024.3225.2096

Trình đề nghị sửa đổi "Căn cước công dân" thành "Thẻ căn cước"

Dự thảo Luật Căn cước sửa đổi, bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay; sửa đổi dòng chữ "căn cước công dân", quê quán, nơi thường trú... trên thẻ căn cước.


Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày tờ trình về dự án Luật Căn cước
 
 

Bỏ quê quán, vân tay trên thẻ căn cước
 

Chiều 2/6, trình bày tờ trình về dự án Luật Căn cước, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhấn mạnh, việc xây dựng dự án Luật Căn cước nhằm mục đích: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phát triển kinh tế, xã hội; Xây dựng công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.
 

Trong quá trình lập đề nghị xây dựng Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Chính phủ đã thống nhất thông qua 4 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật; trong đó, bao gồm cả chính sách về việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch và căn cước điện tử (tài khoản định danh điện tử của công dân Việt Nam).
 

Vì vậy, để cụ thể hóa các chính sách nêu trên trong dự thảo Luật được đầy đủ, chặt chẽ, bảo đảm tính bao quát và phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật, Chính phủ đã chỉnh lý tên gọi của dự án Luật từ "Luật Căn cước công dân (sửa đổi)" thành "Luật Căn cước".
 

Về bố cục, dự thảo Luật Căn cước gồm 7 chương, 46 Điều (trong đó, so với Luật Căn cước công dân năm 2014 thì dự thảo Luật đã sửa đổi 39/39 điều, bổ sung mới 7 điều.
 

Theo đó, về đối tượng áp dụng, dự thảo Luật mở rộng đối tượng áp dụng so với Luật Căn cước công dân năm 2014, ngoài áp dụng đối với công dân Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, Luật này còn áp dụng đối với người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch. Dự thảo Luật đã bổ sung một Điều về giấy chứng nhận căn cước và quản lý người gốc Việt Nam; quy định việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho những người này.
 

Trình đề nghị sửa đổi Căn cước công dân thành Thẻ căn cước - Ảnh 1.

Quang cảnh phiên họp

Dự thảo Luật đã chỉnh lý, bổ sung quy định về mối quan hệ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để bảo đảm hiệu quả triển khai Đề án số 06.
 

Về nội dung thể hiện trên thẻ căn cước, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay; sửa đổi quy định về thông tin số thẻ căn cước, dòng chữ "căn cước công dân", quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ thành số định danh cá nhân, dòng chữ "thẻ căn cước", nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú... việc thay đổi, cải tiến như trên để tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước, hạn chế việc phải cấp đổi thẻ căn cước và bảo đảm tính riêng tư của người dân; các thông tin căn cước của người dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chíp điện tử trên thẻ căn cước. Đối với những thẻ căn cước công dân đã cấp thì vẫn còn nguyên giá trị sử dụng, không bị tác động bởi quy định này.
 

Trình đề nghị sửa đổi Căn cước công dân thành Thẻ căn cước - Ảnh 2.

Thẻ Căn cước công dân hiện hành
 

Theo khoản 1, Điều 19 của dự thảo Luật, Thẻ căn cước gồm bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa và thông tin được in trên thẻ gồm:
 

a) Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
 

b) Dòng chữ "CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc";

c) Dòng chữ "THẺ CĂN CƯỚC";

d) Ảnh khuôn mặt;

đ) Số định danh cá nhân;

e) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

g) Ngày, tháng, năm sinh;

h) Giới tính;

i) Nơi đăng ký khai sinh;

k) Quốc tịch;

l) Nơi cư trú;

m) Ngày, tháng, năm cấp thẻ và ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng;

n) Dòng chữ "Nơi cấp: Bộ Công an".
 

Về người được cấp thẻ căn cước, dự thảo Luật bổ sung quy định về quản lý, cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam. Tuy nhiên, việc cấp thẻ cho người dưới 14 tuổi sẽ thực hiện theo nhu cầu, còn đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên là bắt buộc.
 

Về căn cước điện tử, đây là nội dung được bổ sung so với quy định của Luật Căn cước công dân năm 2014. Căn cước điện tử có giá trị sử dụng tương đương như việc sử dụng thẻ căn cước trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ căn cước.
 

Về tích hợp thông tin vào thẻ căn cước, dự thảo Luật bổ sung quy định về việc tích hợp một số thông tin có tính ổn định, được sử dụng thường xuyên của người dân ngoài thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước vào thẻ căn cước như: Thông tin về thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn…
 

Cân nhắc quy định đối tượng cấp thẻ căn cước là người dưới 14 tuổi
 

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Căn cước như Tờ trình của Chính phủ và cho rằng, việc ban hành Luật Căn cước nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xây dựng Chính phủ điện tử, giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; tạo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện, tạo bước đột phá về chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực; đồng thời khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập của Luật Căn cước công dân hiện hành.
 

Trình đề nghị sửa đổi Căn cước công dân thành Thẻ căn cước - Ảnh 4.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới
 

Về tên gọi của Luật, Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng, việc chỉnh lý tên gọi "Luật Căn cước công dân (sửa đổi)" thành "Luật Căn cước" nhằm bảo đảm tính bao quát, đầy đủ, phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật, phù hợp với yêu cầu quản lý và khai thác, sử dụng trong các giao dịch của người dân; do vậy, nhất trí tên gọi của dự thảo Luật là Luật Căn cước.
 

Về nội dung thể hiện trên thẻ căn cước, Ủy ban Quốc phòng và An ninh cơ bản nhất trí nội dung Điều này nhằm bảo đảm đầy đủ các thông tin cần thiết đối với một công dân.
 

Một số ý kiến đề nghị cân nhắc nội dung quy định tại điểm i (nơi đăng ký khai sinh) và điểm l (nơi cư trú) để quy định bảo đảm thống nhất; đề nghị quy định cụ thể ngay trong dự thảo Luật những "thông tin được lưu trữ trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa" để bảo đảm việc triển khai thi hành Luật được rõ ràng; bổ sung trường thông tin "Nhóm máu" trên thẻ căn cước bảo đảm thuận tiện khi sử dụng trong một số trường hợp cấp bách.
 

Về người được cấp thẻ căn cước, Ủy ban Quốc phòng và An ninh cơ bản nhất trí quy định nhằm phát huy việc khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định đối tượng cấp thẻ căn cước là người dưới 14 tuổi vì cho rằng, nhu cầu sử dụng thẻ căn cước của nhóm đối tượng này rất ít.
 

theo VTV
Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
15/06/2025 1  Lượt xem
Với tiêu chí luôn đồng hành cùng các đối tác truyền dẫn phát sóng và sẵn sàng đáp ứng phát sóng các kênh truyền hình chất lượng cao theo yêu cầu của khách hàng, ngày 01/06/2025 Công ty DTV đã hoàn thành lắp đặt hệ thống máy phát sóng truyền hình DVB-T2 tại Trung tâm TDPS Mễ Trì - Đài PTTH Hà Nội trên kênh tần số 37 và chính thức phát sóng kênh truyền hình H2 độ nét siêu cao 4K (độ phân giải 3840x2160).
Chi tiết
12/06/2025 101  Lượt xem
Thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của Công ty Cổ phần Truyền hình số miền Bắc
Chi tiết
01/04/2025 83  Lượt xem
Quy định mới về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước là một trong những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4/2025.
Chi tiết
01/04/2025 64  Lượt xem
Thiếu kế hoạch dài hạn có thể khiến nhiều người gặp khó khăn khi về già, nhất là tài chính, sức khỏe, vì thế cần chuẩn bị thật kỹ.
Chi tiết
31/03/2025 131  Lượt xem
Công an TP Hà Nội đã bắt đầu tiếp nhận hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe tại trụ sở công an cấp phường, xã trên địa bàn thành phố.
Chi tiết
28/03/2025 50  Lượt xem
Sau khi Thông tư 29/2024 có hiệu lực, số lượng trung tâm dạy thêm, học thêm ở Hà Nội, TP.HCM tăng mạnh và mức phí học thêm cũng cao hơn trước.
Chi tiết
28/03/2025 48  Lượt xem
Đây là không gian tập hợp các nguồn lực, tạo ra môi trường lý tưởng để đào tạo nhân lực chất lượng cao và thúc đẩy khởi nghiệp trong lĩnh vực bán dẫn.
Chi tiết
27/03/2025 37  Lượt xem
Bộ GDĐT thành lập Ban Chỉ đạo về Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cải cách hành chính và Đề án 06.
Chi tiết
25/03/2025 46  Lượt xem
Việc UBND quận Hoàn Kiếm niêm yết công khai quy hoạch tổng mặt bằng cải tạo không gian quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục nhận được sự ủng hộ tích cực từ người dân.
Chi tiết
24/03/2025 57  Lượt xem
Tổ chức Times Higher Education (THE) đã công bố BXH đại học thế giới năm 2025 theo nhóm ngành, trong đó, có 9 đại học của Việt Nam được xếp hạng ở 8/11 nhóm.
Chi tiết
24/03/2025 43  Lượt xem
Nguyên tắc xác định mức phạt hành vi vi phạm hành chính nếu vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì giảm trừ một tình tiết tăng nặng với một tình tiết giảm nhẹ.
Chi tiết
21/03/2025 42  Lượt xem
Nhận biết các loại nhựa trong cuộc sống không chỉ giúp người dùng chọn lựa được sản phẩm an toàn mà còn có ý nghĩa trong việc tái chế, bảo vệ môi trường.
Chi tiết
21/03/2025 43  Lượt xem
Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất quy định về Cổng kết nối dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
Chi tiết
21/03/2025 45  Lượt xem
"Mười liên kết xanh" của Google, biểu tượng quyền lực suốt nhiều thập kỷ đang lung lay khi người dùng dần chuyển sang AI để tìm kiếm.
Chi tiết
20/03/2025 98  Lượt xem
Ban Bí thư Trung ương Đoàn vừa có quyết định về việc công nhận Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024 đối với 10 cá nhân có thành tích xuất sắc.
Chi tiết
19/03/2025 70  Lượt xem
Hybrid working là mô hình làm việc theo thời gian, địa điểm linh hoạt do người lao động tùy chọn, có thể ngồi ở bất kì đâu.
Chi tiết
19/03/2025 66  Lượt xem
Giá vàng nhẫn trong nước sáng nay 19/3 tăng mạnh, lần đầu tiên sắp chạm mốc cao không tưởng 100 triệu đồng/lượng.
Chi tiết
18/03/2025 52  Lượt xem
Apple vừa phát đi cảnh báo khẩn cấp về một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tất cả người dùng iPhone XS và các mẫu máy mới hơn.
Chi tiết
17/03/2025 63  Lượt xem
Bộ Nội vụ sẽ tập trung điều chỉnh các quy định về tiền lương phù hợp với sự thay đổi về địa bàn hành chính sau sắp xếp các tỉnh, thành trong thời gian tới.
Chi tiết
17/03/2025 46  Lượt xem
Tình trạng mất vệ sinh tại một số khu vực tại Hà Nội đã được cải thiện đáng kể từ khi những "mắt thần" phạt nguội người đổ rác sai quy định được lắp đặt.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.