024.3225.2096

Những công nghệ tương lai được vận động viên sử dụng ở Olympic 2024

Công nghệ đang dần được tích hợp mạnh mẽ vào thể thao để nâng cao thành tích, giúp các vận động viên "nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn".
 

Thế vận hội Olympic luôn là nơi mà những "phép màu" về thể chất con người diễn ra, là dịp mà những kỷ lục sau xô đổ kỷ lục trước, khi những vận động viên đạt được các thành tích dường như "không tưởng".
 

Nhưng thứ không tưởng duy nhất không phải thành tích của các vận động viên, mà còn là công nghệ đang được áp dụng mạnh mẽ trong thể thao, giúp làm trợ lực cho các vận động viên vươn xa hơn.
 

Dưới đây là một số công nghệ "đến từ tương lai" sẽ được sử dụng ở Paris để giúp các vận động viên nhanh hơn, cao hơn và mạnh hơn.
 

Đường chạy thế hệ mới
 

Đường chạy màu tím đặc trưng của năm nay. (Ảnh: Reuters)

Đường chạy màu tím đặc trưng của năm nay. (Ảnh: Reuters)
 

Các chân chạy kỳ Thế vận hội này sẽ trải nghiệm loại đường chạy mới có màu tím thay vì màu đỏ truyền thống. Nhưng bề mặt đặc biệt này không chỉ là lớp cao su với màu sắc độc đáo, mà còn là kết quả của nhiều thuật toán và thử nghiệm được nghiên cứu sâu rộng.
 

Mondo, công ty cung cấp lớp trải đường chạy cho mọi Thế vận hội Mùa hè kể từ năm 1976, đã cập nhật sản phẩm của mình từ phiên bản Tokyo. Thế hệ hạt mới được sử dụng cho lớp trải này hiện có độ đàn hồi và kết dính cao hơn.
 

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện một số thử nghiệm để tìm ra hình dạng và kích thước ưu việt hơn cho các cell không khí bên trên lớp trải đường chạy nhằm giảm thiểu tổn thất năng lượng và nâng cao hiệu suất.
 

Ba kỷ lục thế giới và 12 kỷ lục Olympic đã bị phá ở Tokyo 3 năm trước. Hãy cùng xem đường chạy màu tím ở Stade de France có giúp các vận động viên lập được nhiều kỷ lục hơn trong năm nay hay không.
 

Đồ bơi của kỷ nguyên không gian
 

Bộ đồ bơi của các vận động viên sử dụng vật liệu bọc vệ tinh không gian. (Ảnh: Speedo)

Bộ đồ bơi của các vận động viên sử dụng vật liệu bọc vệ tinh không gian. (Ảnh: Speedo)
 

Ban đầu được lấy cảm hứng từ kết cấu da của cá mập, thiết kế đồ bơi của Speedo từng gây tranh cãi, đơn giản vì chúng có thể khiến vận động viên bơi quá nhanh.
 

Tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008, 23 trong số 25 kỷ lục bơi lội đã được thiết lập bởi các vận động viên mặc LZR Racer, một bộ đồ bơi toàn thân giúp giảm lực cản ma sát của da. Cơ quan quản lý môn thể thao này đã quyết định rằng lợi thế như vậy là quá lớn và đã hạn chế độ dài của đồ bơi hoặc loại vải có thể được sử dụng, về cơ bản là cấm trang phục này.
 

Nhưng điều đó không ngăn cản được nhóm nghiên cứu và phát triển của Speedo, và trước Thế vận hội Paris họ đã cho ra mắt thế hệ đồ bơi mới được phủ công nghệ vốn dùng để bảo vệ vệ tinh nhân tạo.
 

Theo Speedo, đồ bơi mới có khả năng hấp thụ nước thấp nhất khả năng chống nước lâu nhất, khiến các vận động viên cảm thấy gần như "không trọng lượng" trong hồ bơi.
 

 "Siêu giày" chạy bộ
 

Giày chạy thế hệ mới sử dụng công nghệ vật liệu để tăng hiệu suất năng lượng, giảm chấn động (Ảnh: Nike)

Giày chạy thế hệ mới sử dụng công nghệ vật liệu để tăng hiệu suất năng lượng, giảm chấn động (Ảnh: Nike)
 

Khi Eliud Kipchoge hoàn thành marathon dưới hai giờ đầu tiên trong lịch sử loài người vào năm 2019, sự chú ý của thế giới đã đổ dồn vào "siêu giày" trang bị tấm sợi carbon của Nike.
 

Mặc dù thành tích của anh không được công nhận là kỷ lục thế giới chính thức, nhưng nó đã chứng tỏ thấy tiềm năng nâng cao hơn nữa thành tích của các vận động viên chạy bộ và giúp họ vượt qua các ranh giới, đặc biệt là ở nội dung chạy đường dài.
 

Giày chạy - trang bị gần như quan trọng nhất, đã trở thành chiến địa công nghệ giữa các thương hiệu trong vài chục năm qua, nhất là Nike và Adidas.
 

Bí mật đằng sau hầu hết các đôi giày là một tấm sợi carbon được nhét bên trong phần đệm giữa, cho phép người chạy sử dụng ít năng lượng hơn và duy trì tốc độ cao hơn trong thời gian dài hơn. Một số chúng có lớp đệm dày, mang lại khả năng hồi phục năng lượng tốt và giảm chấn động lên bàn chân, cẳng chân.
 

Khi Paris 2024 sắp đến gần, Nike và Adidas đã trình làng những đôi giày thể thao mới của họ với công nghệ tiên tiến nhất. Nike Alphafly 3, phiên bản mới của đôi giày Kipchoge đã sử dụng, có tấm carbon rộng hơn và đệm lớn hơn. Trong khi đó, Adizero Adios Pro Evo 1 có trọng lượng 138 gram, nhẹ hơn 40% so với bất kỳ loại giày nào khác mà Adidas từng tạo ra.
 

Thực tế ảo trong môn bơi
 

Đội bơi Australia đang sử dụng công nghệ VR để hỗ trợ quá trình đổi người trong bơi tiếp sức. (Ảnh: Guardian)

Đội bơi Australia đang sử dụng công nghệ VR để hỗ trợ quá trình đổi người trong bơi tiếp sức. (Ảnh: Guardian)
 

Đối với những vận động viên bơi lội tham gia các nội dung tiếp sức, động tác đổi người là rất quan trọng, đòi hỏi sự phối hợp và căn thời gian trong từng giây giữa hai đồng đội. Hiện đội bơi Australia đang áp dụng công nghệ VR để giúp động tác này mượt mà hơn.
 

Quá trình bắt đầu bằng việc nhóm khoa học thể thao ghi lại cảnh quay chi tiết của từng vận động viên bơi tiếp sức khi họ hoàn thành phần đua của mình. Những bản ghi video này được thực hiện từ góc nhìn từ trên cao, mô phỏng vị trí thuận lợi của người bơi tiếp theo ở tư thế sẵn sàng trên vạch xuất phát. Việc này rất quan trọng vì nó tái tạo góc nhìn và điều kiện thời gian thực mà vận động viên sẽ trải qua trong thực tế.
 

Các vận động viên ở lượt sau sẽ xem video 3D này bằng kính VR. Trải nghiệm sống động này cho phép họ quan sát chặt chẽ và phân tích thời điểm chính xác khi người bơi trước đó chạm vào tường. Bằng cách đó, họ có thể luyện tập và tinh chỉnh thời gian để thực hiện việc đổi lượt tối ưu.
 

AI trong thể dục dụng cụ
 

Đội thể dục dụng cụ nữ Trung Quốc đang tập luyện. (Ảnh: Xinhua)

Đội thể dục dụng cụ nữ Trung Quốc đang tập luyện. (Ảnh: Xinhua)
 

Thể dục dụng cụ đòi hỏi vận động viên phải trình diễn những động tác vừa mạnh mẽ, vừa chính xác vừa có tính nghệ thuật. Trước kỷ nguyên kỹ thuật số, tập luyện và đào tạo phần lớn nhờ kinh nghiệm của các huấn luyện viên và vận động viên lớn tuổi. Hiện tại, mọi thứ đã thay đổi.
 

Đội thể dục dụng cụ Trung Quốc đang sử dụng nền tảng dữ liệu lớn, cho phép nhóm nghiên cứu từng chuyển động của vận động viên thể dục dụng cụ, từ đó giúp huấn luyện viên xác định những điểm yếu kỹ thuật và đưa ra chiến lược luyện tập phù hợp.
 

Vì vận động viên thể dục dụng cụ khó đeo cảm biến khi thực hiện các động tác kỹ thuật khó nên các nhà khoa học thể thao sử dụng công nghệ mới nhất về thị giác máy tính và trí tuệ nhân tạo để ghi lại chuyển động của họ. Theo một bài báo được China Sports Daily đăng vào tháng 6, họ hiện đang cập nhật phiên bản, nhằm mục đích tự động phân tích và dự đoán, giúp tối ưu động tác.


theo VTC tổng hợp
Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
17/10/2024 11  Lượt xem
Từ hôm nay (16/10), các nhà mạng sẽ chính thức ngừng phục vụ các thuê bao sử dụng máy điện thoại chỉ sử dụng công nghệ 2G tại Việt Nam.
Chi tiết
15/10/2024 28  Lượt xem
Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu học sinh không sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp mà không phục vụ cho việc học tập.
Chi tiết
14/10/2024 46  Lượt xem
Dự án Aero ResQ của nhóm sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã giành chiến thắng tại cuộc thi Intel AI Global Impact Festival nhờ tính thực tiễn cao.
Chi tiết
14/10/2024 29  Lượt xem
Việt Nam có 9 cơ sở giáo dục đại học lọt bảng xếp hạng thế giới, trong đó 3 cơ sở lần đầu được xếp hạng.
Chi tiết
11/10/2024 42  Lượt xem
Việt Nam đang đứng trước một cuộc cách mạng chuyển đổi số, với những thay đổi căn bản về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Chi tiết
10/10/2024 67  Lượt xem
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1132/QĐ-TTg ngày 9/10/2024 phê duyệt Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Chi tiết
10/10/2024 76  Lượt xem
70 năm trôi qua, nhưng dấu ấn của ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) vẫn còn in đậm qua nhiều địa danh nổi tiếng, là những điểm đến hấp dẫn du khách của thủ đô Hà Nội.
Chi tiết
09/10/2024 37  Lượt xem
Dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất miễn học phí cho con đẻ và con nuôi hợp pháp của giáo viên đang trong thời gian công tác.
Chi tiết
07/10/2024 108  Lượt xem
"Ngày hội văn hóa vì hòa bình" chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố vì hòa bình".
Chi tiết
06/10/2024 99  Lượt xem
Ngày 5/10, 45 cơ quan, doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc và những giải pháp, sản phẩm công nghệ tiêu biểu được vinh danh ở 5 hạng mục.
Chi tiết
04/10/2024 126  Lượt xem
Không gian Hà Nội xưa trong khu phố cổ Hà Nội giai đoạn Toàn quốc kháng chiến của quân và dân Hà Nội tới ngày Tiếp quản Thủ đô (1947-1954) được tái hiện lại.
Chi tiết
03/10/2024 120  Lượt xem
Chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), TP Hà Nội sẽ tổ chức tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện.
Chi tiết
02/10/2024 115  Lượt xem
Google vừa công bố khoản đầu tư 36 tỷ Baht, tương đương 1 tỷ USD vào Thái Lan để xây dựng trung tâm dữ liệu mới cũng như mở rộng cơ sở hạ tầng cho dịch vụ đám mây.
Chi tiết
01/10/2024 129  Lượt xem
Hà Nội yêu cầu tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động dạy học, nâng cao năng lực số cho người học và đội ngũ nhà giáo.
Chi tiết
30/09/2024 31  Lượt xem
Quy định khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; quy định về hành nghề công tác xã hội là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
Chi tiết
27/09/2024 72  Lượt xem
Việt Nam tăng 2 bậc trong bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, đặc biệt dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hàng hóa sáng tạo.
Chi tiết
27/09/2024 77  Lượt xem
Học sinh ở Lai Châu, Lào Cai và thành phố Hà Tĩnh chỉ học từ thứ Hai đến Sáu, được nghỉ 2 ngày cuối tuần.
Chi tiết
26/09/2024 50  Lượt xem
Năm học 2024-2025, Hà Nội đưa vào sử dụng nhiều trường học mới ở tất cả các cấp học.
Chi tiết
25/09/2024 104  Lượt xem
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cha mẹ suốt ngày nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại sẽ ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của con trẻ.
Chi tiết
24/09/2024 106  Lượt xem
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu dừng bắn pháo hoa ở toàn bộ 30 quận, huyện, thị xã dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.