024.3225.2096

Internet sắp trở nên đắt hơn với Google, Meta

Các quốc gia EU cho rằng những nền tảng trực tuyến của Google, Meta đang chiếm dụng quá nhiều lưu lượng Internet nên phải trả thêm tiền để bảo trì đường truyền.
 

Các ông lớn công nghệ không cho rằng họ cần trả tiền vì đã sử dụng đường truyền mạng. Ảnh: CNBC.


Ở châu Âu, cuộc chiến giữa các công ty viễn thông và Big Tech của Mỹ đang trên đà căng thẳng. Về phía tập đoàn viễn thông, họ yêu cầu các công ty công nghệ phải nộp phí mỗi khi gửi dữ liệu qua đường mạng của họ. Số tiền này sẽ được dùng để nâng cấp và bảo trì cơ sở hạ tầng viễn thông mỗi khi hư hỏng.
 

Họ cho rằng những nền tảng như Amazon Prime và Netflix đang ngốn một lượng dữ liệu khổng lồ, nên phải chịu một phần chi phí để tăng dung lượng đường truyền.
 

Big Tech đang "hưởng không" Internet


“Nói một cách ngắn gọn, các tập đoàn viễn thông muốn được trả khoản phí khi cung cấp đường truyền và phải nhận về lượng lưu lượng ngày càng lớn từ các nền tảng”, nhà phân tích Paolo Pescatore của PP Foresight nói với CNBC.
 

Quan điểm này đã được nhiều quốc gia ủng hộ, trong đó có Pháp, Ý và Tây Ban Nha. Do đó, Ủy ban châu Âu (EU) đã chuẩn bị tổ chức một buổi tọa đàm để bàn bạc về đề xuất yêu cầu các công ty công nghệ trả phí đường truyền.
 

Theo CNBC, vấn đề này không hề mới. Trong suốt nhiều thập kỷ qua, nhiều ông lớn ngành viễn thông đã tìm cách buộc các Big Tech chịu một phần chi phí cho cơ sở hạ tầng. Các nhà mạng cũng tỏ ra dè chừng khi doanh thu sụt giảm do sự bành trướng của các nền tảng gọi thoại trực tuyến như WhatsApp, Skype, nói rằng họ đang “xài mạng mà không trả tiền”.
 

Big Tech tra tien mang anh 1

Các Big Tech đã lọt vào tầm ngắm của EU khi sử dụng quá nhiều lưu lượng Internet. Ảnh: Bangkok Post.


Nhưng phải đến sau đại dịch, giới quan chức ở EU mới bắt đầu bày tỏ quan ngại với việc hệ thống mạng gặp tình trạng quá tải vì một lượng lớn người dùng Internet để làm việc tại nhà hay giải trí.
 

Hồi tháng 5/2022, bà Margrethe Vestager, Ủy viên Ủy ban Cạnh tranh Liên minh châu Âu, nói rằng bà sẽ xem xét dự luật yêu cầu các Big Tech trả tiền cho đường truyền. “Họ chiếm dụng quá nhiều lưu lượng cho hoạt động của mình nhưng lại chẳng đóng góp gì để xây dựng cơ sở vật chất”, bà chia sẻ.
 

Trên thực tế, các ông lớn như Meta, Alphabet, Apple, Amazon, Microsoft chiếm hơn 56% tổng lưu lượng toàn cầu năm 2021.
 

Chiêu trò kiếm tiền của các nhà mạng


Nhưng lý do thật sự các hãng viễn thông yêu cầu Big Tech trả phí lại không hề đơn giản.
 

Doanh thu trên mỗi người dùng của các dịch vụ di động truyền thống hàng tháng đã giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cổ phiếu của các công ty này cũng giảm mạnh so với các năm trước. Đối mặt với tình trạng này, các nhà cung cấp dịch vụ Internet bắt đầu tìm cách để kiếm thêm lợi nhuận.
 

Nhà phân tích Pescatore cho rằng dịch vụ chia sẻ video hiện nay đã gây ra tình trạng lưu lượng mạng tăng đột biến, đặc biệt là các định dạng chất lượng cao như 4K, 8K và những ứng dụng như TikTok. “Các nhà mạng chẳng thu thêm được đồng nào dù cung cấp khả năng truy cập vào đường truyền khổng lồ như vậy”, chuyên gia cho biết.
 

Trong khi đó, lĩnh vực metaverse mới nổi lại càng cần nhiều lưu lượng hơn để có thể vận hành cả một vũ trụ ảo rộng lớn. “Một khi thị trường metaverse được hình thành, lưu lượng Internet sẽ vượt qua những gì chúng ta có thể tưởng tượng”, nhà phân tích Dexter Thillien tại Economist Intelligence Unit nói với CNBC.
 

Big Tech phản đối


Tuy nhiên, về phần các công ty công nghệ, họ không cho rằng mình phải trả phí chỉ vì truyền dữ liệu đến người dùng.
 

Google và Netflix nói rằng khách hàng của các hãng viễn thông đã phải trả cước gọi, nhắn tin và dữ liệu di động để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó, việc yêu cầu các nền tảng trả thêm tiền là đi ngược lại với tính công bằng trong việc cung cấp dịch vụ Internet.
 

Big Tech tra tien mang anh 2

Các hãng công nghệ cho rằng việc thu phí sẽ đi ngược lại tính bình đẳng phân phối của Internet. Ảnh: Hackernoon.


Các công ty công nghệ còn khẳng định rằng họ đã đổ rất nhiều tiền vào cơ sở hạ tầng Internet ở châu Âu với 183 tỷ euro trong suốt 10 năm từ 2011-2021. Số tiền này đã được dùng cho cáp quang biển, mạng phân phối và các trung tâm dữ liệu.
 

Netflix cũng cho biết họ đã cung cấp miễn phí hàng nghìn máy chủ để lưu trữ nội dung Internet, đẩy nhanh tốc độ truy cập dữ liệu và giảm băng thông.
 

“Chúng tôi đã xây hơn 700 máy chủ khắp châu Âu để giúp người dùng truy cập vào nội dung trên Netflix mà không cần phải thông qua đường truyền quá xa. Điều này giúp giảm lưu lượng mạng, tiết kiệm chi phí và cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho người dùng”, đại diện Netflix nói với CNBC.
 

Do đó, Hiệp hội ngành Máy tính và Truyền thông cho rằng yêu cầu Big Tech đóng phí đường truyền chỉ nhằm mục đích lấp đầy khoản lỗ do các dịch vụ trực tuyến ngày càng phát triển. “Đề xuất này sẽ ảnh hưởng đến nguyên tắc mở của Internet”, Matt Brittin, Chủ tịch Google chi nhánh châu Âu, khẳng định.
 

Bên cạnh đó, nếu các nền tảng bị thu phí vì sử dụng đường truyền mạng, rất có thể họ sẽ chuyển phần chi phí tăng thêm này vào người dùng, gây nên nhiều tranh cãi. “Điều đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến khách hàng, đặc biệt là vào thời điểm lạm phát tăng cao”, Matt Brittin cho biết.
 

(Theo Zing)

Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
22/11/2024 7  Lượt xem
Theo Thông tư 50 được NHNN ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Chi tiết
22/11/2024 6  Lượt xem
Nằm trong danh sách 10 món súp ngon nhất thế giới theo đề cử của CNN Travel, hương vị món phở bò Việt Nam nhận được đánh giá rất cao từ các chuyên gia về ẩm thực quốc tế.
Chi tiết
21/11/2024 9  Lượt xem
Các cơ sở kinh doanh dược phải bảo đảm bảo mật thông tin của người mua theo quy định của pháp luật khi kinh doanh dược phẩm qua thương mại điện tử.
Chi tiết
21/11/2024 7  Lượt xem
Việt Nam đã vượt qua Mexico trở thành nước dẫn đầu trong xu hướng dịch chuyển sản xuất toàn cầu.
Chi tiết
20/11/2024 12  Lượt xem
Khoản 5 Điều 57 của Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định về người chơi game không được mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng với nhau.
Chi tiết
20/11/2024 18  Lượt xem
Các đối tượng tự nhận là nhân viên làm việc tại công ty điện lực, gửi hóa đơn thanh toán trễ hạn, yêu cầu truy cập vào đường dẫn để tiến hành các thủ tục thanh toán.
Chi tiết
19/11/2024 10  Lượt xem
Tỉnh đoàn Thái Nguyên tổ chức Chương trình tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu. "Ngày sách Việt Nam" tại Đà Nẵng cũng diễn ra dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Chi tiết
15/11/2024 13  Lượt xem
Ngày 13/11, Ban Thường vụ Đoàn Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Diễn đàn "Xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số vì một Việt Nam hùng cường".
Chi tiết
14/11/2024 20  Lượt xem
Báo cáo của Google Temasek và Bain cho thấy tổng giá trị hàng hóa kinh tế số của khu vực ASEAN duy trì mức tăng trưởng 2 con số, đạt 263 tỷ USD trong năm 2024.
Chi tiết
14/11/2024 20  Lượt xem
Siêu trăng cuối cùng của năm 2024 diễn ra vào rằm tháng 10, còn được gọi là trăng hải ly và là siêu trăng thứ 4 liên tiếp trong các tháng gần đây.
Chi tiết
13/11/2024 21  Lượt xem
Để tiết kiệm thời gian, chi phí khi đi làm thẻ Căn cước, người dân cần lưu ý một số thay đổi liên quan đến Căn cước công dân từ năm 2025.
Chi tiết
13/11/2024 19  Lượt xem
Ngày 13/11, Bộ TT&TT phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II.
Chi tiết
12/11/2024 20  Lượt xem
Kể từ ngày 25/12, người dùng tại Việt Nam sẽ phải xác thực tài khoản bằng số điện thoại di động để được hoạt động trên mạng xã hội.
Chi tiết
12/11/2024 18  Lượt xem
Sáng 12/11, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực Thông tin và Truyền thông.
Chi tiết
11/11/2024 23  Lượt xem
Dựa trên xu hướng phát triển, sự đầu tư và nhu cầu con người, 12 nhóm ngành nghề được các chuyên gia dự đoán có triển vọng trong tương lai.
Chi tiết
11/11/2024 24  Lượt xem
Tối 8/11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ KHCN tổ chức Lễ trao Giải thưởng KHCN Quả Cầu Vàng và Giải thưởng Nữ sinh KHCN năm 2024.
Chi tiết
08/11/2024 27  Lượt xem
Hiện nay, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang đang được tăng lương hưu theo quy định tại Nghị định 75/2024/NĐ-CP.
Chi tiết
08/11/2024 16  Lượt xem
Tổ chức Quacquarelli Symonds vừa công bố kết quả Bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học châu Á 2025 (QS AUR 2025).
Chi tiết
07/11/2024 24  Lượt xem
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam - SEMIExpo Vietnam 2024 diễn ra trong hai ngày 7 - 8/11 tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Hòa Lạc, Hà Nội.
Chi tiết
04/11/2024 27  Lượt xem
Hiện nay, xuất hiện các thủ đoạn lừa đảo, lạm dụng các giao dịch thanh toán trực tuyến. Cần có giải pháp để bảo vệ người dân trước các hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.