực tuyến. Khi nắm giữ các thông tin cá nhân, đặc biệt là những dữ liệu nhạy cảm như tài khoản ngân hàng, mật khẩu, lịch sử giao dịch,... Hoặc sử dụng các dữ liệu này để giao dịch với các tổ chức khác nhằm lừa đảo trực tuyến.
 

Hiện nay, phần lớn các ứng dụng được nhiều người sử dụng đều được sở hữu bởi các tập đoàn, công ty của Mỹ, Trung Quốc, Nga... Việc làm chủ công nghệ và sở hữu những tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế giới đang cho phép quốc gia này thu thập thông tin trên phạm vi toàn cầu, phục vụ nhiều mục đích dưới danh nghĩa đảm bảo an ninh quốc gia (công khai hoặc không công khai).
 

Ngoài ra, việc nắm giữ thông tin cá nhân của người dùng, các hãng công nghệ có thể nắm bắt được hành vi, sở thích, thói quen và hoạt động hàng ngày của người sử dụng, từ đó cung cấp dữ liệu cho các bên thứ ba khai thác phục vụ mục đích kinh doanh, mở rộng thị trường. Các dữ liệu từ các camera giám sát có thể được sử dụng với mục để theo dõi, giám sát các hoạt động của cá nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước... hay vi phạm các quyền riêng tư của các cá nhân.
 

Việc thu thập camera mang lại cho tội phạm nhiều lợi thế trong việc thực hiện các hoạt động phi pháp. Do đó, việc bảo vệ an ninh cho hệ thống camera và nâng cao nhận thức về quyền riêng tư là vô cùng quan trọng.


theo VTV.VN
Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
01/04/2025 14  Lượt xem
Nvidia cho biết, với nền tảng chip trí tuệ nhân tạo tiếp theo của mình, AI sẽ vượt ra khỏi khuôn khổ các chatbot để tiến xa hơn vào cuộc sống thực.
Chi tiết
31/03/2025 8  Lượt xem
Cuộc đua kiểm soát ngành bán dẫn đang trở thành chìa khóa quyền lực trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo.
Chi tiết
27/03/2025 8  Lượt xem
Nhiều người dùng thường có thói quen tìm kiếm các công cụ chuyển đổi file hoặc tải video miễn phí trên Google. Đây là thói quen
Chi tiết
25/03/2025 13  Lượt xem
Một tờ báo đã cho ra phiên bản sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho hầu hết mọi công đoạn, từ tạo các bài viết, tiêu đề, trích dẫn cho đến tinh chỉnh nội dung.
Chi tiết
20/03/2025 19  Lượt xem
Các công ty công nghệ của Trung Quốc đang tăng cường phát triển các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) để cạnh tranh với những đối thủ khác trên toàn cầu.
Chi tiết
19/03/2025 27  Lượt xem
Google Assistant sẽ sớm biến mất khỏi hầu hết các thiết bị di động, nhường chỗ cho Gemini – trợ lý AI mới mạnh mẽ hơn.
Chi tiết
18/03/2025 21  Lượt xem
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vừa phát đi cảnh báo về sự gia tăng của mã độc tống tiền (ransomware) từ nhóm Medusa, đe dọa người dùng Gmail, Outlook và VPN.
Chi tiết
17/03/2025 13  Lượt xem
Mới đây, Microsoft đã phát hiện một chiến dịch tấn công giả mạo (phishing) trang web du lịch trực tuyến để đánh cắp thông tin đăng nhập trên hệ thống bị xâm nhập.
Chi tiết
12/03/2025 29  Lượt xem
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 56/TB-VPCP ngày 23/02/2025 kết luận Phiên họp tổng kết hoạt động Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Chi tiết
10/03/2025 36  Lượt xem
Trí tuệ nhân tạo (AI) không ngừng phát triển theo thời gian và dần trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại.
Chi tiết
03/03/2025 24  Lượt xem
Nhiều ứng dụng độc hại được thiết kế để hỗ trợ các hoạt động cho vay nặng lãi, tống tiền và cưỡng đoạt tài sản, thường ngụy trang thành các ứng dụng tài chính hợp pháp.
Chi tiết
27/02/2025 44  Lượt xem
Trong bối cảnh chuyển đổi số toàn cầu, việc áp dụng công nghệ vào quản trị nhân sự là xu hướng tất yếu giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành để tăng trưởng bền vững.
Chi tiết
27/02/2025 51  Lượt xem
Ngày 27/2, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) công bố chương trình Top 10 & Bản đồ Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2025 với nhiều đổi mới quan trọng.
Chi tiết
25/02/2025 26  Lượt xem
Hiện tại, Bybit đang tìm hiểu nguyên nhân vụ tấn công, đồng thời tìm cách đảm bảo thanh khoản và bảo vệ tài sản của khách hàng.
Chi tiết
25/02/2025 31  Lượt xem
Các đối tượng có những kịch bản lừa đảo rõ ràng, bài bản, chuyên nghiệp kết hợp nhiều hình thức, công nghệ cao để lừa đảo trực tuyến.
Chi tiết
24/02/2025 43  Lượt xem
Sàn giao dịch tiền điện tử Bybit đang kêu gọi các chuyên gia an ninh mạng hỗ trợ truy vết kẻ tấn công sau khi số tiền lớn bị đánh cắp.
Chi tiết
20/02/2025 46  Lượt xem
Trong dịp đầu năm, nhu cầu du lịch tăng cao, tạo điều kiện cho các đối tượng lừa đảo giả mạo fanpage khách sạn, khu nghỉ dưỡng để chiếm đoạt tiền đặt cọc của du khách. Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần kiểm tra kỹ thông tin trước khi đặt phòng và không chuyển tiền khi chưa xác minh được độ uy tín của đối tượng.
Chi tiết
17/02/2025 46  Lượt xem
Google đã công bố 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến mà nhiều người Việt thường xuyên mắc phải, kèm theo đó là những lời khuyên giúp sử dụng Internet an toàn hơn.
Chi tiết
11/02/2025 65  Lượt xem
Sự phát triển của các mô hình trí tuệ nhân tạo mã nguồn mở được chia sẻ công khai dẫn đến những lo ngại AI bị lợi dụng.
Chi tiết
06/02/2025 51  Lượt xem
Google vừa cho biết, mô hình AI mạnh nhất của công ty Gemini đã chính thức được giới thiệu tới tất cả người dùng.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.