024.3225.2096

Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 7

Quy định về công khai với cơ sở giáo dục và hướng dẫn lồng ghép giáo dục Quốc phòng - An ninh trong trường phổ thông sẽ có hiệu lực từ tháng 7.


Ảnh minh hoạ.

Thông tư Hướng dẫn lồng ghép giáo dục Quốc phòng - An ninh trong trường phổ thông có hiệu lực từ 1/7
 

Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 08/2024/TT-BGDĐT, ngày 15/5, hướng dẫn lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học.
 

Cụ thể, cấp tiểu học, thực hiện lồng ghép trong các môn học và hoạt động giáo dục đối với từng lớp, theo sách giáo khoa do nhà trường lựa chọn, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh ở từng địa phương, tập trung vào các môn học: Tiếng Việt; Tự nhiên và Xã hội; Đạo đức; Lịch sử và Địa lí; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm.
 

Chủ đề lồng ghép chung từ lớp 1 đến lớp 5: giáo dục tình yêu quê hương, yêu hòa bình, yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; niềm tự hào, tự tôn dân tộc, lòng biết ơn các anh hùng, liệt sĩ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; giới thiệu chủ quyền biển, đảo của Việt Nam; giáo dục tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau, có ý thức tổ chức kỉ luật trong học tập.
 

Cấp THCS, thực hiện lồng ghép trong các môn học và hoạt động giáo dục đối với từng lớp, theo sách giáo khoa do nhà trường lựa chọn, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh ở từng địa phương, tập trung vào các môn học: Ngữ văn; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Nội dung giáo dục địa phương; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
 

Chủ đề lồng ghép chung từ lớp 6 đến lớp 9: giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu nước của dân tộc Việt Nam trong dựng nước và giữ nước qua các thời kì lịch sử; bảo vệ chủ quyền biển, đảo; bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia; quyền lợi, trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giới thiệu một số sự kiện lịch sử chống giặc ngoại xâm; một số nội dung về bảo vệ thông tin cá nhân khi tham gia mạng xã hội; giới thiệu một số nội dung về phòng, chống tệ nạn xã hội đối với học sinh; chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước.
 

Trên cơ sở mục tiêu và nội dung bài học, kinh nghiệm, điều kiện thực tế, giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh truyền cảm, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu; phát huy tính sáng tạo, phù hợp với đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi và nhận thức của học sinh; kết hợp hình ảnh minh họa, các hiện vật phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lồng ghép và thực hành.
 

Lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh thông qua dạy học các bài học, chủ đề dạy học, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong và ngoài lớp học; tham quan di tích lịch sử, bảo tàng, nhà truyền thống, đơn vị lực lượng vũ trang; tổ chức cắm trại, đọc sách, nghe, thi kể chuyện truyền thống, các hội thi tìm hiểu về quốc phòng và an ninh.
 

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7 và thay thế Thông tư số 01/2017/TT-BGDĐT ngày 13/1/2017 hướng dẫn giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trường THCS.
 

Thông tư Quy định về công khai với cơ sở giáo dục có hiệu lực từ 19/7
 

Thông tư số 09/2024/TT-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT quy định công khai đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có hiệu lực thi hành từ 19/7.
 

Thông tư được áp dụng với các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng có đào tạo ngành Giáo dục mầm non trình độ cao đẳng, trường chuyên biệt và các cơ sở giáo dục khác thực hiện hoạt động giáo dục thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục); các tổ chức khác và cá nhân có liên quan.
 

Thông tư 09 được ban hành nhằm minh bạch các cam kết về chất lượng, điều kiện bảo đảm chất lượng; thu chi tài chính tại các cơ sở giáo dục và các thông tin khác có liên quan của cơ sở giáo dục để cán bộ, giảng viên, giáo viên, người lao động, người học, gia đình và xã hội biết và tham gia giám sát các hoạt động của các cơ sở giáo dục.
 

Thông tư 09 còn quy định cụ thể hơn thời gian công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ sở giáo dục tối thiểu là 5 năm kể từ ngày công bố công khai. Thời gian niêm yết công khai tại cơ sở giáo dục tối thiểu là 90 ngày và sau khi niêm yết phải lưu giữ nội dung công khai để bảo đảm cho việc tiếp cận thông tin tối thiểu là là 5 năm kể từ ngày niêm yết công khai (đối với cơ sở không có trang Thông tin điện tử).
 

Một điểm mới nữa của Thông tư 09 là bổ sung quy định về nội dung báo cáo thường niên. Báo cáo thường niên không phải là bản tổng hợp lưu thông tin công khai của thông tư mà là một trong các hình thức công khai thể hiện bức tranh toàn cảnh về kết quả hoạt động của cơ sở giáo dục theo từng năm. Thông qua số liệu công khai trong báo cáo thường niên, thông tin có giá trị đối sánh của năm sau so với năm trước và phục vụ cho nhiều mục đích của cơ sở giáo dục.


theo VTV.VN
Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
30/10/2024 7  Lượt xem
Đây là dự án nhằm bảo tồn các món ăn đặc trưng xứ Huế, đồng thời quảng bá về văn hóa ẩm thực của vùng đất này đến đông đảo người dân trong và ngoài nước.
Chi tiết
29/10/2024 6  Lượt xem
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Luật Nhà giáo có 6 điểm mới cơ bản.
Chi tiết
28/10/2024 11  Lượt xem
Các nữ sinh không chỉ có thành tích nghiên cứu khoa học nổi bật mà còn tích cực trong hoạt động đoàn, hội.
Chi tiết
24/10/2024 9  Lượt xem
Nhiều cơ quan báo chí với tài nguyên thông tin quan trọng, từ bộ máy lãnh đạo đến biên tập viên, phóng viên đều có thể là mục tiêu của các cuộc tấn công mạng.
Chi tiết
22/10/2024 14  Lượt xem
Lợi ích trong việc số hóa quản lý sức khỏe học sinh là rất lớn, tuy vậy hiện vẫn hiếm địa phương thực hiện đồng bộ...
Chi tiết
21/10/2024 25  Lượt xem
Điểm đặc biệt nhất là phần AI tự động đo cảm xúc của từng học sinh, từ đó giáo viên điều chỉnh phương pháp truyền đạt để HS lúc nào cũng cảm thấy hứng thú với bài học.
Chi tiết
17/10/2024 87  Lượt xem
Từ hôm nay (16/10), các nhà mạng sẽ chính thức ngừng phục vụ các thuê bao sử dụng máy điện thoại chỉ sử dụng công nghệ 2G tại Việt Nam.
Chi tiết
15/10/2024 76  Lượt xem
Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu học sinh không sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp mà không phục vụ cho việc học tập.
Chi tiết
14/10/2024 106  Lượt xem
Dự án Aero ResQ của nhóm sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã giành chiến thắng tại cuộc thi Intel AI Global Impact Festival nhờ tính thực tiễn cao.
Chi tiết
14/10/2024 72  Lượt xem
Việt Nam có 9 cơ sở giáo dục đại học lọt bảng xếp hạng thế giới, trong đó 3 cơ sở lần đầu được xếp hạng.
Chi tiết
11/10/2024 67  Lượt xem
Việt Nam đang đứng trước một cuộc cách mạng chuyển đổi số, với những thay đổi căn bản về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Chi tiết
10/10/2024 125  Lượt xem
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1132/QĐ-TTg ngày 9/10/2024 phê duyệt Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Chi tiết
10/10/2024 130  Lượt xem
70 năm trôi qua, nhưng dấu ấn của ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) vẫn còn in đậm qua nhiều địa danh nổi tiếng, là những điểm đến hấp dẫn du khách của thủ đô Hà Nội.
Chi tiết
09/10/2024 51  Lượt xem
Dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất miễn học phí cho con đẻ và con nuôi hợp pháp của giáo viên đang trong thời gian công tác.
Chi tiết
07/10/2024 161  Lượt xem
"Ngày hội văn hóa vì hòa bình" chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố vì hòa bình".
Chi tiết
06/10/2024 140  Lượt xem
Ngày 5/10, 45 cơ quan, doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc và những giải pháp, sản phẩm công nghệ tiêu biểu được vinh danh ở 5 hạng mục.
Chi tiết
04/10/2024 135  Lượt xem
Không gian Hà Nội xưa trong khu phố cổ Hà Nội giai đoạn Toàn quốc kháng chiến của quân và dân Hà Nội tới ngày Tiếp quản Thủ đô (1947-1954) được tái hiện lại.
Chi tiết
03/10/2024 133  Lượt xem
Chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), TP Hà Nội sẽ tổ chức tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện.
Chi tiết
02/10/2024 128  Lượt xem
Google vừa công bố khoản đầu tư 36 tỷ Baht, tương đương 1 tỷ USD vào Thái Lan để xây dựng trung tâm dữ liệu mới cũng như mở rộng cơ sở hạ tầng cho dịch vụ đám mây.
Chi tiết
01/10/2024 141  Lượt xem
Hà Nội yêu cầu tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động dạy học, nâng cao năng lực số cho người học và đội ngũ nhà giáo.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.