024.3225.2096

UNESCO kêu gọi cấm smartphone trong trường học để bảo vệ học sinh

Báo cáo của Liên Hợp Quốc khuyến nghị cấm thiết bị trong trường học để giải quyết tình trạng mất tập trung trong lớp, cải thiện học tập và giúp bảo vệ trẻ em tránh bị bắt nạt qua mạng.
 

Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), có sự 'liên kết tiêu cực' giữa sử dụng điện thoại di động quá mức với chất lượng học tập. Tiếp xúc với màn hình quá nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định cảm xúc của trẻ.
 

Kêu gọi cấm smartphone trong trường học của UNESCO gửi đi thông điệp rõ ràng rằng công nghệ số, bao gồm cả trí tuệ nhân tạo (AI), luôn phải dựa trên tầm nhìn giáo dục “lấy con người làm trung tâm” và không bao giờ thay thế được tương tác trực tiếp với giáo viên.
 

UNESCO cảnh báo các nhà hoạch định chính sách về suy nghĩ không thấu đáo với công nghệ số. Tác động tích cực của nó đến kết quả học tập và hiệu quả kinh tế có thể bị phóng đại, cái mới không phải lúc nào cũng tốt hơn. “Không phải tất cả thay đổi đều tạo nên tiến bộ”, báo cáo kết luận.
 

UNESCO cảnh báo "liên hệ tiêu cực" giữa việc sử dụng smartphone quá mức và kết quả học tập. (Ảnh: Alamy)

 

Khi việc học chuyển sang trực tuyến nhiều hơn, đặc biệt tại các trường đại học, UNESCO hối thúc các nhà hoạch định chính sách không bỏ qua khía cạnh xã hội của giáo dục, mà trong đó sinh viên được tiếp nhận giảng dạy trực tiếp.
 

Theo Tổng Giám đốc UNESCO, Andrey Azoulay, cuộc cách mạng kỹ thuật số sở hữu tiềm năng vô hạn nhưng cách nó được dùng trong giáo dục nên được chú ý. Công nghệ phải được sử dụng để nâng cao trải nghiệm học tập, hạnh phúc của học sinh, giáo viên, không phải gây bất lợi. “Duy trì nhu cầu của người học lên hàng đầu và hỗ trợ giáo viên. Kết nối trực tuyến không thay thế cho tương tác của con người”, Andrey Azoulay nói.
 

Trong báo cáo, UNESCO cho rằng các nước cần đặt ra mục tiêu và nguyên tắc rõ ràng nhằm bảo đảm công nghệ số trong giáo dục có lợi và tránh gây hại cho sức khỏe của cá nhân, nền dân chủ, quyền con người.
 

Học sinh dùng công nghệ tại lớp học hay ở nhà quá nhiều hoặc không đúng cách, dù đó là smartphone, máy tính bảng hay laptop, đều có thể gây phân tâm, ảnh hưởng đến việc học.
 

Báo cáo của UNESCO dẫn dữ liệu cho thấy có liên kết tiêu cực giữa việc dùng công nghệ quá mức với kết quả học tập.
 

Dù công nghệ có tiềm năng mở ra cơ hội học tập cho hàng triệu người, nhưng lợi ích của nó không được phân bổ đồng đều, nhiều người nghèo bị loại trừ. Hạ tầng giáo dục số cũng đắt đỏ và chi phí môi trường bị đánh giá thấp.
 

Theo UNESCO, có rất ít nghiên cứu đủ mạnh để chứng minh công nghệ số gia tăng lợi ích cho giáo dục. Phần lớn bằng chứng đều do các công ty giáo dục tư nhân tài trợ để bán sản phẩm của mình. Sức ảnh hưởng của họ đến chính sách giáo dục toàn cầu “gây lo ngại”, UNESCO nhận xét.
 

UNESCO cho rằng các nước nên “thức tỉnh trước tầm quan trọng của việc đặt người học lên hàng đầu” khi nói đến công nghệ số. Trung Quốc là một trong những nước đã thiết lập ranh giới sử dụng thiết bị số làm công cụ dạy học, giới hạn trong 30% thời gian giảng dạy và học sinh sẽ có quãng nghỉ đều đặn.
 

Tổ chức này thừa nhận học tập trực tuyến giúp việc học không bị gián đoạn trong thời gian Covid-19. Ước tính, hơn 1 tỷ học sinh đã chuyển sang học qua mạng suốt thời kỳ dịch bệnh nhưng hàng triệu học sinh nghèo, không có kết nối Internet bị bỏ lại phía sau.
 

Dựa trên phân tích 200 hệ thống giáo dục khắp thế giới, UNESCO ước tính cứ 4 nước lại có một nước đã cấm dùng smartphone trong trường học, dù qua luật pháp hay quy định. Trong số này, Pháp giới thiệu chính sách từ năm 2018 và Hà Lan từ năm 2024.
 

Khi ban hành lệnh cấm vào tháng này, Bộ trưởng Giáo dục Hà Lan Robbert Dijkgraaf chia sẻ: “Học sinh cần tập trung và được cho cơ hội học tốt. Nghiên cứu khoa học chỉ ra điện thoại di động gây xáo trộn. Chúng ta cần bảo vệ học sinh trước điều đó”.
 

Tại Anh, cựu Bộ trưởng Giáo dục Gavin Williamson đã kêu gọi cấm điện thoại di động trong trường vào năm 2021 để khắc phục vấn đề kỷ luật nghèo nàn nhưng bị các công đoàn giáo dục bác bỏ. Chính sách sử dụng smartphone tại các trường cấp hai ở Anh rất khác nhau, nhưng về cơ bản yêu cầu tắt điện thoại và không để lộ trong phạm vi trường học. Nó có thể được dùng nếu giáo viên cho phép, dùng sai cách có thể bị tịch thu.
 

Geoff Barton, Tổng thư ký Hiệp hội lãnh đạo trường học và cao đẳng Anh, cho rằng cấm hoàn toàn điện thoại di động trong trường sẽ gây một số bất tiện như trường hợp bố mẹ muốn liên lạc với con, hay học sinh dùng nó để trả tiền giao thông công cộng.
 

Ông hiểu được các lo lắng xoay quanh sử dụng điện thoại di động hoàn toàn chính đáng. Song, ông nhận định những vấn đề từ việc dùng smartphone như bắt nạt qua mạng, sức khỏe tâm lý… hầu như diễn ra bên ngoài trường học.
 

(Theo The Guardian)


Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
03/05/2024 7  Lượt xem
Từ 1/7 tới đây, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30%.
Chi tiết
02/05/2024 8  Lượt xem
Quy chế thi KHKT; hướng dẫn vị trí việc làm lãnh đạo, chức danh nghề nghiệp chuyên ngành GDĐT trường ĐH... là chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 5 tới.
Chi tiết
02/05/2024 7  Lượt xem
Tổ chức Times Higher Education (THE) công bố bảng xếp hạng đại học châu Á năm 2024 trong đó, Việt Nam có 6 đại diện lọt vào bảng xếp hạng.
Chi tiết
26/04/2024 25  Lượt xem
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật yêu cầu TikTok phải bán tài sản ở Mỹ trước hạn 19/1/2025 hoặc bị cấm hoàn toàn tại quốc gia này.
Chi tiết
25/04/2024 20  Lượt xem
Công an thành phố Hà Nội đưa ra các khuyến cáo tới người dân để đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
Chi tiết
22/04/2024 20  Lượt xem
Giải thưởng Sáng tạo Nội dung số Việt Nam 2024 (VCA 2024) đã được khởi động với với nhiều điểm mới.
Chi tiết
19/04/2024 15  Lượt xem
Việc ứng dụng các công nghệ mới có khả năng thay đổi hoàn toàn cách chúng ta đầu tư và giao dịch chứng khoán.
Chi tiết
19/04/2024 14  Lượt xem
Tổng chỉ tiêu lớp 10 công lập ở Hà Nội năm 2024 tăng 1.500 nhưng chỉ tiêu của nhiều trường nội thành giảm.
Chi tiết
16/04/2024 47  Lượt xem
Theo quy định, sẽ có những khoản thu nhập sau đây được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2024.
Chi tiết
15/04/2024 52  Lượt xem
Ngày 12/4, IDG Việt Nam phối hợp cùng Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam và Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức sự kiện World Mobile Broadband ISP & Cloud Summit 2024.
Chi tiết
15/04/2024 55  Lượt xem
Bộ Nội vụ đã thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) thời điểm tăng lương tối thiểu năm 2024 vào ngày 1/7.
Chi tiết
11/04/2024 54  Lượt xem
Ban Tổ chức Trung ương thống nhất với đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH về việc hoán đổi ngày làm việc 29/4 bù sang ngày khác để kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày.
Chi tiết
11/04/2024 27  Lượt xem
Năm học 2024 – 2025, Hà Nội tiếp tục áp dụng hình thức tuyển sinh trực tuyến với các lớp đầu cấp, trừ lớp 10 THPT.
Chi tiết
09/04/2024 29  Lượt xem
Gửi tiết kiệm có kỳ hạn là hình thức gửi tiền quen thuộc với nhiều khách hàng, để đảm bảo lợi ích, người gửi cần nắm rõ cách tính lãi suất, thời gian nhận lãi...
Chi tiết
05/04/2024 56  Lượt xem
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, có 9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới từ ngày 1/7/2024.
Chi tiết
04/04/2024 47  Lượt xem
Lần đầu tiên trong nhiều năm, Google tính đến chuyện thu phí người dùng đối với những cải tiến của công cụ tìm kiếm.
Chi tiết
01/04/2024 42  Lượt xem
Trong tháng 4/2024, một số chính sách mới về tiền lương bắt đầu có hiệu lực.
Chi tiết
01/04/2024 50  Lượt xem
Đề xuất Phòng Tư pháp cấp huyện tra cứu, xác minh thông tin về án tích có trước ngày 1/7/2010 tại cơ quan công an, tòa án và cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng.
Chi tiết
30/03/2024 57  Lượt xem
Lịch thi, phương án tuyển sinh của từng loại hình trường: chuyên, không chuyên, song bằng tú tài, song ngữ tiếng Pháp, dân tộc nội trú, năng khiếu TDTD đã được công bố.
Chi tiết
28/03/2024 48  Lượt xem
Theo chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay, xăng E5 RON 92 và RON 95 đồng loạt tăng.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.