024.3225.2096

Nhiều sinh viên “sập bẫy” lừa đảo tuyển dụng online

Hiện nay, xuất hiện không ít nhà tuyển dụng online lợi dụng sự "nhẹ dạ cả tin" 
 

Lừa đảo trắng trợn
 

Cuộc cách mạng khoa học và COVID-19 đã trở thành điều kiện thuận lợi cho thị trường công việc online phát triển. Những công việc online thường không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm, thời gian làm việc linh hoạt từ các ứng viên. Vì lẽ đó mà nhiều sinh viên tìm đến những công việc làm thêm nhằm kiếm thêm thu nhập cũng như làm dày thêm sơ yếu lý lịch. Tuy nhiên, không ít người đã "sập bẫy" của những đối tượng lừa đảo với những chiêu trò tinh vi, dưới nhiều hình thức. Những đối tượng này thường lợi dụng sự nổi tiếng của một số nhãn hàng hoặc một số trang thương mại điện tử để có thể tăng độ uy tín của bản thân.


Nhiều sinh viên “sập bẫy” lừa đảo tuyển dụng online - Ảnh 1.
 

Hoạt động lừa đảo vẫn diễn ra tràn lan bất chấp những bài viết cảnh báo lừa đảo tuyển dụng online được đăng nhiều trên nhiều hội nhóm, thu hút sự chú ý của hàng trăm đến hàng nghìn người (Ảnh chụp màn hình).
 

Các đối tượng sử dụng nhiều hình thức lừa đảo để có thể đưa nạn nhân "vào tròng". Phổ biến nhất có thể kể đến những hình thức như: Đánh máy, xem video clip, duyệt đơn online, làm khảo sát được trả thù lao hoặc yêu cầu đặt cọc để tạo tài khoản ngân hàng… để nhận thù lao. Những kẻ lừa đảo thường lợi dụng tâm lý muốn làm việc nhàn hạ nhưng lương cao của một số học sinh, sinh viên.
 

P.M.A (19 tuổi, sinh viên) là một nạn nhân của "biến tướng tuyển dụng online". Lý do A tìm đến công việc online là vì muốn tiết kiệm thời gian và có thể làm nhiều công việc cùng lúc. "Khi ứng tuyển mình chủ yếu chọn những công việc liên quan đến chuyên ngành để vừa có thêm thu nhập vừa có thêm kinh nghiệm để làm phong phú CV", nạn nhân chia sẻ.
 

Theo lời kể, bản thân đã bắt gặp rất nhiều thông tin tuyển dụng nhân viên SEO với mức lương rất hấp dẫn 70.000 đồng – 100.000 đồng cho một bài viết chỉ 600 chữ nên đã ngay lập tức ứng tuyển và được yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân để tạo tài khoản ngân hàng. Tài khoản ngân hàng đó sẽ được dùng để công ty chuyển lương, lý do được bên tuyển dụng đưa ra là: "Chuyển tiền nội bộ cho dễ". Thêm vào đó, những "nhà tuyển dụng online" yêu cầu cậu sinh viên này phải nộp 1,5 triệu đồng tiền cọc để công ty xác nhận và lập tài khoản ngân hàng với lời hứa "sau này, số tiền cũng sẽ được chuyển vào tài khoản cùng với lương".
 

Với mong muốn có được việc làm, P.M.A đã làm theo yêu cầu và chuyển 1,5 triệu đồng là toàn bộ số tiền dành dụm được sau nhiều tháng đi chạy bàn tại quán ăn. Khi nhận được tiền, "nhà tuyển dụng" ngay lập tức biến mất và mọi thông tin liên lạc đều không thể sử dụng được. Nhận ra mình đã bị lừa, nạn nhân cũng chẳng biết kêu ai khi tiền đã mất, còn đối tượng nhận tiền thì cũng chẳng thấy tăm hơi đâu.
 

Nhiều sinh viên “sập bẫy” lừa đảo tuyển dụng online - Ảnh 2.

Các đối tượng làm giả nhiều loại giấy tờ để tăng độ uy tín, nhằm dễ dàng chiếm được lòng tin của ứng viên (Ảnh: NVCC)
 

Tương tự, V.M.P (18 tuổi), hiện đang là sinh viên tại Hà Nội cũng là nạn nhân của "tuyển dụng online" nhưng với hình thức tinh vi hơn. Vô tình gặp một bài đăng tuyển cộng tác viên bán son, nữ sinh viên này đã không ngần ngại ngay lập tức liên hệ với shop để ứng tuyển. Ban đầu người tuyển dụng trả lời rất nhiệt tình: "Làm 15 ngày, mỗi ngày 1 bài đăng, 50k/1 bài đăng nếu chưa có khách, còn 100k/bài đăng nếu sau 15 ngày bán được 20 thỏi son. Khi khách mua thì shop sẽ giao hàng cho mình trước và mình trả tiền hàng để lấy son về rồi mình tự giao cho khách sau đó thu về cả gốc và hoa hồng".
 

Theo lời kể, sau khi đăng bài, ngay lập tức có người liên hệ hỏi đặt hàng với số lượng là 12 thỏi son tổng tiền hàng là 3,6 triệu đồng và giải thích là để dạy học viên. "Mình có bảo chị cọc 1,8 triệu đồng cho mình nhưng chị không đồng ý mà còn nói với giọng "Tin nhau là chính". Khi được yêu cầu đặt cọc thì không mua hàng. Vì là đơn hàng đầu tiên nên P. không muốn để mất đơn hàng vì vậy đành phải lấy tiền cá nhân để trả. Sau khi chốt đơn với khách xong, nữ sinh viên này đã liên hệ với shop để đặt hàng, tiền hàng là 3 triệu đồng. Vì là sinh viên nên P không đủ số tiền đó để trả trước. Ngay sau đó, có 1 số điện thoại gọi cho P. tự xưng là công ty cung cấp son và trao đổi để P. trả trước 2 triệu đồng còn 1 triệu đồng thì khách lấy hàng rồi trả hoặc trừ vào lương.
 

"Mình thấy hợp lý nên đồng ý, chốt đặt hàng 12 thỏi son để giao cho khách. Sau đó, mình có nhận được son và lên bưu điện để gửi hàng cho khách. Nhưng kể từ khi nhận được tiền, shop quay ra thờ ơ, nói lý do là bận không trả lời được. Khi mình lên hệ thống của bên chuyển phát nhanh, mình thấy ghi đơn mình đã bị hoàn và ghi chú bên dưới là địa chỉ không rõ ràng, gọi điện khách không nghe"- P. nhớ lại những gì đã diễn ra.
 

Đến lúc này, nạn nhân mới biết mình đã bị lừa mất tiền nhưng vẫn cố gắng liên lạc với cửa hàng và công ty cung cấp son kia nhưng đều không thành công. "Có thể đối với nhiều người, 2 triệu đồng là con số không đáng kể, nhưng với mình 2 triệu đồng là số tiền lớn vì mình còn là sinh viên và cũng phải vay mượn bạn bè để lấy hàng" – P. nghẹn ngào chia sẻ.
 

Cùng là nạn nhân của nạn lừa đảo online nhưng N.T.M (19 tuổi, sinh viên) bị mất tiền oan khi tin tưởng công việc chốt đơn trên mạng. Theo chia sẻ, công việc cụ thể là nhận đơn của khách rồi sẽ được tiền thưởng. Nhưng khi nhận đơn phải bỏ tiền của mình để chốt đơn đó rồi sẽ được tiền hoa hồng. Sau khi làm 3 đơn với số tiền bỏ ra là 400.000 đồng và số tiền hoa hồng M nhận được là 47.000 đồng. "Lúc đó tôi có nhắn với bạn đó để xin rút thì nhận được phản hồi rằng chưa đủ số lượng 10 đơn"- M. kể. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không có trong thỏa thuận ban đầu của M với người tuyển dụng, chỉ khi làm việc, bên tuyển dụng mới cho M biết thêm. Cảm thấy có dấu hiệu của việc lừa đảo nhưng do quá tiếc số tiền đã bỏ ra nên M vẫn cố gắng hoàn thiện đủ 10 đơn.
 

Đến đơn thứ 7 số tiền đã lên tới hơn 2 triệu đồng. M có hỏi bạn đó về công ty và nơi làm việc. "Bạn đó gửi địa chỉ công ty, tôi liên hệ thì bị từ chối với lý do đang trong giờ làm việc". Khi M. không có đủ tiền để làm tiếp và muốn lấy lại số tiền thì nhận được câu trả lời: "Không được bạn ạ, hệ thống công ty không cho phép, bạn cố gắng hoàn thành 10 đơn rồi rút nhé". M. tiếp tục gom hết tiền ăn, tiền trọ thậm chí vay tiền bạn bè để có thể hoàn thành 10 đơn với hy vọng lấy lại số tiền. Nhưng sau khi làm 10 đơn và M. vẫn không rút được số tiền hơn 5 triệu đồng. M. bất lực và xin người tuyển dụng cho rút số tiền đó ra: "Chị ơi em là sinh viên số tiền 5 triệu đối với em rất lớn. Chị làm ơn cho em rút số tiền đó ra được không ạ?". Chưa dừng lại ở đó "nhà tuyển dụng" tiếp tục khuyên M đi vay bạn hoặc cắm tạm đồ để làm đơn 11 thì mới có thể rút được tiền. "Tôi đã vừa nhắn vừa khóc rất nhiều"- M chia sẻ.
 

Điều khiến học sinh, sinh viên dễ rơi vào bẫy lừa đảo là sự thiếu kinh nghiệm. Các bạn trẻ thường có tư duy: có rất nhiều thời gian rảnh nên kiếm việc làm để thời gian rảnh không bị vô nghĩa. Điều này vô hình trung, trở thành điểm yếu để các "nhà tuyển dụng online" có thể lợi dụng.
 

Có dấu hiệu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
 

Theo luật sư Dương Lê Ước An (công ty Luật hợp danh Đại An Phát) hành vi lợi dụng lòng tin, mong muốn tìm được công việc của các ứng viên và để các ứng viên chuyển tiền vào tài khoản sau đó biến mất có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Đây là hành vi gây nguy hiểm xã hội. "Hành vi này xâm phạm đến tài sản của các ứng viên, nhiều người đã bị mất tiền phí trong khi không nhận được việc làm. Các nhà tuyển dụng thực hiện hành vi một cách cố ý, tìm kiếm con mồi và dần tiếp cận họ tạo niềm tin và thực hiện hành vi lừa đảo của mình" - luật sư An nói.
 

Nhiều sinh viên “sập bẫy” lừa đảo tuyển dụng online - Ảnh 3.

Luật sư Dương Lê Ước An cho biết những hành vi trên có dấu hiệu của việc vi phạm pháp luật và có thể gây nguy hiểm cho xã hội (Ảnh: NVCC)
 

Người thực hiện các hành vi lừa đảo nếu chiếm đoạt số tiền dưới 2 triệu đồng thì tùy vào tính chất của các hành vi đã thực hiện mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Người thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 nếu chiếm đoạt số tiền trên 2 triệu đồng. Theo đó, mức phạt có thể là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Tùy theo tính chất, mức độ, mức phạt cao nhất của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể lên tới 20 năm hoặc tù chung thân.
 

Cũng theo luật sư An: "Hành vi lừa đảo dưới hình thức chốt đơn là hành vi vi phạm pháp luật. Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp ảnh hưởng đến tài sản của nạn nhân, đồng thời tạo ra mạng lưới lừa đảo gây mất trật tự xã hội".
 

Thậm chí, hành vi đăng tải những thông tin tuyển dụng sai sự thật trên mạng xã hội cũng là hành vi vi phạm pháp luật vì gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Tùy vào mức độ, tính chất mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực… sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Ngoài ra, điều khoản cũng có quy định về biện pháp khắc phục hậu quả là buộc các cá nhân, tổ chức phải gỡ bỏ ngay những thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn nêu trên. Tuy nhiên trên đây là mức xử phạt đối với tổ chức, đối với cá nhân vi phạm hành vi này thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức, tức là từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
 

Dễ "sập bẫy" vì thiếu kinh nghiệm
 

Theo anh Nguyễn Trung Hiếu - Chuyên gia và giảng viên Content Marketing, PR tại Vinalink Academy: "Các đối tượng thường tập trung vào những mảng, ngách thị trường dành cho những lao động phổ thông, sơ đẳng trên Internet với những công việc như là: Gõ đánh máy văn bản, duyệt đơn online, thậm chí có những dạng xem video tiktok bấm like cũng được trả tiền".
 

Nhiều sinh viên “sập bẫy” lừa đảo tuyển dụng online - Ảnh 4.

Anh Nguyễn Trung Hiếu - Chuyên gia và giảng viên Content Marketing, PR tại Vinalink Academy: "Sinh viên sẽ dễ dàng bị lừa vào những công việc phổ thông, có tính cạnh tranh cao". (Ảnh: NVCC).
 

Công việc đơn giản mà có mức thù lao cao là rất bất thường dù có mức trả rẻ đi nữa thì thị trường lao động cũng có rất nhiều học sinh, sinh viên sẵn sàng nhận công việc này nhưng các nhà tuyển dụng vẫn đăng bài tuyển thành viên đều mỗi ngày. Yêu cầu đặt cọc tiền và tiền này sẽ trả vào tài khoản để tạo tài khoản làm ở công ty; yêu cầu lập tài khoản ngân hàng của ngân hàng nào đó dù cho các ứng viên đã có tài khoản ngân hàng… là một trong những dấu hiệu của lừa đảo.
 

Thị trường làm việc online đem đến nhiều cơ hội, nhưng bên cạnh đó cũng kèm theo không ít thách thức, đặc biệt là những "biến tướng" trong tuyển dụng online. Không ít học sinh, sinh viên đã mất tiền oan nhưng không giải quyết được vấn đề việc làm. Điều này làm cho không gian mạng trở thành nơi trục lợi của nhiều đối tượng xấu.

theo VTV


Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
22/11/2024 7  Lượt xem
Theo Thông tư 50 được NHNN ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Chi tiết
22/11/2024 6  Lượt xem
Nằm trong danh sách 10 món súp ngon nhất thế giới theo đề cử của CNN Travel, hương vị món phở bò Việt Nam nhận được đánh giá rất cao từ các chuyên gia về ẩm thực quốc tế.
Chi tiết
21/11/2024 9  Lượt xem
Các cơ sở kinh doanh dược phải bảo đảm bảo mật thông tin của người mua theo quy định của pháp luật khi kinh doanh dược phẩm qua thương mại điện tử.
Chi tiết
21/11/2024 7  Lượt xem
Việt Nam đã vượt qua Mexico trở thành nước dẫn đầu trong xu hướng dịch chuyển sản xuất toàn cầu.
Chi tiết
20/11/2024 12  Lượt xem
Khoản 5 Điều 57 của Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định về người chơi game không được mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng với nhau.
Chi tiết
20/11/2024 18  Lượt xem
Các đối tượng tự nhận là nhân viên làm việc tại công ty điện lực, gửi hóa đơn thanh toán trễ hạn, yêu cầu truy cập vào đường dẫn để tiến hành các thủ tục thanh toán.
Chi tiết
19/11/2024 10  Lượt xem
Tỉnh đoàn Thái Nguyên tổ chức Chương trình tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu. "Ngày sách Việt Nam" tại Đà Nẵng cũng diễn ra dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Chi tiết
15/11/2024 13  Lượt xem
Ngày 13/11, Ban Thường vụ Đoàn Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Diễn đàn "Xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số vì một Việt Nam hùng cường".
Chi tiết
14/11/2024 20  Lượt xem
Báo cáo của Google Temasek và Bain cho thấy tổng giá trị hàng hóa kinh tế số của khu vực ASEAN duy trì mức tăng trưởng 2 con số, đạt 263 tỷ USD trong năm 2024.
Chi tiết
14/11/2024 20  Lượt xem
Siêu trăng cuối cùng của năm 2024 diễn ra vào rằm tháng 10, còn được gọi là trăng hải ly và là siêu trăng thứ 4 liên tiếp trong các tháng gần đây.
Chi tiết
13/11/2024 21  Lượt xem
Để tiết kiệm thời gian, chi phí khi đi làm thẻ Căn cước, người dân cần lưu ý một số thay đổi liên quan đến Căn cước công dân từ năm 2025.
Chi tiết
13/11/2024 19  Lượt xem
Ngày 13/11, Bộ TT&TT phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II.
Chi tiết
12/11/2024 20  Lượt xem
Kể từ ngày 25/12, người dùng tại Việt Nam sẽ phải xác thực tài khoản bằng số điện thoại di động để được hoạt động trên mạng xã hội.
Chi tiết
12/11/2024 18  Lượt xem
Sáng 12/11, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực Thông tin và Truyền thông.
Chi tiết
11/11/2024 23  Lượt xem
Dựa trên xu hướng phát triển, sự đầu tư và nhu cầu con người, 12 nhóm ngành nghề được các chuyên gia dự đoán có triển vọng trong tương lai.
Chi tiết
11/11/2024 24  Lượt xem
Tối 8/11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ KHCN tổ chức Lễ trao Giải thưởng KHCN Quả Cầu Vàng và Giải thưởng Nữ sinh KHCN năm 2024.
Chi tiết
08/11/2024 27  Lượt xem
Hiện nay, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang đang được tăng lương hưu theo quy định tại Nghị định 75/2024/NĐ-CP.
Chi tiết
08/11/2024 16  Lượt xem
Tổ chức Quacquarelli Symonds vừa công bố kết quả Bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học châu Á 2025 (QS AUR 2025).
Chi tiết
07/11/2024 24  Lượt xem
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam - SEMIExpo Vietnam 2024 diễn ra trong hai ngày 7 - 8/11 tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Hòa Lạc, Hà Nội.
Chi tiết
04/11/2024 27  Lượt xem
Hiện nay, xuất hiện các thủ đoạn lừa đảo, lạm dụng các giao dịch thanh toán trực tuyến. Cần có giải pháp để bảo vệ người dân trước các hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.