024.3225.2096

Những điều cần biết về cúm và biện pháp để phòng ngừa

Cúm mùa tại Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, đòi hỏi sự chủ động và cảnh giác từ cả cơ quan y tế lẫn người dân trong công tác phòng chống.
 

 

Cúm mùa thường lưu hành quanh năm và người mắc có thể dễ dàng khỏi sau từ hai đến bảy ngày. Tuy nhiên, thống kê toàn cầu cho thấy cứ mỗi phút trôi qua, lại có một người tử vong do cúm. Cúm không phân biệt tuổi tác hay giới tính, bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm cúm mùa. Đặc biệt, trẻ nhỏ và người cao tuổi dễ mắc bệnh hơn, có nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm và có mức độ lây truyền cao hơn cho người khác.
 

Những điều cần biết về cúm và biện pháp để phòng ngừa - Ảnh 1.


Tháng 1 vừa qua ghi nhận gần 1.000 ca mắc cúm, giảm gần 20%, nhưng số ca nặng lại có xu hướng gia tăng


Theo Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cúm được phân loại thành A, B, C, D, trong đó A, B, C ảnh hưởng đến con người. Trong đó, cúm A thường nguy hiểm hơn, với nhiều biến thể. Một số chủng cúm A từ gia cầm như H5N1 có tỷ lệ tử vong cao (khoảng 50%) nhưng khó lây từ người sang người. Các chủng cúm mùa như H1N1, H3N2 và cúm B dễ lây lan và đã lưu hành toàn cầu. Sự biến đổi liên tục của virus cúm có thể dẫn đến các chủng đại dịch khi miễn dịch cộng đồng không đủ bảo vệ.
 

"Hiện tại, chưa phát hiện chủng cúm mới đáng lo ngại. Hệ thống giám sát toàn cầu dưới sự tổ chức của Tổ chức Y tế thế giới với 150 điểm tại 130 nước, trong đó Việt Nam có hai điểm tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh vẫn theo dõi chặt chẽ. Hiện có sự gia tăng cúm A/H1N1 tại châu Á, nhưng đây là chủng từng gây đại dịch năm 2009 và hiện đã trở thành cúm mùa", GS.TS Phan Trọng Lân chia sẻ.
 

Những điều cần biết về cúm và biện pháp để phòng ngừa - Ảnh 2.


Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương chia sẻ về tình hình cúm mùa tại Việt Nam hiện nay
 

Cũng theo GS.TS Phan Trọng Lân, việc phân biệt cúm với các bệnh hô hấp khác chỉ có thể xác định chính xác qua xét nghiệm. Cúm có triệu chứng như sốt, ho, đau nhức cơ thể, nhức đầu, nghẹt mũi tương tự nhiều bệnh viêm đường hô hấp khác, nên khó nhận biết bằng triệu chứng thông thường. Tuy nhiên, nhóm nguy cơ cao như trẻ dưới 5 tuổi, người trên 65 tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai và người suy giảm miễn dịch cần đặc biệt lưu ý, vì khi mắc cúm có thể dẫn đến biến chứng nặng, nhập viện, thậm chí tử vong.
 

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong năm 2024, Việt Nam ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa, giảm 17% so với năm trước. Tuy nhiên, số ca nặng và tử vong lại tăng, với 8 ca tử vong (tăng 5 trường hợp). Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, hiện có 8 ca cúm biến chứng nặng đang điều trị, chủ yếu là cúm A, được chuyển từ tuyến dưới trong tình trạng suy hô hấp. Trong đó, một bệnh nhân phải chạy ECMO (tim phổi nhân tạo) để hỗ trợ khi tim và phổi không thể hoạt động bình thường.
 

Những điều cần biết về cúm và biện pháp để phòng ngừa - Ảnh 3.

Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, hiện có 8 ca cúm biến chứng nặng đang điều trị, chủ yếu là cúm A


"Ở bệnh viện cũng đã tiếp nhận những trường hợp tuổi còn rất trẻ và không có bệnh nền gì nhưng vẫn mắc các biến chứng nặng của cúm A như suy hô hấp hay viêm cơ tim", Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết.
 

"Với cúm, virus nhân lên mạnh trong khoảng 48 giờ đầu sau khi có triệu chứng. Vì vậy, đây là thời gian vàng để can thiệp sớm, giúp giảm nguy cơ biến chứng, làm bệnh nhẹ hơn và hạn chế lây nhiễm cho người xung quanh" - GS.TS Phan Trọng Lân cho biết thêm.
 

Mỗi năm, thế giới ghi nhận trung bình khoảng 1 tỷ ca nhiễm cúm. Riêng tại Nhật Bản, từ tháng 9 năm ngoái đến nay, đã có khoảng 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Theo dữ liệu mới nhất từ Bộ Y tế Nhật Bản, vào cuối tháng 1, số ca nhiễm cúm trong một tuần ghi nhận hơn 54.000 ca, giảm 40% so với tuần trước. Số ca nhiễm mới liên tục giảm đáng kể từ đỉnh dịch cuối tháng 12. Đầu tháng 2, dù chưa có thống kê toàn quốc, nhiều tỉnh, thành đã báo cáo số ca mắc giảm. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo không nên chủ quan, vì số ca nhiễm vẫn ở mức cao và cúm B đang có xu hướng gia tăng, có thể thay thế cúm A - loại đang phổ biến nay.
 

Những điều cần biết về cúm và biện pháp để phòng ngừa - Ảnh 4.

Tại Nhật Bản, từ tháng 9 năm ngoái đến nay đã có khoảng 9,5 triệu ca mắc cúm mùa
 

Tại Nhật Bản, mọi trường hợp có biểu hiện cúm, sốt bắt buộc phải đến phòng khám hoặc cơ sở y tế để khám, xét nghiệm và nhận thuốc theo đơn. Người bệnh không thể tự mua thuốc hay tự điều trị tại nhà. Nếu được xác nhận mắc cúm, họ phải nghỉ làm hoặc nghỉ học ít nhất 5 ngày từ khi xuất hiện triệu chứng để tránh lây lan. Hầu hết bệnh nhân được điều trị tại nhà, trong khi những ca nặng sẽ nhập viện hoặc gọi tới cơ sở cấp cứu. Bảo hiểm y tế chi trả khoảng 70% chi phí điều trị cho người lớn và 100% cho trẻ vị thành niên tại tất cả các cơ sở y tế công lập và tư nhân thuộc hệ thống bảo hiểm quốc gia.
 

Những điều cần biết về cúm và biện pháp để phòng ngừa - Ảnh 5.


Tại Nhật Bản, mọi trường hợp có biểu hiện cúm, sốt bắt buộc phải đến phòng khám hoặc cơ sở y tế để khám, xét nghiệm và nhận thuốc theo đơn
 

GS.TS Phan Trọng Lân nhận định, sự tăng giảm của cúm vẫn diễn ra theo mùa và không có hiện tượng thay thế lẫn nhau giữa các chủng. Để phòng ngừa, cần chú trọng ba yếu tố chính. Thứ nhất là tỉ lệ bao phủ vaccine, đây là biện pháp quan trọng giúp giảm nguy cơ nhập viện nặng và tử vong khi tỷ lệ bao phủ cao. Thứ hai, nên thực hiện khám và tư vấn sớm, đặc biệt trong "thời gian vàng" để kiểm soát bệnh kịp thời, hạn chế biến chứng. Thứ ba, cần thực hiện biện pháp phòng ngừa cá nhân như giữ vệ sinh, đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc khi có triệu chứng cúm. Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc cúm, đặc biệt trong mùa dịch, cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. 
 

"Vaccine cúm cần được tiêm nhắc hằng năm do virus liên tục biến đổi và vaccine được cập nhật để phù hợp với chủng lưu hành. Tại Việt Nam, cúm thường gia tăng vào mùa Đông - Xuân (từ tháng 10 đến tháng 3). Vì vậy, dù đã tiêm cuối năm ngoái, nếu thuộc nhóm nguy cơ cao hoặc chưa tiêm nhắc lại trong năm, vẫn nên tiêm để tăng cường bảo vệ, giảm nguy cơ nhập viện và biến chứng", GS.TS Phan Trọng Lân khuyến cáo.
 

Những điều cần biết về cúm và biện pháp để phòng ngừa - Ảnh 6.

Tại Việt Nam, cúm thường gia tăng vào mùa Đông - Xuân (từ tháng 10 đến tháng 3)
 

Hiện nay, vaccine cúm là tiêm chủng dịch vụ, người dân tự chi trả. Một số chương trình có hỗ trợ tiêm cho cán bộ, nhưng vaccine cúm chưa thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Người dân có thể tiêm tại các cơ sở y tế đủ điều kiện theo quy định. Để bảo vệ tốt nhất, người dân nên tiêm nhắc lại hằng năm, đặc biệt vào khoảng tháng 9 - tháng 10, trước mùa dịch cao điểm ở Việt Nam.
 

"Virus cúm lây qua đường hô hấp, chủ yếu khi ho, hắt hơi trong phạm vi 1 - 1,5 mét hoặc qua tiếp xúc với dịch tiết nhiễm virus trên tay, sau đó chạm vào mắt, mũi, miệng. Thời tiết mùa Đông, độ ẩm thay đổi và những nơi đông người sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus lây lan. Để phòng ngừa, người dân nên thực hiện các biện pháp như giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang nơi đông người, hạn chế chạm tay lên mặt và tăng cường miễn dịch để giảm nguy cơ lây nhiễm", GS.TS Phan Trọng Lân nhấn mạnh.
 

Cúm là một bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan trên diện rộng. Đối với các trường hợp nặng, bệnh có thể tiến triển nhanh và dẫn đến tử vong. Do đó, người dân cần thận trọng khi có triệu chứng cúm A và thực hiện các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, rửa tay, rửa mũi, súc họng hằng ngày để ngăn ngừa vi khuẩn. Khi bệnh diễn biến phức tạp, cần kiểm tra và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt với trường hợp phải nhập viện để tránh biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, nên chủ động tiêm vaccine phòng cúm A để bảo vệ bản thân và cộng đồng.


theo VTV.VN
Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
18/02/2025 6  Lượt xem
UBND TP Cần Thơ đề xuất mở rộng thuế thu nhập cá nhân với lãi tiền tiết kiệm, chỉ nên miễn với các khoản gửi quy mô nhỏ.
Chi tiết
18/02/2025 7  Lượt xem
Các chuyên gia an ninh mạng vừa phát đi cảnh báo khẩn tới hơn 1,8 tỷ người dùng Gmail về một chiến dịch lừa đảo tinh vi, cho phép tin tặc chiếm quyền kiểm soát tài khoản.
Chi tiết
17/02/2025 6  Lượt xem
Người dân có thể nộp hồ sơ đổi giấy phép lái xe tại xã, phường, thị trấn và đăng ký tham gia sát hạch tại bất kỳ địa phương nào trên toàn quốc.
Chi tiết
16/02/2025 9  Lượt xem
Khi phải "dán mắt" vào màn hình liên tục, trong thời gian kéo dài, những hậu quả để lại trở nên đáng lo ngại đối với "cửa sổ tâm hồn".
Chi tiết
14/02/2025 8  Lượt xem
Từ ngày 14/2, Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT chính thức có hiệu lực, quy định về việc dạy thêm, học thêm trong các trường học.
Chi tiết
13/02/2025 5  Lượt xem
Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh thành cấp kinh phí cho các trường tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh hoàn cảnh khó khăn, học sinh cuối cấp.
Chi tiết
12/02/2025 8  Lượt xem
Nhóm các nhà đầu tư do tỷ phú Elon Musk đứng đầu đã chào mua công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo Open AI với mức giá là 97,4 tỷ USD.
Chi tiết
11/02/2025 23  Lượt xem
Bộ Tài chính vừa có đề xuất giảm bậc thuế và nới khoảng cách giữa các bậc trong biểu thuế lũy tiến từng phần nhằm bớt gánh nặng cho người nộp thuế thu nhập cá nhân.
Chi tiết
10/02/2025 22  Lượt xem
Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm học thêm sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.
Chi tiết
10/02/2025 23  Lượt xem
Hiện có tình trạng nhiều người dân tự ra hiệu thuốc mua que test cúm và thuốc Tamiflu về cho con uống.
Chi tiết
07/02/2025 20  Lượt xem
Giá vàng ngày vía thần Tài tăng nhẹ trở lại sau khi giảm sâu vào hôm qua 6/2, tuy vậy vẫn thấp hơn rất nhiều so với đỉnh kỷ lục đã lập được trước đó.
Chi tiết
07/02/2025 23  Lượt xem
Ngày 1/7/2025, Luật BHXH năm 2024 chính thức có hiệu lực. Trong đó, có sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến quyền lợi của lao động nữ.
Chi tiết
06/02/2025 19  Lượt xem
Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, tịch thu phương tiện là một trong những hình thức xử phạt chính trong xử phạt vi phạm giao thông đường bộ từ năm 2025.
Chi tiết
05/02/2025 28  Lượt xem
Mặc dù đã tham gia hầu hết các Điều ước quốc tế về quyền tác giả và quyền liên quan, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm quốc gia có tỷ lệ vi phạm bản quyền cao nhất khu vực.
Chi tiết
05/02/2025 27  Lượt xem
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư quy định nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục và thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục.
Chi tiết
03/02/2025 19  Lượt xem
Thanh tra việc quản lý dạy thêm, học thêm; Giáo viên muốn dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh… sẽ có hiệu lực từ tháng 2/2025.
Chi tiết
17/01/2025 64  Lượt xem
Trong năm 2025, trên nền tảng của Meta, nhà sáng tạo nội dung sẽ ngày càng cần thiết bên cạnh 5 xu hướng dưới đây, giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh.
Chi tiết
17/01/2025 62  Lượt xem
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến việc sách giáo khoa thường xuyên thay đổi.
Chi tiết
16/01/2025 50  Lượt xem
Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2024 đã trao 7 giải Vàng, 8 giải Bạc, 9 giải Đồng và 71 giải top 10 cho những đơn vị xuất sắc nhất.
Chi tiết
15/01/2025 41  Lượt xem
Ngày 30/12/2024, Bộ GD&ĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm, thông tư có hiệu lực từ 14/2/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.