024.3225.2096

7 nguyên tắc phòng tránh hacker thâm nhập mạng Wi-Fi gia đình

Những dữ liệu quan trọng trên các thiết bị cá nhân có thể bị xâm hại nếu mạng Wi-Fi gia đình không được bảo mật.

Xu hướng làm việc tại nhà hiện nay dấy lên nhiều khả năng tin tặc tấn công mạng Wi-Fi gia đình để đánh cắp dữ liệu. Để bảo vệ Wi-Fi gia đình khỏi những kẻ tấn công mạng, hãng bảo mật Kaspersky đề xuất 7 cách dưới đây.
 

Mạng Wi-Fi trong gia đình cần được bảo mật cao để tránh bị hacker thâm nhập. Ảnh: Hải Đăng


1. Tránh việc thiết lập quá đơn giản
 

Một số bộ định tuyến Wi-Fi có sẵn chế độ thiết lập đơn giản - người dùng chỉ cần nhấn nút là đã được kết nối. Tuy nhiên, bạn cần thiết lập thông tin đăng nhập của riêng mình để router Wi-Fi xác định được người dùng chủ, nếu để mặc định rất dễ bị xâm nhập.
 

2. Đổi tên bộ định tuyến Wi-Fi
 

Nói đúng hơn, cách này không giúp đảm bảo an toàn cho Wi-Fi, nhưng sẽ giúp quản lý hệ thống mạng tốt hơn. Nhiều người vẫn để tên có sẵn của thiết bị như NETGEAR58843 hay Linksys-u8i9o. Thay vào đó, bạn có thể chọn một cái tên dễ nhớ và gần gũi hơn cho mình.
 

3. Thay đổi thông tin đăng nhập của router Wi-Fi
 

Các nhà sản xuất bộ định tuyến Wi-Fi thường sử dụng lại tên và mật khẩu quản trị mặc định. Ví dụ, tùy thuộc vào dòng máy mà một số nhà sản xuất mặc định “admin” hoặc để trống cho tên quản trị viên và đặt “admin” hoặc để trống cho mật khẩu. 
 

Nhưng tên quản trị viên và mật khẩu của bạn phải được bảo mật, vì vậy hãy chọn tên và đặt khẩu mới. Bạn có thể sử dụng trình kiểm tra mật khẩu của bên thứ 3 để chắc chắn rằng bạn đã chọn một mật khẩu mạnh.
 

4. Tắt đăng nhập router Wi-Fi từ xa
 

Các bộ định tuyến hiện nay thường có tính năng cho phép thay đổi cài đặt từ xa qua Internet. Điều này có thể hữu ích trong một số trường hợp, nhưng cũng ẩn chứa rủi ro. Do vậy, nếu không thực sự cần thiết, bạn nên vô hiệu hóa tính năng này. 
 

Tên tùy chọn có thể khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất, nhưng bạn có thể tìm xem cài đặt bộ định tuyến có tính năng tương tự như “Remote Management” hay không, và đảm bảo rằng tính năng này đã bị tắt.
 

5. Dùng mật khẩu mạnh 
 

Đây là phần quan trọng nhất. Trong bước 3 đã đề cập việc thay đổi thông tin đăng nhập bộ định tuyến Wi-Fi, cũng như bảo mật các tùy chọn bộ định tuyến. Tiếp theo, bạn cần chọn mật khẩu đủ an toàn. Bạn có thể sử dụng cụm mật khẩu, có thể dễ nhớ hơn mật khẩu phức tạp và cũng khiến tin tặc khó bẻ khóa hơn.
 

6. Bảo mật tất cả các mạng Wi-Fi của bạn
 

Nếu bộ định tuyến của bạn hỗ trợ mạng dành cho khách và bạn muốn tạo một mạng, bạn có thể đặt một tên khác, như là “MyAwesomeNetwork – GUEST”, rồi cài một mật khẩu mạnh và mã hóa cho mạng này. 
 

Vì vậy, bạn không cần cung cấp mật khẩu mạng cá nhân của mình cho người nào khác.
 

7. Bảo mật tất cả các thiết bị
 

Cho dù bạn sử dụng máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh, hay bất kỳ thiết bị được kết nối nào khác, hãy bảo mật bằng mật khẩu mạnh và không tiết lộ cho bất cứ ai mật khẩu của bạn. Bạn nên sử dụng phần mềm bảo mật trên mọi thiết bị, đừng quên luôn cập nhật tất cả các phần mềm với phiên bản mới nhất.


theo ICTNews
Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
26/04/2024 4  Lượt xem
Bộ TT&TT đề nghị các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp tăng cường triển khai công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong thời gian diễn ra những ngày lễ lớn.
Chi tiết
25/04/2024 7  Lượt xem
Theo các chuyên gia an ninh mạng, đối với các công nghệ tấn công hiện nay, phòng vẫn hơn là chống.
Chi tiết
16/04/2024 21  Lượt xem
Giới công nghệ đang tìm cách phát triển loại thiết bị mới được tin là nếu thành hiện thực sẽ có thể châm ngòi cho một cuộc cách mạng, thậm chí có thể thay thế smartphone.
Chi tiết
08/04/2024 31  Lượt xem
Theo Cục Viễn thông, từ ngày 15/4, các doanh nghiệp viễn thông di động phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu còn xuất hiện SIM được phát triển mới không đúng quy định.
Chi tiết
03/04/2024 46  Lượt xem
Để giúp người dùng duyệt web yên tâm hơn, Google đã đưa ra một số gợi ý về cách sử dụng Internet an toàn.
Chi tiết
22/03/2024 93  Lượt xem
Sự kiện "Build with Al" sẽ diễn ra tại Hà Nội ngày 24/3 và Thành phố Hồ Chí Minh ngày 30/3 với sự tham gia của hàng trăm lập trình viên cùng các chuyên gia đến từ Google.
Chi tiết
22/03/2024 67  Lượt xem
Các nhà nghiên cứu đã tạo ra người bạn đồng hành ảo, có thể hỗ trợ nhân viên của các viện dưỡng lão trong việc trò chuyện và chăm sóc những bệnh nhân mất trí nhớ.
Chi tiết
20/03/2024 79  Lượt xem
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trí tuệ nhân tạo, việc tái hiện hình ảnh của người thân đã khuất đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Chi tiết
18/03/2024 92  Lượt xem
Luật Căn cước 2023 có hiệu lực thi hành từ 1/7 tới nêu rõ việc thu thập thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước…
Chi tiết
15/03/2024 103  Lượt xem
Theo Bộ TT&TT, các doanh nghiệp viễn thông hiện đã hoàn thành đối soát, chuẩn hóa thông tin của 125 triệu thuê bao đang hoạt động với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Chi tiết
11/03/2024 139  Lượt xem
Công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Việc đón đầu xu hướng quan trọng có thể giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng quy mô, cải thiện hiệu quả kinh doanh.
Chi tiết
07/03/2024 154  Lượt xem
Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Chi tiết
06/03/2024 78  Lượt xem
Meta (công ty mẹ của Facebook) đã đưa ra phản hồi chính thức sau việc mạng xã hội này bị sập trên diện rộng vào tối qua.
Chi tiết
04/03/2024 81  Lượt xem
Các nhà chuyên môn luôn khuyến cáo chỉ nên sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tra cứu, thu thập dữ liệu, gợi ý mang tính tham khảo...
Chi tiết
01/03/2024 30  Lượt xem
Tại sự kiện MWC 2024, nhiều hãng sản xuất thiết bị công nghệ đã ra mắt nhiều sản phẩm mới có thiết kế và những tính năng mang xu hướng trong tương lai.
Chi tiết
01/03/2024 71  Lượt xem
Từ hôm nay (1/3), các thiết bị di động chỉ hỗ trợ công nghệ 2G và không có chứng nhận hợp quy do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố sẽ không thể nhập mạng di động.
Chi tiết
28/02/2024 97  Lượt xem
Để không khách hàng nào bị bỏ lại phía sau, các cơ quan chức năng cùng nhà mạng đã chuẩn bị lộ trình tắt sóng với các phương án hỗ trợ chuyển đổi tối ưu.
Chi tiết
27/02/2024 52  Lượt xem
Để phát hiện và ngăn chặn việc bị giả mạo hình ảnh, video bằng công nghệ deepfake, theo khuyến nghị của chuyên gia RMIT, lưu ý đầu tiên là người dùng cần giảm số lượng hình ảnh, video hoặc bản ghi âm trực tuyến chia sẻ trên Internet.
Chi tiết
16/02/2024 96  Lượt xem
Dù các mối đe dọa ngoại tuyến đã giảm đến 57% trong 4 năm qua, Việt Nam vẫn bỏ xa các quốc gia còn lại trong khu vực về số lượng sự cố đe dọa mạng ngoại tuyến.
Chi tiết
05/02/2024 91  Lượt xem
Ngay cả khi bạn thực hiện một cuộc gọi video và thấy mặt người thân hay bạn bè, nghe đúng giọng nói của họ thì cũng không hẳn bạn đang nói chuyện với chính người đó.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.