024.3225.2096

Đẩy mạnh ứng dụng công dân số

Mỗi tỉnh, thành chỉ nên xây dựng một ứng dụng công dân số, trong đó tích hợp hành chính công của các sở/ngành, quận/huyện
 

Khi cần làm việc với cơ quan nhà nước hay thực hiện các thủ tục hành chính công, người dân chỉ cần truy cập vào một ứng dụng duy nhất trên điện thoại không cần phải trực tiếp đến công sở. Đó chính là nhu cầu của người dân khi TP HCM xác định đến cuối năm 2025, tất cả các lĩnh vực hành chính công đều phải được thực hiện trên môi trường số.
 

TP HCM phát triển app công dân duy nhất
 

Trước đây, khi người dân truy cập internet chủ yếu trên máy tính thì phần mềm dùng chung là yêu cầu cần thiết và phát huy tác dụng. Tuy nhiên, hiện số người dùng các thiết bị di động, chủ yếu là smartphone, để kết nối internet chiếm hầu hết.
 

Theo báo cáo Digital 2024: Việt Nam do We Are Social và Meltwater công bố mới đây, vào đầu năm, Việt Nam có 78,44 triệu người dùng internet (chiếm 79,1% dân số). Trong khi đó, với số dân 99,2 triệu người, Việt Nam lại có tới 168,5 triệu kết nối di động.
 

Tại hội nghị trực tuyến sơ kết 2 năm thực hiện đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030" (Đề án 06) do UBND TP HCM tổ chức ngày 20-2, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi nhấn mạnh nếu muốn năm 2025 các thủ tục có liên quan đến hành chính phải diễn ra trên nền tảng số, thì ngay từ bây giờ phải tập trung phát triển các dịch vụ công và triển khai ứng dụng công dân duy nhất để người dân sử dụng. Hiện nay TP HCM đã thu nhập được 7.677.777 hồ sơ CCCD gắn chip và 5.570.696 tài khoản định danh điện tử mức 2. Đây chính là cơ sở dữ liệu phục vụ cho chính quyền số của thành phố. Phát triển ứng dụng công dân duy nhất của thành phố là để tránh tình trạng loạn ứng dụng, khi mỗi quận huyện hay mỗi ban ngành xây dựng ứng dụng riêng cho mình. Điều này không chỉ gây rối (không tương thích, không liên thông), mà còn lãng phí nguồn lực và ngân sách nhà nước.
 

Người dân đăng ký thủ tục công trực tuyến tại UBND phường 12, quận 10, TP HCM.Ảnh: Hoàng Triều

Người dân đăng ký thủ tục công trực tuyến tại UBND phường 12, quận 10, TP HCM.Ảnh: Hoàng Triều
 

Tập trung một cửa, liên thông
 

Còn ở cấp tỉnh, thành, trong thời gian qua, ngày càng có thêm nhiều tỉnh, thành đã xây dụng được các ứng dụng công dân số (ƯDCDS) của địa phương. Đây chính là trung tâm hành chính công số, nơi có thể thực hiện sự tương tác giữa dân cư và chính quyền địa phương.
 

Ở tỉnh Ninh Bình, năm 2023, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh này đã xây dựng, triển khai ƯDCDS My Ninh Bình. Khi triển khai thí điểm ở thị trấn Me và nhân rộng ra các xã trên địa bàn huyện Gia Viễn, ƯDCDS này cho thấy hiệu quả rõ rệt, được nhân dân tiếp nhận tốt. Từ đầu năm 2023, tỉnh Yên Bái đã triển khai ƯDCDS YenBai-S do UBND tỉnh đặt hàng Viettel Yên Bái thiết kế, xây dựng. Ứng dụng này do Trung tâm Điều hành thông minh thuộc Văn phòng UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp quản lý, vận hành. Đây là ứng dụng đa tiện ích trên thiết bị thông minh, chỉ cần cài đặt một app duy nhất, người dùng có thể sử dụng nhiều tiện ích thông minh, dễ dùng, vừa để thực hiện các thủ tục hành chính công, vừa có thể tương tác trực tiếp với các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
 

Việc xây dựng ƯDCDS rất cần thiết và không còn lạ lẫm. Có rất nhiều bài học kinh nghiệm để các tỉnh, thành chưa triển khai có thể tham khảo. Với ƯDCDS, mỗi cư dân địa phương có một tài khoản riêng, nên dựa trên số định danh cá nhân, được quản lý và xác thực bằng các công nghệ bảo mật cao, trong đó có sinh trắc học (dấu vân tay, khuôn mặt, mống mắt…). Tuy nhiên, mỗi tỉnh, thành chỉ nên xây dựng một ƯDCDS, trong đó tích hợp hành chính công của các sở ngành, quận huyện. Không để xảy ra tình trạng mỗi quận huyện, thậm chí phường xã, tự phát triển ứng dụng riêng. Chỉ cần đăng nhập vào ƯDCDS của tỉnh, thành, người dân địa phương có thể tương tác với chính quyền và có thể thực hiện các thủ tục hành chính công ở tỉnh, thành mình.
 

Yêu cầu đặt ra là ƯDCDS phải tập trung một cửa và liên thông đầy đủ. Đồng thời ứng dụng phải mang tính phổ quát cao, không đòi hỏi thiết bị phải có cấu hình mạnh, có giao diện thân thiện, dễ sử dụng, đặc biệt là những người thuộc nhóm yếu thế về công nghệ (như người lớn tuổi, người lao động, người có trình độ thấp...) đều có thể sử dụng dễ dàng. 
 

Phát triển và hoàn thiện VNeID
 

Ứng dụng VneID - ƯDCDS quốc gia, với những vấn đề mà nó đang gặp phải và được người dùng phản ánh trên báo chí và các mạng xã hội. Như đăng ký và thiết đặt còn khó khăn - đặc biệt khi tiến hành xác thực, bị quá tải, giao diện chưa dễ thao tác, chưa thể tích hợp nhiều thông tin cá nhân và giấy tờ tùy thân, giá trị pháp lý vẫn còn bất cập - thậm chí phải chờ sửa luật... Hiện VNeID, kết hợp với quy trình định danh điện tử mức 2, tiếp tục được phát triển và hoàn thiện để trở thành một trung tâm thông tin về công dân.


theo Người lao đông
Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
26/04/2024 10  Lượt xem
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật yêu cầu TikTok phải bán tài sản ở Mỹ trước hạn 19/1/2025 hoặc bị cấm hoàn toàn tại quốc gia này.
Chi tiết
25/04/2024 5  Lượt xem
Công an thành phố Hà Nội đưa ra các khuyến cáo tới người dân để đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
Chi tiết
22/04/2024 9  Lượt xem
Giải thưởng Sáng tạo Nội dung số Việt Nam 2024 (VCA 2024) đã được khởi động với với nhiều điểm mới.
Chi tiết
19/04/2024 9  Lượt xem
Việc ứng dụng các công nghệ mới có khả năng thay đổi hoàn toàn cách chúng ta đầu tư và giao dịch chứng khoán.
Chi tiết
19/04/2024 8  Lượt xem
Tổng chỉ tiêu lớp 10 công lập ở Hà Nội năm 2024 tăng 1.500 nhưng chỉ tiêu của nhiều trường nội thành giảm.
Chi tiết
16/04/2024 34  Lượt xem
Theo quy định, sẽ có những khoản thu nhập sau đây được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2024.
Chi tiết
15/04/2024 42  Lượt xem
Ngày 12/4, IDG Việt Nam phối hợp cùng Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam và Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức sự kiện World Mobile Broadband ISP & Cloud Summit 2024.
Chi tiết
15/04/2024 45  Lượt xem
Bộ Nội vụ đã thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) thời điểm tăng lương tối thiểu năm 2024 vào ngày 1/7.
Chi tiết
11/04/2024 45  Lượt xem
Ban Tổ chức Trung ương thống nhất với đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH về việc hoán đổi ngày làm việc 29/4 bù sang ngày khác để kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày.
Chi tiết
11/04/2024 26  Lượt xem
Năm học 2024 – 2025, Hà Nội tiếp tục áp dụng hình thức tuyển sinh trực tuyến với các lớp đầu cấp, trừ lớp 10 THPT.
Chi tiết
09/04/2024 28  Lượt xem
Gửi tiết kiệm có kỳ hạn là hình thức gửi tiền quen thuộc với nhiều khách hàng, để đảm bảo lợi ích, người gửi cần nắm rõ cách tính lãi suất, thời gian nhận lãi...
Chi tiết
05/04/2024 51  Lượt xem
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, có 9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới từ ngày 1/7/2024.
Chi tiết
04/04/2024 42  Lượt xem
Lần đầu tiên trong nhiều năm, Google tính đến chuyện thu phí người dùng đối với những cải tiến của công cụ tìm kiếm.
Chi tiết
01/04/2024 38  Lượt xem
Trong tháng 4/2024, một số chính sách mới về tiền lương bắt đầu có hiệu lực.
Chi tiết
01/04/2024 46  Lượt xem
Đề xuất Phòng Tư pháp cấp huyện tra cứu, xác minh thông tin về án tích có trước ngày 1/7/2010 tại cơ quan công an, tòa án và cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng.
Chi tiết
30/03/2024 48  Lượt xem
Lịch thi, phương án tuyển sinh của từng loại hình trường: chuyên, không chuyên, song bằng tú tài, song ngữ tiếng Pháp, dân tộc nội trú, năng khiếu TDTD đã được công bố.
Chi tiết
28/03/2024 46  Lượt xem
Theo chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay, xăng E5 RON 92 và RON 95 đồng loạt tăng.
Chi tiết
28/03/2024 27  Lượt xem
Người dân không bắt buộc phải cung cấp ADN, giọng nói khi đi làm thẻ Căn cước từ ngày 01/7/2024. Chỉ khi có nhu cầu đồng ý lấy thì cơ quan Công an mới tiến hành giám định.
Chi tiết
27/03/2024 46  Lượt xem
Tổng cục Thuế đưa ra cảnh báo về tình trạng giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để thực hiện hành vi lừa đảo người nộp thuế trong tháng cao điểm quyết toán thuế.
Chi tiết
27/03/2024 42  Lượt xem
Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024, Bộ Công an đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Luật. Việc thu thập mống mắt, ADN sẽ được triển khai thực hiện như thế nào? Những ai sẽ cần đổi Thẻ Căn cước sau khi Luật có hiệu lực.. là những nội dung được giải đáp tại Họp báo Quý I/2024.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.