024.3225.2096

8 điều bạn không nên chia sẻ lên mạng để bảo vệ thông tin cá nhân

Có những nội dung khi đăng lên mạng có thể khiến cuộc sống cá nhân lẫn gia đình của bạn gặp nguy hiểm.
 

Một nghiên cứu của Kaspersky thực hiện vào tháng 5 vừa qua với 760 người tham gia, cho thấy 80% phụ huynh khu vực Đông Nam Á dành nhiều thời gian cho các ứng dụng mạng xã hội khác nhau vì giãn cách xã hội buộc họ phải vừa làm việc, vừa chăm sóc con cái tại nhà.
 

Điều này khiến các bậc cha mẹ có nhiều thời gian lên Internet và tiếp cận các ứng dụng mạng xã hội nhiều hơn.
 

8 điều bạn không nên chia sẻ lên mạng để bảo vệ thông tin cá nhân
Nội dung không phù hợp đăng trên mạng có thể khiến con bạn bị bắt nạt.


Ông Stephan Neumeier, Giám đốc điều hành Kaspersky khu vực Châu Á Thái Bình Dương khuyên phụ huynh cần cẩn thận với thông tin đăng tải trên tài khoản mạng xã hội của mình. Thông tin được chia sẻ trên các trang mạng xã hội có thể được khai thác và sử dụng bởi rất nhiều người xa lạ, bao gồm cả tội phạm mạng, do đó rất nguy hiểm.
 

Khi đăng một thông tin nào đó, nên tự hỏi thông tin này có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống cá nhân của bạn hoặc người khác không? Nhà tuyển dụng sẽ nghĩ gì nếu họ nhìn thấy bài đăng này? Ai đó có thể sử dụng thông tin này để theo dõi bạn hoặc con bạn trong thế giới thực hay không?
 

Những nội dung mà hãng bảo mật Nga khuyên người dùng nên hạn chế đăng lên mạng bao gồm: Địa chỉ nhà riêng hoặc trường học. Nếu biết được thông tin này, những tên trộm, kẻ ấu dâm, hoặc những thành phần xấu có thể dễ dàng xác định vị trí của bạn hoặc con bạn. Ngoài việc không đăng thông tin này trực tiếp thì bạn còn không nên chia sẻ thông tin thông qua việc bình luận hoặc đăng hình ảnh gián tiếp cho biết con bạn đang theo học trường nào.
 

Sau đó là số điện thoại Với trẻ em, điện thoại là phương thức liên lạc mà đôi khi bạn bè cùng trang lứa có thể dùng để bắt nạt và người lớn có thể dùng cho những mục đích nguy hiểm hơn. Đối với tội phạm mạng, thông tin này là một trong những dữ liệu có giá trị nhất mà chúng có thể lấy được. Ví dụ: ít nhất kể từ năm 2016, tội phạm mạng đã bắt đầu thu thập số điện thoại của người dùng mạng xã hội và sử dụng thông tin đánh cắp để đăng ký lại dịch vụ ngân hàng trực tuyến và giành quyền truy cập vào tài khoản của nạn nhân.
 

Tại Việt Nam, số điện thoại bị tiết lộ thường được bán cho các bên thứ 3 để chào mời dịch vụ như bảo hiểm, ngân hàng, nhà đất, các khoá học,... gây phiền toái cho người dùng.
 

Chưa hết, để lộ số điện thoại có thể bị kẻ xấu tận dụng để hack tài khoản mạng xã hội, dùng để lừa đảo người thân và bạn bè chuyển tiền, mua thẻ cào. 
 

Đáng lo nhất, nhiều trường hợp gần đây do có được số điện thoại nạn nhân nên đã gọi điện, giả làm công an, toà án, uy hiếp người nghe trả tiền cho chúng. Ngoài ra, còn có hình thức nhắn tin SMS lừa đảo, giả làm tổng đài y tế, giả làm tổng đài bảo hành,... để lừa tiền.
 

Vị trí hiện tại (“Check-in”) cũng là một thông tin mà người dùng không nên để lộ. Bởi vì, thông tin gia đình vắng nhà là tín hiệu thu hút thành phần xấu, và cũng giúp tội phạm dễ dàng theo dõi ai đó hơn. Ngoài ra, những trạng thái như “địa điểm yêu thích của tôi” và đăng thẻ địa lý có thể gây nguy hiểm cho bạn ngay cả khi bạn không ở đó vào hiện tại - điều đó cho kẻ xấu biết rằng có thể dễ dàng tìm thấy bạn ở một nơi nào đó.
 

Nội dung không nên để lộ tiếp theo là ảnh và video nhạy cảm. Những bức ảnh có vẻ là thú vị đối với thanh thiếu niên có thể khiến họ gặp rắc rối nếu được công bố trên Internet. Ví dụ, có rất nhiều trang web thu thập hình ảnh khiêu dâm của các cô gái tuổi teen mà họ tự đăng và xuất bản dưới dạng nội dung “nóng”. Hiệu trưởng của các trường cao đẳng và đại học và các nhà tuyển dụng tiềm năng có thể có ấn tượng xấu đối với học sinh/sinh viên/ứng viên khi nhìn thấy những bức ảnh nhạy cảm.
 

Bên cạnh đó, hình ảnh của người khác cũng là những thông tin nhậy cảm. Không đăng hình ảnh của người khác bởi chính bạn cũng không muốn hình ảnh của mình bị tùy ý sử dụng như vậy. 
 

Tiếp theo là hình ảnh khi còn bé của con bạn. Các bậc cha mẹ thường đăng hình ảnh thời bé của con mà nhiều khi chưa được con đồng ý. Điều quan trọng cần nhớ là những bức ảnh đối với bạn rất đáng yêu lại có thể dẫn đến việc trẻ bị bắt nạt trong tương lai. 
 

Hình ảnh những món quà đắt tiền nhằm thể hiện sự giàu có hoặc sang trọng của bạn đối với mọi người. Tuy nhiên, cùng với địa chỉ nhà và vị trí địa lý hiện tại, đây còn là một “mỏ vàng” cho những tên trộm tìm kiếm thông tin trên Internet.
 

Thông tin về cuộc sống cá nhân là thứ cần được bảo vệ cuối cùng. Thông tin cá nhân luôn có thể được sử dụng để chống lại bạn. Ví dụ: nó có thể được sử dụng để đoán mật khẩu của một tài khoản trực tuyến, để thực hiện một trò lừa đảo hoặc làm quen với con bạn. Việc đăng tải nội dung phàn nàn hoặc thông tin cá nhân của những người thân còn có thể làm hỏng mối quan hệ của bạn với mọi người.
 

Phụ huynh có thể giúp con cái những gì?
 

Để giúp con an toàn trên Internet và xây dựng các thói quen tốt, bạn có thể làm cùng con những biện pháp dưới đây.
 

Nói cho con bạn biết những gì không được - trong bất kỳ trường hợp nào - công bố trên Internet và lý do tại sao. Giải thích rằng đăng bài trên trang mạng xã hội cũng giống như việc la hét ở không gian công cộng, trên đường phố hoặc trong lớp học.
 

Giải thích rằng tất cả thông tin nhạy cảm chỉ có thể được chia sẻ qua tin nhắn riêng và chỉ với những người con bạn quen biết ngoài đời.
 

Tạo tài khoản trên cùng mạng xã hội và kết bạn với con. Điều này giúp bạn có thể xem các bài đăng của con và nhanh chóng ngăn chặn mọi hành vi thiếu cẩn trọng hoặc thoải mái quá mức.
 

Nếu con bạn còn nhỏ, cần nhớ rằng tài khoản mạng xã hội đầu tiên của con bạn phải được tạo cùng với cha mẹ. Trong trường hợp này, bạn có thể giải thích cho con tất cả các quy tắc và thiết lập các biện pháp an toàn mạng giúp con.


theo ICTNews


Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
25/07/2024 7  Lượt xem
Dùng thiết bị điện tử thông minh để thời gian sử dụng lâu hơn, góp phần bảo vệ môi trường.
Chi tiết
23/07/2024 22  Lượt xem
Sự cố công nghệ toàn cầu xảy ra khi một bản cập nhật phần mềm từ CrowdStrike khiến nhiều hệ thống máy tính sụp đổ, làm lộ rõ sự mong manh của nền kinh tế số.
Chi tiết
22/07/2024 26  Lượt xem
Giải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam (VCA) được trao cho các tổ chức/cá nhân có sản phẩm nội dung số xuất sắc, lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp.
Chi tiết
18/07/2024 49  Lượt xem
Theo Cục An toàn thông tin, người dân hết sức cẩn trọng khi quét mã QR, cần xác minh kỹ thông tin giao dịch trước khi thực hiện các bước chuyển tiền trực tuyến.
Chi tiết
16/07/2024 59  Lượt xem
Ngày 15/7, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố danh sách các nền tảng số quốc gia do các Bộ, ngành triển khai trên toàn quốc để địa phương khai thác, tránh trùng lặp.
Chi tiết
15/07/2024 59  Lượt xem
Vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam - LOTUSat-1 đã hoàn thành công tác thiết kế, chế tạo, dự kiến có thể phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2025.
Chi tiết
08/07/2024 113  Lượt xem
Dẫn đầu về độ "nóng" là các tin tức liên quan tới "EURO 2024", "Giá vàng", "tỷ giá USD". "ChatGPT" và "Scratch" là các ứng dụng công nghệ được quan tâm hàng đầu.
Chi tiết
04/07/2024 84  Lượt xem
Các ngân hàng không trực tiếp liên hệ với khách hàng để hướng dẫn thu thập sinh trắc học, vì vậy, người dùng tuyệt đối không cung cấp mã OTP, mật khẩu... cho bất kỳ ai.
Chi tiết
03/07/2024 91  Lượt xem
Hội nghị Trí tuệ nhân tạo thế giới 2024 và Hội nghị cấp cao về Quản trị AI là hội nghị có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo toàn cầu và đã được tổ chức thành công 6 lần trước đó tại Thượng Hải…
Chi tiết
28/06/2024 78  Lượt xem
Các chuyên gia bảo mật mới đây đã phát hiện một số ứng dụng có chứa mã độc Medusa trên các kho ứng dụng của bên thứ ba.
Chi tiết
26/06/2024 125  Lượt xem
Trong tuần từ ngày 17/6 đến ngày 23/6, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) tiếp tục đưa ra những khuyến cáo với người dùng cần nâng cao cảnh giác hơn nữa trước sự xuất hiện của nhiều thủ đoạn lừa đảo mới trên mạng xã hội bên cạnh các chiêu thức cũ...
Chi tiết
24/06/2024 224  Lượt xem
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã phát hiện các hành vi tấn công trái phép của nhóm tin tặc nhằm vào một số tổ chức tại Việt Nam.
Chi tiết
17/06/2024 116  Lượt xem
Thị trường sáng tạo nội dung số tại Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh, đòi hỏi một nguồn nhân lực dồi dào
Chi tiết
13/06/2024 68  Lượt xem
Hàng nghìn cuộc gọi tấn công bằng website giả mạo có sử dụng bot OTP đã bị ngăn chặn, nhưng đó chỉ là "bề nổi" của một chiêu trò lừa đảo mới gần đây.
Chi tiết
12/06/2024 93  Lượt xem
CEO của Nokia, ông Pekka Lundmark, đã thực hiện cuộc gọi điện thoại đầu tiên có âm thanh sống động nhờ công nghệ 3D thay vì đơn âm như hiện nay thông qua mạng 5G.
Chi tiết
03/06/2024 106  Lượt xem
Thử nghiệm các công cụ AI đem đến sự thích thú cho nhiều người. Tuy nhiên, có những nguy cơ phía sau mà không phải ai cũng lường hết hậu quả.
Chi tiết
28/05/2024 50  Lượt xem
Làn sóng đầu tư vào AI được dự báo sẽ còn tăng mạnh hơn nữa trong các năm tới, khi AI đã chứng minh là động lực tăng trưởng chủ lực của các công ty công nghệ.
Chi tiết
23/05/2024 88  Lượt xem
Khi mới ra mắt vào năm 2016, TikTok - nền tảng chia sẻ video ngắn thuộc sở hữu của Tập đoàn ByteDance (Trung Quốc) - cho phép người dùng đăng tải video có độ dài tối đa 15 giây.
Chi tiết
22/05/2024 81  Lượt xem
Amazon Global Selling vừa công bố các xu hướng TMĐT xuyên biên giới nổi bật, định hình nền kinh tế xuất khẩu trực tuyến Việt Nam.
Chi tiết
20/05/2024 79  Lượt xem
Với bản cập nhật hệ điều hành iOS 18, người dùng sẽ có thêm tính năng Eye Tracking, cho phép điều khiển iPhone và iPad chỉ bằng ánh mắt mà không cần chạm trực tiếp.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.