024.3225.2096

Quốc hội thông qua việc đổi tên "thẻ căn cước công dân" thành "thẻ căn cước"

Bên cạnh việc đổi tên thẻ căn cước, Luật Căn cước vừa được Quốc hội thông qua cũng quy định về thông tin được in trên thẻ căn cước không còn "quê quán" và "dấu vân tay".
 

 

Sáng 27/11, Quốc hội đã thông qua Luật Căn cước với 431 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 87,25%).
 

Quốc hội thông qua việc đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước - Ảnh 1.

Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Căn cước
 

Luật Căn cước gồm 7 chương, 46 điều, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024. Trong đó đáng chú ý là quy định việc sử dụng tên gọi "thẻ căn cước" thay cho "thẻ căn cước công dân".
 

Theo Điều 18 của dự thảo Luật trình Quốc hội, thông tin được in trên thẻ căn cước cũng không còn bao gồm "quê quán" và "dấu vân tay", cụ thể gồm: Hình Quốc huy; Dòng chữ "CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc"; Dòng chữ "CĂN CƯỚC"; Ảnh khuôn mặt; Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh; Quốc tịch; Nơi cư trú; Ngày, tháng, năm cấp thẻ; ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng; Nơi cấp: Bộ Công an.
 

Về tên gọi của dự thảo Luật và tên thẻ căn cước, trước khi Luật được thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới đã trình bày Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước.
 

Theo đó, có ý kiến cho rằng, trong thời gian vừa qua đã có nhiều thay đổi về hình thức, nội dung và tên gọi của thẻ căn cước, vì vậy, đề nghị cân nhắc về tên gọi của Luật; đề nghị không đổi tên Luật và tên thẻ thành thẻ căn cước.
 

Chủ nhiệm Ủy ban Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, qua thảo luận tại Kỳ họp thứ 6 và phiên họp UBTVQH giữa 02 đợt của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, hầu hết ý kiến ĐBQH đều đồng ý với tên gọi của dự thảo Luật và tên thẻ căn cước đã được giải trình tại Báo cáo số 666/BC-UBTVQH15 ngày 24/10/2023 của UBTVQH giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước. UBTVQH cho rằng, việc sử dụng tên gọi Luật căn cước thể hiện rõ tính khoa học, vừa bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật, vừa phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số.
 

Quốc hội thông qua việc đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước - Ảnh 2.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới
 

Với việc tích hợp đầy đủ thông tin một cách khoa học trong thẻ căn cước cùng với hình thức, phương thức quản lý số bảo đảm tính đại chúng, thì việc đổi tên thành thẻ căn cước sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước có tính khoa học hơn, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số của Chính phủ; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho người dân trong tham gia các hoạt động xã hội cũng như giao dịch về hành chính, dân sự ngày càng tiện lợi.
 

Từ những vấn đề trên, UBTVQH nhận thấy, việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước và thẻ căn cước là phù hợp với mục đích quản lý và phục vụ Nhân dân. Vì vậy, UBTVQH trân trọng đề nghị Quốc hội cho giữ tên gọi là Luật Căn cước và thẻ căn cước.
 

Về cấp, quản lý căn cước điện tử (Chương IV), có ý kiến nhất trí sự cần thiết quy định về căn cước điện tử trong dự thảo Luật. Có ý kiến đề nghị báo cáo thêm về vấn đề bảo mật của thẻ căn cước gắn chip vì dễ bị xâm nhập, theo dõi.
 

Ông Lê Tấn Tới cho biết, thẻ căn cước hiện nay được chế tạo bằng công nghệ tiên tiến, có khả năng bảo mật cao, bảo đảm chống lại việc làm giả thẻ. Trong chip điện tử trên thẻ căn cước có công nghệ xác thực thông qua đối sánh vân tay hoặc khuôn mặt nhằm xác thực chính xác chủ thẻ. Theo đó, khi một người sử dụng thiết bị đọc thông tin lưu trữ trong chip điện tử phải được sự đồng ý của chủ thẻ thông qua phương thức xác thực vân tay, khuôn mặt để được quyền truy cập vào ứng dụng đọc, truy xuất dữ liệu, nếu không có thao tác này thì không ai có thể truy cập để lấy thông tin trong thẻ căn cước.
 

Bên cạnh đó, để khai thác được các thông tin trong chip điện tử phải sử dụng thiết bị chuyên dụng và các thiết bị này phải được Bộ Công an cung cấp mã bảo mật để xác thực, bảo đảm an ninh, an toàn bảo mật thông tin. Trường hợp các cơ quan nhà nước khác cung cấp thiết bị chuyên dụng để đọc thông tin trong thẻ căn cước thì các thiết bị này đều phải được cơ quan chuyên môn của Bộ Công an kiểm tra và cung cấp mã bảo mật.
 

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cũng tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu về quy định chuyển tiếp (Điều 46). UBTVQH đã chỉ đạo chỉnh lý, bổ sung quy định về chuyển tiếp đối với căn cước công dân và chứng minh nhân dân tại khoản 3 Điều 46 như sau: "Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15 tháng 01 năm 2024 đến trước ngày 30 tháng 6 năm 2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024."; theo đó, bổ sung khoản 2 Điều 45 quy định về hiệu lực thi hành như sau: "Quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2024"; đồng thời chỉnh lý một số nội dung của Điều 45 và Điều 46 bảo đảm cụ thể, rõ ràng và phù hợp với thực tế.


theo VTV
Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
06/09/2024 18  Lượt xem
Ngày 5/9, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng đã yêu cầu tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay tại một số cảng hàng không, sân bay theo giờ địa phương.
Chi tiết
06/09/2024 22  Lượt xem
Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 có hàng loạt hoạt động phong phú, độc đáo nhằm quảng bá giá trị văn hoá, du lịch của Thủ đô.
Chi tiết
05/09/2024 11  Lượt xem
Sáng 5/9, hơn 20 triệu học sinh các cấp học từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, biên giới, hải đảo háo hức đến trường, bắt đầu năm học 2024-2025.
Chi tiết
04/09/2024 28  Lượt xem
Từ tối qua đến giờ bão số 3 có tên quốc tế là Yagi di chuyển chậm, tích lũy năng lượng và liên tục tăng cấp.
Chi tiết
04/09/2024 23  Lượt xem
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 2319/QĐ-BGDĐT, công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ.
Chi tiết
30/08/2024 75  Lượt xem
Nghỉ lễ Quốc Khánh kéo dài 4 ngày từ 31/8 đến 3/9 năm nay dự báo sẽ khá thuận lợi, nhất là ở miền Bắc và miền Trung. Riêng miền Nam có thể mưa to về chiều.
Chi tiết
29/08/2024 69  Lượt xem
Tình trạng kháng thuốc tại Việt Nam đang ở mức báo động, đặc biệt là với các bệnh lao, sốt rét và nhiễm trùng từ bệnh viện.
Chi tiết
29/08/2024 63  Lượt xem
Trong tháng 9/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: quy định mới của Chính phủ về số lượng cấp phó của các cơ quan, đơn vị; Chính sách tín dụng cấp nước sạch và VSMTNT...
Chi tiết
28/08/2024 77  Lượt xem
Thời gian gần đây, đã xuất hiện nhiều trang fanpage giả mạo cuộc thi UPU trên Facebook.
Chi tiết
28/08/2024 79  Lượt xem
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là trường ĐH đầu tiên tại Việt Nam có khoa trí tuệ nhân tạo (AI). Chương trình đào tạo AI sẽ được cập nhật liên tục, sát với các chương trình giảng dạy về AI của các đại học trên thế giới.
Chi tiết
26/08/2024 64  Lượt xem
Báo Người Lao Động cập nhật cảnh báo của Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông về tình hình lừa đảo trực tuyến nổi bật tuần qua (19-8 đến 25-8).
Chi tiết
26/08/2024 71  Lượt xem
Luật Viên chức sửa đổi 2019 đã bỏ quy định liên quan đến "biên chế suốt đời", tuy nhiên, vẫn có 3 trường hợp được hưởng "biên chế suốt đời".
Chi tiết
22/08/2024 111  Lượt xem
Công an TP. Hà Nội cảnh báo người dân nên lựa chọn mua điện thoại tại các địa chỉ uy tín, không mua những mặt hàng trôi nổi trên mạng xã hội.
Chi tiết
21/08/2024 108  Lượt xem
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng nêu 9 kết quả nổi bật của ngành Giáo dục tại Hội nghị tổng kết năm học 2023 – 2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024 – 2025.
Chi tiết
21/08/2024 92  Lượt xem
Theo quy định tại Nghị định 69/2024/NĐ-CP, có 04 mức độ xác thực tài khoản định danh điện tử.
Chi tiết
19/08/2024 82  Lượt xem
Sáng ngày 18/8/2024, UBND tỉnh Bình Định phối hợp cùng Tập đoàn FPT tổ chức Hội nghị Chiến lược phát triển ngành trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn và an ninh mạng. Dự hội nghị có Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Quốc Dũng; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn; Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương; cùng các đại diện của Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia; Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ; các tổ chức giáo dục và các chuyên gia trong lĩnh vực AI, bán dẫn và an ninh mạng…
Chi tiết
18/08/2024 82  Lượt xem
Tính đến hết ngày 17/8, đã có hơn 100 trường đại học, học viện công bố điểm chuẩn năm 2024, điểm chuẩn các trường dao động từ 15 đến 29,2.
Chi tiết
14/08/2024 86  Lượt xem
Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo, người dân cần hết sức cảnh giác trước các hình thức lừa đảo trực tuyến mới.
Chi tiết
14/08/2024 79  Lượt xem
Nhiều tỉnh, thành đã thông qua mức thu học phí năm học mới 2024 - 2025 từ 7.000 đến 650.000 đồng một tháng.
Chi tiết
13/08/2024 85  Lượt xem
Ngày 12/8, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị lấy ý kiến các Bộ, ngành cho các nội dung trong Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương dự và chủ trì Hội nghị.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.