024.3225.2096

Chính sách lãi suất năm 2023 của các ngân hàng trung ương lớn

Năm 2023, chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn sẽ không còn quá áp lực như 2022, nhưng xu hướng duy trì lãi suất ở mức cao sẽ là phổ biến.
 

 

Lộ trình tăng lãi suất thế giới
 

Năm 2022 được xem là năm nhiều biến động với kinh tế thế giới. Trong báo cáo cập nhật mới nhất được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố, dự báo lạm phát toàn cầu trong năm nay sẽ đạt 8,8% - mức kỷ lục. Để kiềm chế, các ngân hàng trung ương buộc phải sử dụng tới công cụ tăng lãi suất.
 

Tính đến gần hết năm 2022 đã có ít nhất 260 đợt tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu, tức cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Dẫn đầu đà tăng này chính là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Cơ quan này trong năm nay đã phải 7 lần liên tiếp tăng lãi suất. 12 tháng qua đã chứng kiến mức tăng nhanh nhất của lãi suất Liên bang Mỹ kể từ năm 1981. Song tốc độ tăng trong tháng cuối cùng của năm đã bắt đầu giảm.
 

Ông Jerome Powell - Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho biết: "Trọng tâm bao trùm của chúng tôi thời gian tới là sử dụng các công cụ của mình để đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2% và giữ vững kỳ vọng lạm phát dài hạn. Chúng tôi tiếp tục dự đoán rằng các mức tăng tiếp theo sẽ phù hợp hơn. Ngoài ra, FED cũng tiếp tục quá trình giảm đáng kể quy mô bảng cân đối kế toán".
 

Dự báo lãi suất và thị trường Mỹ năm 2023
 

Hiện mức lãi suất kết thúc năm nay của FED là 4,25 - 4,5%. Thị trường đang phản ứng trước việc FED sẽ duy trì mức lãi suất cao trên 5% trong cả năm 2023. Vậy các chuyên gia phố Wall nhận định ra sao về điều này? Nếu các dự đoán tiếp theo lại đúng thị trường chứng khoán Mỹ sẽ có hướng đi như thế nào trong ngắn, trung và cả dài hạn?
 

Chính sách lãi suất năm 2023 của các ngân hàng trung ương lớn - Ảnh 1.

Hiện mức lãi suất kết thúc năm nay của FED là 4,25 - 4,5%. Ảnh minh họa. (Ảnh: THX/TTXVN)
 

FED tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm không phải là điều bất ngờ với phố Wall. Họ cũng đã tiên lượng trước FED sẽ tăng tiếp ít nhất là hết quý I sang năm, nhưng có thể tốc độ sẽ giảm dần.
 

"Khi hướng tới năm 2023, FED sẽ có xu hướng điều chỉnh mức tăng lãi suất xuống chỉ còn 0,25 điểm % mỗi lần. Điều đó sẽ xảy ra nếu như lạm phát có xu hướng giảm tích cực như hiện nay", ông Alex Pelle - Chuyên gia kinh tế của Mizuho USA nhận định.
 

Các nhà hoạch định chính sách của FED, những người trong cuộc thì cho rằng lãi suất mục tiêu có thể sẽ còn được tăng lên tới mốc 5,1%, cao hơn mức dự đoán của thị trường. Nhưng đó là khi các dữ liệu sắp tới không thực sự khả quan. Còn nếu lạm phát tiếp đà giảm như hiện nay, thậm chí có thể nghĩ đến kế hoạch hạ lãi suất.
 

Ông John Willams - Chủ tịch FED New York, Mỹ nói: "Khi nghĩ về hướng đi trong tương lai, tôi nhìn thấy có thể một thời điểm nào đó năm 2024 lãi suất danh nghĩa sẽ được hạ vì lạm phát đang giảm. Và chúng tôi muốn lãi suất thực được định vị phù hợp dựa vào các yếu tố như nền kinh tế đang thực sự như thế nào? Biện pháp kiềm chế lạm phát hiệu quả ra sao? Tổng hoà tất cả các yếu tố".
 

Phố Wall đã tăng điểm khi FED tăng lãi suất như dự đoán nhưng chốt phiên lại bán ra vì Chủ tịch FED vẫn nói thận trọng về lạm phát. Sự lên xuống mong manh của thị trường khiến nhiều người đặt câu hỏi: Liệu xu hướng giao dịch sẽ như thế nào trong những phiên còn lại của năm? Và bước sang năm sau ra sao?
 

"Đến giờ, tháng 12 đang là tháng giao dịch tốt nhất trong năm. Không chỉ ở việc giá trung bình cổ phiếu tăng mà còn do tần sóng tốt, nghĩa là tinh thần lạc quan đang lan toả. Thêm nữa là hiện tượng "ông già Noel phát quà" thường kéo dài từ 5 phiên cuối của năm cũ, sang 2 phiên tiếp theo của năm mới. Tỷ lệ xảy ra là 77% kể từ thế chiến thứ 2 và tôi tin năm nay cũng vậy", ông Sam Stovall - Trưởng Bộ phận Tư vấn Chiến lược, Công ty CFRA, Mỹ nhận định.
 

Về dài hạn, các chuyên gia phố Wall cũng cho rằng là cần phải chú ý đến các giao dịch trong tháng đầu tiên của năm mới. Bởi đây sẽ là hàn thử biểu thể hiện cho xu hướng giao dịch cho cả năm tiếp theo.
 

Có thể thấy FED sẽ còn duy trì lãi suất trên 5% trong cả năm sau và ở mức 4,1% cho cả năm 2024. Một thông tin mà các chuyên gia tài chính sẽ còn tiếp tục phải đánh giá tác động trong những ngày tới. Nhưng có lẽ lúc này thị trường đã phần nào thở phào và họ đang rất chờ đợi cái gọi là hiện tượng "ông già Noel phát quà" mà chuyên gia phố Wall có vừa nhắc tới trong giai đoạn ngắn hạn này.
 

Còn ở phía bên kia bờ Đại Tây dương, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) hôm nay (15/12) sẽ có cuộc họp chính sách cuối cùng trong năm.
 

Dự báo tốc độ tăng lãi suất của ECB cũng sẽ hạ nhiệt khi dự đoán mức tăng chỉ còn 50 điểm cơ bản. Thị trường nhận định, khi mà cả ECB và FED cùng dần nới lỏng chính sách lãi suất, áp lực lên đồng USD sẽ không quá lớn giúp các ngân hàng trung ương toàn cầu có thể điều chỉnh chính sách tiền tệ.
 

Dự báo chính sách tiền tệ của Nhật Bản năm 2023
 

Ở khu vực châu Á, với lãi suất cơ bản ở mức -0,1%, Nhật Bản hiện là một trong những quốc gia hiếm hoi kiên quyết giữ mức lãi suất "siêu thấp". Tuy nhiên, việc đồng Yen giảm mạnh khoảng 25% giá trị kể từ đầu năm và lạm phát leo thang, đi kèm với chi phí và rủi ro tăng cao đang đe doạ chính sách ôn hoà của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ). Vậy trong năm 2023 chính sách lãi suất của BOJ sẽ như thế nào?
 

Hiện lãi suất ngắn hạn tại Nhật Bản được duy trì ở mức âm, còn lãi suất dài hạn được duy trì ở mức 0%, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản khẳng định sẽ tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ này.
 

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kuroda cho biết, lạm phát đang có xu hướng tăng do tác động của chi phí nhập khẩu năng lượng và nguyên liệu thô nhưng rõ ràng là mục tiêu lạm phát bền vững 2% vẫn chưa đạt được. Ông Kuroda cũng khẳng định, chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ tiếp tục được duy trì cho đến khi tạo ra được chu kỳ tăng tăng trưởng ổn định cho nền kinh tế.
 

Theo dự báo của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, lạm phát có thể đạt được mức 3% trong năm 2022 nhưng sẽ giảm xuống mức 1% trong năm 2023 và 2024. Nhưng để tạo động lực tăng trưởng, điều quan trọng là phải tăng lương đồng thời với lạm phát như đối với công ty lớn phải tăng lương bình quân từ 3% trở lên, còn đối với công ty vừa và nhỏ, tổng tiền lương phải tăng từ 1,5% trở lên so với năm trước.
 

Chính sách nới lỏng tiền tệ là một trong những nhân tố chính khiến cho lạm phát tăng cao, tuy nhiên để tăng lãi suất và thay đổi chính sách này không hề dễ dàng.
 

Chính sách lãi suất năm 2023 của các ngân hàng trung ương lớn - Ảnh 2.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. (Ảnh: Bloomberg).
 

Tại cuộc họp của Ủy ban Ngân sách Hạ viện vừa qua, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã đưa ra kết quả tính toán thử tác động khi tăng lãi suất. Theo đó, nếu lãi suất trái phiếu chính phủ tăng 1% thì Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ bị lỗ 213 tỷ USD đối với trái phiếu do ngân hàng này đang nắm giữ và nếu tăng lên mức 5%, khoản lỗ sẽ lên tới khoảng 800 tỷ USD. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thể mất khả năng thanh khoản đối với các trái phiếu đến kỳ hạn.
 

Tính toán của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho thấy tác động của việc tăng lãi suất là rất lớn, thậm chí tác động xấu theo dây chuyền đến toàn bộ nền kinh tế. Giải pháp tốt nhất hiện nay cho Nhật Bản là thúc đẩy tăng lương để tạo ra động lực tăng trưởng mới. Nếu có thể đạt mục tiêu tăng phù hợp vào cho đến tháng 4/2023 khi ông Kurodo hết nhiệm kỳ thì người kế nhiệm có khả năng không cần thay đổi chính sách nới lỏng tiền tệ hiện nay.
 

Có thể thấy năm 2023, chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn sẽ không còn quá áp lực như 2022, nhưng xu hướng duy trì lãi suất ở mức cao sẽ là phổ biến nhằm xử lý dứt điểm lạm phát kỳ vọng trong nền kinh tế. Song song với đó sẽ còn những quốc gia như Nhật Bản tiếp tục phải nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm kích thích toàn nền kinh tế vốn chưa vực dậy hậu COVID-19.


theo VTV


Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
11/02/2025 20  Lượt xem
Bộ Tài chính vừa có đề xuất giảm bậc thuế và nới khoảng cách giữa các bậc trong biểu thuế lũy tiến từng phần nhằm bớt gánh nặng cho người nộp thuế thu nhập cá nhân.
Chi tiết
10/02/2025 18  Lượt xem
Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm học thêm sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.
Chi tiết
10/02/2025 18  Lượt xem
Hiện có tình trạng nhiều người dân tự ra hiệu thuốc mua que test cúm và thuốc Tamiflu về cho con uống.
Chi tiết
07/02/2025 14  Lượt xem
Giá vàng ngày vía thần Tài tăng nhẹ trở lại sau khi giảm sâu vào hôm qua 6/2, tuy vậy vẫn thấp hơn rất nhiều so với đỉnh kỷ lục đã lập được trước đó.
Chi tiết
07/02/2025 17  Lượt xem
Cúm mùa tại Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, đòi hỏi sự chủ động và cảnh giác từ cả cơ quan y tế lẫn người dân trong công tác phòng chống.
Chi tiết
07/02/2025 17  Lượt xem
Ngày 1/7/2025, Luật BHXH năm 2024 chính thức có hiệu lực. Trong đó, có sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến quyền lợi của lao động nữ.
Chi tiết
06/02/2025 17  Lượt xem
Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, tịch thu phương tiện là một trong những hình thức xử phạt chính trong xử phạt vi phạm giao thông đường bộ từ năm 2025.
Chi tiết
05/02/2025 21  Lượt xem
Mặc dù đã tham gia hầu hết các Điều ước quốc tế về quyền tác giả và quyền liên quan, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm quốc gia có tỷ lệ vi phạm bản quyền cao nhất khu vực.
Chi tiết
05/02/2025 21  Lượt xem
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư quy định nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục và thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục.
Chi tiết
03/02/2025 15  Lượt xem
Thanh tra việc quản lý dạy thêm, học thêm; Giáo viên muốn dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh… sẽ có hiệu lực từ tháng 2/2025.
Chi tiết
17/01/2025 62  Lượt xem
Trong năm 2025, trên nền tảng của Meta, nhà sáng tạo nội dung sẽ ngày càng cần thiết bên cạnh 5 xu hướng dưới đây, giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh.
Chi tiết
17/01/2025 62  Lượt xem
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến việc sách giáo khoa thường xuyên thay đổi.
Chi tiết
16/01/2025 47  Lượt xem
Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2024 đã trao 7 giải Vàng, 8 giải Bạc, 9 giải Đồng và 71 giải top 10 cho những đơn vị xuất sắc nhất.
Chi tiết
15/01/2025 40  Lượt xem
Ngày 30/12/2024, Bộ GD&ĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm, thông tư có hiệu lực từ 14/2/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành.
Chi tiết
14/01/2025 40  Lượt xem
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 03/2025/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất.
Chi tiết
13/01/2025 63  Lượt xem
Việc liên thông điện tử dữ liệu khám chữa bệnh, dữ liệu dân cư, dữ liệu hộ tịch nhằm giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp...
Chi tiết
13/01/2025 45  Lượt xem
Theo quy định của Chính phủ, nhiều ngành học đặc thù được miễn, giảm học phí nhằm thu hút thí sinh đăng ký theo học.
Chi tiết
10/01/2025 48  Lượt xem
Dẫn đầu trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên, ChatGPT phiên bản 4o là một minh chứng cho sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ AI.
Chi tiết
09/01/2025 38  Lượt xem
Vấn đề dạy thêm, học thêm được nhiều người quan tâm trong suốt thời gian gần đây, nhất là từ khi Bộ GD&ĐT ban hành thông tư mới.
Chi tiết
09/01/2025 48  Lượt xem
Trong năm vừa qua, bối cảnh kinh doanh đã trải qua những biến chuyển mạnh mẽ khiến các doanh nghiệp buộc phải xem xét lại mô hình hoạt động của mình.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.