024.3225.2096

Nhiều chính sách dành cho nhà giáo, đã sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Về kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ trưởng ghi nhận, qua kiểm tra thực tế tại một số điểm thi cho thấy địa phương đã chuẩn bị chu đáo, đã sẵn sàng cho tổ chức kỳ thi.


Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành trao đổi tại buổi làm việc
 

Tiếp tục chuyến làm việc tại tỉnh Hậu Giang, chiều 11/6, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và đoàn công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã làm việc với lãnh đạo tỉnh và Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT tỉnh Hậu Giang về tình hình phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo và công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của địa phương.
 

Dự buổi làm việc có Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành; Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Văn Thanh; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên - Trưởng ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tỉnh Hậu Giang; lãnh đạo các sở, ban, ngành và các thành viên Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT của tỉnh.
 

Nhiều chính sách dành cho nhà giáo; đã sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT
 

Báo cáo về tình hình phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên cho biết: Toàn tỉnh hiện có 314 cơ sở giáo dục và đào tạo; quy mô, mạng lưới trường, lớp phát triển khá đồng bộ; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 83,07%, đứng thứ 2 khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
 

Toàn ngành giáo dục Hậu Giang hiện có gần 9.363 công chức, viên chức và người lao động, trong đó cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên chiếm 99,26%, đội ngũ giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên chiếm 95,76%. Hiện tỉnh còn thiếu trên 650 giáo viên ở các cấp học.
 

Tỉnh đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo bằng việc ban hành Chiến lược phát triển bền vững giáo dục và đào tạo tỉnh Hậu Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó chú trọng đến các lợi thế của tỉnh để xây dựng hệ sinh thái giáo dục thông minh, gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.
 

Cùng với Chiến lược phát triển giáo dục, tỉnh đã ban hành Đề án xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030.
 

Đặc biệt, để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên các môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, tỉnh đã ban hành chính sách thu hút hỗ trợ 50 triệu đồng/giáo viên, khi được tuyển dụng mới và chuyển công tác ngoài tỉnh về dạy môn Anh văn, Tin học, Mỹ thuật, Âm nhạc ở các cơ sở giáo dục công lập. Hiện nay toàn tỉnh đã thu hút được 66 giáo viên dạy các môn mới này.
 

Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tỉnh Hậu Giang đã đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học các lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10, phòng học tin học, ngoại ngữ các cấp học, với tổng kinh phí hơn 375 tỷ đồng.
 

Công tác xã hội hóa giáo dục được tỉnh đặc biệt quan tâm, trong 20 năm từ khi thành lập tỉnh đã vận động được hơn 531 tỷ đồng đầu tư cơ sở vật chất, trường, lớp học.
 

Nhiều chính sách dành cho nhà giáo, đã sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 - Ảnh 1.

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh trao đổi về khó khăn của giáo dục Hậu Giang.
 

Về chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh cho hay: Năm nay, tỉnh Hậu Giang có có 7.282 thí sinh đăng ký dự thi. Tỉnh đã bố trí 20 điểm thi với tổng số 320 phòng thi.
 

Để đảm bảo chỉ đạo kỳ thi đạt hiệu quả, tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo và phê duyệt các văn bản tổ chức phân công nhân sự cụ thể cho các hoạt động phục vụ công tác thi trên địa bàn tỉnh.
 

Hiện tỉnh Hậu Giang đang tập trung tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy chế thi và nghiệp vụ tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo đúng quy chế và tiến độ kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo.
 

Theo ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, tỉnh vẫn còn một số khó khăn, hạn chế về giáo dục và đào tạo như: Vẫn còn tình trạng thiếu giáo viên các cấp học nhất là giáo viên mầm non, tiểu học; giáo viên dạy môn tiếng Anh, Tin học, Mỹ thuật, Âm nhạc do không có nguồn tuyển. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tuy được đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018, một số trường còn thiếu phòng học, phòng chức năng...
 

Với một số khó khăn đặt ra, tỉnh Hậu Giang kiến nghị Bộ GDĐT tham mưu Chính phủ sớm sửa đổi Nghị định số 116 nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc từ phương thức đặt hàng, đấu thầu, giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên.
 

Phối hợp Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ xem xét trong việc thực hiện chủ trương giảm biên chế 10% viên chức ngành giáo dục theo lộ trình, đề nghị không thực hiện chủ trương này đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
 

Đồng thời, tham mưu Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 120 quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập quy định số lượng cấp phó tại các cơ sở giáo dục, tương ứng với quy mô trường, lớp.
 

Kết quả giáo dục tác động tốt tới phát triển kinh tế - xã hội
 

Trao đổi tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành đánh giá: Kết quả, chất lượng giáo dục của Hậu Giang sau 20 năm thành lập đã nâng lên; đã lựa chọn đúng trọng tâm, trọng điểm, đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp đúng, trúng trong phát triển giáo dục.
 

Tuy nhiên, theo ông Nghiêm Xuân Thành, nếu so với cả nước giáo dục Hậu Giang còn cần những bước rất dài; giáo dục không thể ngày một ngày hai được, nhưng nếu không tập trung nỗ lực từ hôm nay, khoảng cách giáo dục sẽ ngày càng xa.
 

Mặc dù là tỉnh nhỏ nhưng có khát vọng phát triển giáo dục và đào tạo, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang mong muốn, trong thời gian tới tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Bộ GDĐT cho giáo dục Hậu Giang.
 

Nhiều chính sách dành cho nhà giáo, đã sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 - Ảnh 2.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi làm việc
 

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đánh giá cao Hậu Giang dù không phải tỉnh lớn, quy mô giáo dục, đội ngũ giáo viên không lớn nhưng đã làm được nhiều việc. Kết quả của giáo dục tác động tốt tới phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
 

Bộ trưởng nhấn mạnh tới một số kết quả tích cực của giáo dục Hậu Giang như tỷ lệ phổ cập tiểu học, tỷ lệ huy động trẻ đến trường, chỉ số học sinh đỗ tốt nghiệp THPT, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia cao, việc đảm bảo được đội ngũ giáo viên, thu hút giáo viên các môn học mới… với mong muốn giáo dục Hậu Giang đã làm tốt sẽ làm tốt hơn, phát huy được những thuận lợi, tiếp tục đạt được những kết quả bền vững, lâu dài.
 

Lưu ý một số việc cụ thể, Bộ trưởng đề nghị tỉnh Hậu Giang tiếp tục quan tâm kiên cố hóa trường lớp, đặc biệt là đối với bậc mầm non, tăng cường cho bậc học nhỏ nhất được hưởng điều kiện tốt. Cùng với đó là chuẩn bị điều kiện triển khai chương trình giáo dục mầm non mới.
 

Tiếp tục định hướng phát triển các trường ngoài công lập để tăng thêm cơ hội lựa chọn cho người học, triển khai ứng dụng học bạ số, quan tâm triển khai các chương trình dạy học trải nghiệm và các kỹ năng… cũng là những lưu ý được Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề cập với tỉnh Hậu Giang.


theo VTV.VN
Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
21/10/2024 23  Lượt xem
Điểm đặc biệt nhất là phần AI tự động đo cảm xúc của từng học sinh, từ đó giáo viên điều chỉnh phương pháp truyền đạt để HS lúc nào cũng cảm thấy hứng thú với bài học.
Chi tiết
17/10/2024 80  Lượt xem
Từ hôm nay (16/10), các nhà mạng sẽ chính thức ngừng phục vụ các thuê bao sử dụng máy điện thoại chỉ sử dụng công nghệ 2G tại Việt Nam.
Chi tiết
15/10/2024 75  Lượt xem
Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu học sinh không sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp mà không phục vụ cho việc học tập.
Chi tiết
14/10/2024 100  Lượt xem
Dự án Aero ResQ của nhóm sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã giành chiến thắng tại cuộc thi Intel AI Global Impact Festival nhờ tính thực tiễn cao.
Chi tiết
14/10/2024 70  Lượt xem
Việt Nam có 9 cơ sở giáo dục đại học lọt bảng xếp hạng thế giới, trong đó 3 cơ sở lần đầu được xếp hạng.
Chi tiết
11/10/2024 61  Lượt xem
Việt Nam đang đứng trước một cuộc cách mạng chuyển đổi số, với những thay đổi căn bản về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Chi tiết
10/10/2024 120  Lượt xem
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1132/QĐ-TTg ngày 9/10/2024 phê duyệt Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Chi tiết
10/10/2024 125  Lượt xem
70 năm trôi qua, nhưng dấu ấn của ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) vẫn còn in đậm qua nhiều địa danh nổi tiếng, là những điểm đến hấp dẫn du khách của thủ đô Hà Nội.
Chi tiết
09/10/2024 47  Lượt xem
Dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất miễn học phí cho con đẻ và con nuôi hợp pháp của giáo viên đang trong thời gian công tác.
Chi tiết
07/10/2024 160  Lượt xem
"Ngày hội văn hóa vì hòa bình" chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố vì hòa bình".
Chi tiết
06/10/2024 140  Lượt xem
Ngày 5/10, 45 cơ quan, doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc và những giải pháp, sản phẩm công nghệ tiêu biểu được vinh danh ở 5 hạng mục.
Chi tiết
04/10/2024 133  Lượt xem
Không gian Hà Nội xưa trong khu phố cổ Hà Nội giai đoạn Toàn quốc kháng chiến của quân và dân Hà Nội tới ngày Tiếp quản Thủ đô (1947-1954) được tái hiện lại.
Chi tiết
03/10/2024 129  Lượt xem
Chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), TP Hà Nội sẽ tổ chức tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện.
Chi tiết
02/10/2024 128  Lượt xem
Google vừa công bố khoản đầu tư 36 tỷ Baht, tương đương 1 tỷ USD vào Thái Lan để xây dựng trung tâm dữ liệu mới cũng như mở rộng cơ sở hạ tầng cho dịch vụ đám mây.
Chi tiết
01/10/2024 138  Lượt xem
Hà Nội yêu cầu tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động dạy học, nâng cao năng lực số cho người học và đội ngũ nhà giáo.
Chi tiết
30/09/2024 41  Lượt xem
Quy định khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; quy định về hành nghề công tác xã hội là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
Chi tiết
27/09/2024 80  Lượt xem
Việt Nam tăng 2 bậc trong bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, đặc biệt dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hàng hóa sáng tạo.
Chi tiết
27/09/2024 82  Lượt xem
Học sinh ở Lai Châu, Lào Cai và thành phố Hà Tĩnh chỉ học từ thứ Hai đến Sáu, được nghỉ 2 ngày cuối tuần.
Chi tiết
26/09/2024 55  Lượt xem
Năm học 2024-2025, Hà Nội đưa vào sử dụng nhiều trường học mới ở tất cả các cấp học.
Chi tiết
25/09/2024 111  Lượt xem
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cha mẹ suốt ngày nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại sẽ ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của con trẻ.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.