024.3225.2096

Thanh toán kỹ thuật số thúc đẩy phát triển kinh tế số

Kể từ sau đại dịch Covid-19, khoảng cách giữa thanh toán số và tiền mặt đang dần thu hẹp. Ghi nhận dữ liệu từ “Nghiên cứu về thái độ thanh toán của người tiêu dùng 2023” của Visa cho thấy: 56% người dùng Việt Nam được khảo sát cho biết họ đang ít mang theo tiền mặt hơn so với năm 2022...
 

Trong năm 2023, thanh toán không dùng tiền mặt cả nước đạt khoảng 11 tỷ giao dịch, tăng gần 50% so với năm 2022, tổng giá trị giao dịch đạt hơn 200 triệu tỷ đồng.
Trong năm 2023, thanh toán không dùng tiền mặt cả nước đạt khoảng 11 tỷ giao dịch, tăng gần 50% so với năm 2022, tổng giá trị giao dịch đạt hơn 200 triệu tỷ đồng.

Thói quen không mang tiền mặt đang dần được hình thành và gia tăng tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Theo nghiên cứu của Visa, trong năm 2022, 77% những người tham gia khảo sát tự tin có thể không dùng tiền mặt trong vòng 3 ngày; còn trong năm 2023, khảo sát 1.000 người tiêu dùng Việt Nam cho thấy thời gian trung bình không sử dụng tiền mặt trong một tháng tăng đến 11 ngày liên tiếp.
 

GIA TĂNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
 

Theo Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2023, thanh toán không dùng tiền mặt cả nước đạt khoảng 11 tỷ giao dịch, tăng gần 50% so với năm 2022, tổng giá trị giao dịch đạt hơn 200 triệu tỷ đồng. Bên cạnh đó, tính đến cuối năm 2023, số lượng tài khoản thanh toán của cá nhân là hơn 182,88 triệu tài khoản, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2022. Với đà tăng trưởng mạnh mẽ như vậy, Việt Nam là nước đứng đầu trong 5 quốc gia có tỷ lệ chuyển đổi thanh toán số cao nhất khu vực Đông Nam Á, vượt Philippines, Thái Lan, Singapore và Indonesia.
 

Làn sóng thanh toán kỹ thuật số không chỉ là kết quả của những tiến bộ về mặt công nghệ, mà còn là sự chuyển dịch để mang đến sự minh bạch trong chi tiêu giao dịch, đáp ứng nhu cầu thanh toán hiệu quả cho các cá nhân tổ chức; đồng thời, cũng mở ra những cơ hội tiềm năng để cả thị trường tăng trưởng và phát triển nhiều dịch vụ mới trong một nền kinh tế số – nơi tất cả các lĩnh vực dựa trên công nghệ và kỹ thuật số, trong đó tài chính số đóng vai trò mạch máu.
 

Thanh toán không dùng tiền mặt cũng là phương thức giúp Nhà nước dễ dàng quản lý, giám sát, thúc đẩy đổi mới toàn bộ nền kinh tế, từ đó cho phép nỗ lực số hóa kinh tế của Việt Nam diễn ra nhanh chóng và bền vững hơn.
 

Trong năm 2023, thanh toán không dùng tiền mặt cả nước đạt khoảng 11 tỷ giao dịch, tăng gần 50% so với năm 2022, tổng giá trị giao dịch đạt hơn 200 triệu tỷ đồng. Bên cạnh đó, tính đến cuối năm 2023, số lượng tài khoản thanh toán của cá nhân là hơn 182,88 triệu tài khoản, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo Tập đoàn tư vấn Boston (BCG), các nền kinh tế thâm dụng nhiều tiền mặt hơn có xu hướng tăng trưởng chậm và bỏ lỡ những lợi ích tài chính đáng kể. Ngược lại, các nền kinh tế chuyển sang kỹ thuật số có thể tăng GDP hàng năm. Cụ thể, nghiên cứu của BCG ước tính rằng việc chuyển sang mô hình không dùng tiền mặt sẽ tăng thêm khoảng 1 điểm phần trăm vào GDP hàng năm của các nền kinh tế trưởng thành và hơn 3 điểm phần trăm đối với GDP của các nền kinh tế mới nổi.
 

Thanh toán không dùng tiền mặt đang được xem là động lực để thúc đẩy kinh tế nhờ vai trò của kỹ thuật số trong việc đơn giản hóa quá trình gửi và nhận thanh toán. Trong số các nền kinh tế tiên tiến, Thụy Điển và Hàn Quốc là hai ví dụ điển hình. Ngay từ năm 2018, các giao dịch tiền mặt ở Thụy Điển đã chiếm ít hơn 2% giá trị thanh toán. Còn tại Hàn Quốc, tính đến năm 2021, chỉ có 14,6% giao dịch được thực hiện bằng tiền mặt, đưa Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia không dùng tiền mặt hàng đầu trên thế giới.
 

Tại Việt Nam, từ năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1813/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025. Đáng chú ý, về mục tiêu cụ thể, đến cuối năm 2025 giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP; thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%; từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ thanh toán của người dân; tăng số lượng cơ sở chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt lên trên 450.000 điểm.
 

Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam cơ bản cho thấy triển vọng hoàn thành một số mục tiêu. Đơn cử như mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 49,4% ngay từ năm 2023. Cụ thể, theo báo cáo năm 2023 của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), mặc dù thanh toán bằng tiền mặt vẫn là phương thức giao dịch thịnh hành với 50,6% người thường xuyên sử dụng, song các phương thức thanh toán khác, bao gồm Internet Banking (dịch vụ ngân hàng trực tuyến), ví điện tử... cũng đang dần được sử dụng phổ biến.
 

Từ các dịch vụ công như bệnh viện, cơ sở giáo dục đến các điểm bán lẻ như nhà hàng, quán ăn, các chợ đều đã và đang chấp nhận phương thức thanh toán chuyển khoản. Đến cuối tháng 1/2024, Ngân hàng Nhà nước ghi nhận thị trường đã có 554.580 POS tăng 32,68% so với cùng kỳ năm 2023. Tính đến tháng 4/2024, khoảng 77,41% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng với hơn 35 triệu tài khoản thanh toán. Theo dữ liệu Statista, Việt Nam thậm chí đã vượt qua các quốc gia phát triển khác, như Hàn Quốc, Anh và Đức, về tỷ lệ thâm nhập thanh toán POS di động trong năm 2023.
 

Theo báo cáo năm 2023 của Công ty tài chính Mỹ FIS, Việt Nam hiện là quốc gia có tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt cao thứ 4 trong 40 thị trường FIS khảo sát ở châu Á, chỉ sau các nước Thái Lan (46%), Philippines (44%) và Nhật Bản (41%)...


theo vneconomy
Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
18/09/2024 4  Lượt xem
Bộ LĐTBXH đề xuất phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nghỉ lễ 30/4-1/5/2025 và nghỉ Lễ Quốc khánh năm 2025.
Chi tiết
17/09/2024 6  Lượt xem
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa thông tin, ngày 16/9, toàn thành phố có 61 trường chưa thể đón học sinh học trực tiếp do ảnh hưởng của mưa lớn.
Chi tiết
16/09/2024 27  Lượt xem
Vào sáng 17/9, áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên thành bão, di chuyển vào Bắc Biển Đông. Gió mạnh cấp 7-8, sóng biển cao 2-4m, gây mưa dông mạnh và biển động.
Chi tiết
14/09/2024 19  Lượt xem
Hiện tại, các doanh nghiệp viễn thông đã khắc phục được 4012 vị trí trạm BTS, còn lại 2273 trạm đang tiếp tục được các doanh nghiệp khắc phục.
Chi tiết
12/09/2024 42  Lượt xem
Để đảm bảo an toàn cho học sinh, từ sáng đến trưa ngày 10/9, nhiều trường học đã thông báo cho phụ huynh có thể đón con sớm để tránh ngập.
Chi tiết
10/09/2024 53  Lượt xem
Một số vùng trũng thấp ven sông ở Hà Nội đã ngập úng do lũ lên nhanh, đặc biệt sông Cầu, sông Bùi, sông Tích lũ đã lên mức báo động khẩn cấp.
Chi tiết
09/09/2024 43  Lượt xem
Trong khi hầu hết các trường học trên địa bàn Hà Nội đón học sinh trở lại trường vào thứ 2 (9/9), nhưng một số trường chưa bảo đảm an toàn để tổ chức dạy học.
Chi tiết
06/09/2024 72  Lượt xem
Ngày 5/9, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng đã yêu cầu tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay tại một số cảng hàng không, sân bay theo giờ địa phương.
Chi tiết
06/09/2024 64  Lượt xem
Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 có hàng loạt hoạt động phong phú, độc đáo nhằm quảng bá giá trị văn hoá, du lịch của Thủ đô.
Chi tiết
05/09/2024 36  Lượt xem
Sáng 5/9, hơn 20 triệu học sinh các cấp học từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, biên giới, hải đảo háo hức đến trường, bắt đầu năm học 2024-2025.
Chi tiết
04/09/2024 73  Lượt xem
Từ tối qua đến giờ bão số 3 có tên quốc tế là Yagi di chuyển chậm, tích lũy năng lượng và liên tục tăng cấp.
Chi tiết
04/09/2024 40  Lượt xem
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 2319/QĐ-BGDĐT, công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ.
Chi tiết
30/08/2024 122  Lượt xem
Nghỉ lễ Quốc Khánh kéo dài 4 ngày từ 31/8 đến 3/9 năm nay dự báo sẽ khá thuận lợi, nhất là ở miền Bắc và miền Trung. Riêng miền Nam có thể mưa to về chiều.
Chi tiết
29/08/2024 118  Lượt xem
Tình trạng kháng thuốc tại Việt Nam đang ở mức báo động, đặc biệt là với các bệnh lao, sốt rét và nhiễm trùng từ bệnh viện.
Chi tiết
29/08/2024 102  Lượt xem
Trong tháng 9/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: quy định mới của Chính phủ về số lượng cấp phó của các cơ quan, đơn vị; Chính sách tín dụng cấp nước sạch và VSMTNT...
Chi tiết
28/08/2024 90  Lượt xem
Thời gian gần đây, đã xuất hiện nhiều trang fanpage giả mạo cuộc thi UPU trên Facebook.
Chi tiết
28/08/2024 99  Lượt xem
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là trường ĐH đầu tiên tại Việt Nam có khoa trí tuệ nhân tạo (AI). Chương trình đào tạo AI sẽ được cập nhật liên tục, sát với các chương trình giảng dạy về AI của các đại học trên thế giới.
Chi tiết
26/08/2024 67  Lượt xem
Báo Người Lao Động cập nhật cảnh báo của Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông về tình hình lừa đảo trực tuyến nổi bật tuần qua (19-8 đến 25-8).
Chi tiết
26/08/2024 79  Lượt xem
Luật Viên chức sửa đổi 2019 đã bỏ quy định liên quan đến "biên chế suốt đời", tuy nhiên, vẫn có 3 trường hợp được hưởng "biên chế suốt đời".
Chi tiết
22/08/2024 117  Lượt xem
Công an TP. Hà Nội cảnh báo người dân nên lựa chọn mua điện thoại tại các địa chỉ uy tín, không mua những mặt hàng trôi nổi trên mạng xã hội.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.