024.3225.2096

Giải quyết những vướng mắc để thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Sau 10 năm triển khai Luật KH&CN, bối cảnh thế giới đã thay đổi mạnh mẽ, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của KH&CN và sự bùng nổ của công nghệ số.



Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bùi Thế Duy, Luật KH&CN, được ban hành lần đầu vào năm 2000 và sửa đổi vào năm 2013 đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động KH&CN, thúc đẩy phát triển KT-XH của đất nước.
 

Tuy nhiên, với yêu cầu ngày càng cao từ thực tiễn, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản thể hiện quan điểm và chủ trương mới liên quan đến khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), đòi hỏi cần được thể chế hóa để đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Sửa đổi Luật KH&CN theo kịp xu hướng chung của thế giới. Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy đã có những trao đổi xung quanh vấn đề này.
 

Sửa đổi Luật KH&CN theo kịp xu hướng chung của thế giới

Bối cảnh hiện tại đặt ra những thách thức gì đối với việc hoàn thiện hành lang pháp lý về KH&CN, thưa thứ trưởng?
 

Thứ trưởng Bùi Thế Duy: Luật KH&CN 2013 đã cập nhật những thách thức và xu hướng mới, phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng và Chính phủ nhằm thúc đẩy KH&CN trong giai đoạn 2015-2020.
 

Tuy nhiên, sau 10 năm triển khai, bối cảnh thế giới đã thay đổi mạnh mẽ, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của KH&CN và sự bùng nổ của công nghệ số. Những thay đổi này đã đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ. Các quốc gia đầu tư mạnh vào KH&CN đã nhanh chóng vượt qua bẫy thu nhập trung bình để trở thành quốc gia thu nhập cao. Đặc biệt, sự gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và KH&CN ngày càng chặt chẽ, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ không thể tách rời việc ứng dụng kết quả vào cuộc sống.
 

Cùng với đó, khái niệm "nghiên cứu, phát triển" đã dần được thay thế bằng "nghiên cứu phát triển và ĐMST". Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới, hoạt động này không chỉ diễn ra tại các viện nghiên cứu, trường đại học mà còn phổ biến trong các doanh nghiệp (DN). Nhiều DN thậm chí đầu tư vào nghiên cứu cơ bản để tạo nền tảng cho các phát minh và ứng dụng công nghệ trong kinh doanh.
 

Giải quyết những vướng mắc để thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy.
 

Đặc biệt, trong 10 năm qua, các Văn kiện định hướng chỉ đạo của Đảng đã nhiều lần đề cập đến phát triển KT-XH, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, các nội dung này cần được thể chế hóa kịp thời vào trong luật. Sự phát triển KT-XH của Việt Nam đã diễn ra mạnh mẽ, với sự đóng góp quan trọng từ DN nhà nước và DN tư nhân. Để các DN có thể tiếp tục phát triển, việc đầu tư vào KH&CN là cần thiết.
 

Với xu thế này, Luật KH&CN cần được sửa đổi để tăng cường việc huy động nguồn đầu tư, sự quan tâm và nguồn nhân lực từ khu vực DN cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển (NC&PT) và để theo kịp xu thế chung của thế giới.
 

Luật KH&CN 2013 sẽ được đổi tên thành Luật KH,CN&ĐMST. Tuy nhiên, các quy định về ĐMST đã được đề cập trong một số luật hiện hành như Luật KH&CN 2013 và Luật Chuyển giao công nghệ. Vậy, dự thảo luật mới sẽ quy định về nội dung ĐMST như thế nào và liệu có một chính sách riêng biệt về ĐMST trong luật không?
 

Thứ trưởng Bùi Thế Duy: Khái niệm ĐMST đã được định nghĩa trong Luật KH&CN 2013 và cũng có thể xuất hiện trong một số luật khác. Tuy nhiên, nội hàm đầy đủ của ĐMST cùng các thành tố liên quan đến nó vẫn chưa được quy định rõ ràng trong bất kỳ văn bản pháp luật nào.
 

Hoạt động ĐMST cần phải gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu phát triển và sản xuất kinh doanh. Do đó, các đề tài nghiên cứu nên được đặt hàng từ các bộ phận sản xuất kinh doanh, tức là từ DN, thay vì chỉ dựa vào các nhà khoa học tự đề xuất. Trên thế giới, đã hình thành một phong trào về ĐMST, dẫn đến việc phát triển các khái niệm như hệ thống ĐMST quốc gia, hệ thống ĐMST ngành và các mô hình kết nối khác. Việt Nam cũng đang chuyển mình theo xu hướng toàn cầu này, chuyển sang mô hình phát triển hệ thống ĐMST quốc gia, trong đó DN đóng vai trò trung tâm và viện nghiên cứu, trường đại học là các chủ thể nghiên cứu chính. Bên cạnh việc ứng dụng KH&CN, hoạt động ĐMST còn tập trung vào việc cải tiến quy trình sản xuất.
 

Luật KH&CN lần này dự kiến sẽ thiết lập các hành lang pháp lý đầy đủ để thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ĐMST quốc gia, đồng thời khuyến khích hoạt động ĐMST trong DN, cộng đồng và trong các cơ quan quản lý nhà nước.
 

Tăng cường nguồn nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Luật KH&CN sửa đổi sẽ đưa ra những giải pháp như thế nào để tăng cường nguồn nhân lực NC&PT, nhằm đạt được các mục tiêu của Chiến lược KH,CN&ĐMST đến năm 2030?
 

Thứ trưởng Bùi Thế Duy: Kinh nghiệm từ các quốc gia cho thấy, để phát triển dựa trên KH,CN&ĐMST, số lượng cán bộ NC&PT cần đạt khoảng 12 người/10.000 dân. Để đạt được mục tiêu tăng cường số lượng cán bộ nghiên cứu phát triển cũng như nâng cao mức đầu tư xã hội, cần phải thực hiện các cải cách toàn diện, bao gồm việc tích hợp các hoạt động NC&PT vào trong Luật.
 

Giải quyết những vướng mắc để thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bùi Thế Duy cho biết, trong các đề xuất sửa đổi Luật KH&CN, Bộ KH&CN đã đưa ra một nhóm chính sách và vấn đề mới.
 

Trong Luật KH&CN chúng tôi dự kiến trình Chính phủ và sau đó trình Quốc hội nhằm mục tiêu tăng số lượng cán bộ nghiên cứu từ 7 lên 12 người/10.000 dân. Giải pháp là theo mô hình các quốc gia đã thực hiện, nhằm thúc đẩy đầu tư từ xã hội, DN và khu vực tư nhân vào KH&CN. Đầu tư này sẽ bao gồm tài chính và việc xây dựng các trung tâm nghiên cứu phát triển, các viện nghiên cứu, cũng như hình thành các đội ngũ NC&PT trong các DN.
 

Luật KH&CN lần này cần có những chính sách để tăng cường thu hút đầu tư từ xã hội. Trước tiên, nhà nước sẽ triển khai các chương trình hỗ trợ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao kết quả nghiên cứu và kết nối các trường đại học với DN. Thiết lập các cơ chế khuyến khích, chẳng hạn như ưu đãi thuế và giảm tiền thuê đất cho các DN, đặc biệt là DN nhỏ và vừa trong giai đoạn đầu khó khăn.
 

Để đạt được mục tiêu tăng cường số lượng cán bộ nghiên cứu và nguồn đầu tư xã hội, Luật KH&CN cần được sửa đổi toàn diện, bao gồm việc tích hợp các hoạt động NC&PT của toàn xã hội vào trong luật, không chỉ dựa vào các quy định hiện tại.
 

Việc sửa đổi Luật KH&CN nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ĐMST quốc gia, trong đó DN là trung tâm và viện nghiên cứu cũng như trường đại học đóng vai trò là các chủ thể nghiên cứu mạnh. Vậy, những chính sách nào sẽ được đề xuất trong Luật sửa đổi sắp tới để hỗ trợ các đối tượng này?
 

Thứ trưởng Bùi Thế Duy: Tôi muốn nhấn mạnh rằng trong các đề xuất sửa đổi Luật KH&CN, chúng tôi đã đưa ra một nhóm chính sách và vấn đề mới.
 

Theo đó, các trường đại học đang dần trở thành những chủ thể nghiên cứu mạnh, tương đương với các viện nghiên cứu. Để phát triển hoạt động KH&CN trong các trường đại học, cần có nội dung nghiên cứu, nội dung hoạt động, thậm chí là kinh phí đầu tư cho các trường đại học.
 

Ngoài ra, cần có các chương trình hỗ trợ sau khi nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình học. Điều này giúp họ có thể tiếp tục tự chủ trong việc triển khai các hoạt động nghiên cứu. Đồng thời, cần xây dựng các trung tâm xuất sắc về KH&CN, kết nối chặt chẽ giữa nghiên cứu và đào tạo. Chúng tôi rất mong muốn đề xuất tách biệt đội ngũ nghiên cứu của các viện nghiên cứu và trường đại học khỏi quan niệm coi họ như cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập.
 

Chúng ta cũng khuyến khích thành lập các DN khởi nguồn (spin-off) trong trường đại học. Những DN này không chỉ tạo nguồn thu cho trường đại học mà còn giúp thương mại hóa các kết quả nghiên cứu.
 

Ngoài vấn đề về quỹ, cơ chế đầu tư tài chính cho KH&CN hiện còn nhiều bất cập và chưa phù hợp giữa quy định của Luật KH&CN với pháp luật về tài chính, bao gồm các lĩnh vực như đầu tư, đấu thầu, quản lý và sử dụng tài sản công. Vậy, Bộ đã đề xuất những giải pháp gì để giải quyết các bất cập này?
 

Thứ trưởng Bùi Thế Duy: Chúng tôi cũng đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng toàn bộ hệ thống pháp luật, bao gồm rất nhiều luật liên quan, không chỉ giới hạn trong Luật KH&CN. Tuy nhiên, các quy định này chưa thực sự đi vào cuộc sống cũng như chưa khuyến khích được các DN, đặc biệt là DN nhỏ và vừa, đầu tư vào KH&CN. Nguyên nhân là do vẫn còn thiếu sự đồng bộ giữa pháp luật về KH&CN và pháp luật về tài chính.
 

Giải quyết những vướng mắc để thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - Ảnh 3.

Thứ trưởng Bùi Thế Duy: Bộ KH&CN đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng toàn bộ hệ thống pháp luật, bao gồm nhiều luật liên quan.
 

Việc đầu tiên cần giải quyết là làm thế nào để đồng bộ các quy định của Luật KH&CN với các chính sách tài chính hiện có, nhằm tận dụng tối đa tất cả các chính sách này. Vấn đề thứ hai là, khi đã có đầu tư và nguồn lực, cần phải sử dụng một cách hiệu quả, thông thoáng và nhanh chóng.
 

Thêm vào đó, cần phải điều chỉnh các quy định về mua sắm và đấu thầu khi sử dụng kinh phí đầu tư cho công nghệ, bao gồm cả kinh phí đầu tư công của Nhà nước và kinh phí của DN.
 

Một vấn đề quan trọng khác là nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của DN thông qua các biện pháp cụ thể. Để làm được điều đó, trước tiên, cần tập huấn và đào tạo nhân lực về chuyển giao công nghệ và đổi mới công nghệ.
 

Hiện nay, việc tìm tiếng nói chung giữa các nhà quản lý, nhà đầu tư tài chính và nhà khoa học đang gặp nhiều khó khăn. Các nhà quản lý thường yêu cầu chi tiêu và quản lý ngân sách phải được thực hiện rất chặt chẽ, với việc thu chi và báo cáo thường xuyên. Trong khi đó, các nhà khoa học cho rằng lĩnh vực KH&CN thường có nhiều rủi ro, độ trễ và tính mạo hiểm, không phải lúc nào cũng cho kết quả ngay lập tức. Thứ trưởng có ý kiến gì về nhận định này?
 

Thứ trưởng Bùi Thế Duy: Nhận định này khá là phù hợp, đặc biệt khi xã hội và đất nước ngày càng phát triển. Những vấn đề mới phát sinh không thể được giải quyết ngay lập tức mà cần sự đồng thuận từ tất cả các lĩnh vực. Mỗi lĩnh vực đều mong muốn hoàn thành trách nhiệm của mình và chia sẻ với những người làm công tác tài chính, để từ đó họ có thể hoàn thành công việc của mình một cách hiệu quả. Họ chắc chắn mong muốn ngân sách được chi tiêu một cách hiệu quả nhất, đúng đắn, không thất thoát hay lãng phí và không để tồn đọng kinh phí. Do đó, cần tìm cách cân bằng giữa hoạt động KH&CN với những yêu cầu này. Đây là một trong những nhiệm vụ mà chúng tôi đang thực hiện thường xuyên.
 

Chúng tôi dự kiến sẽ đề xuất trong Luật các quy định về việc xác định cái gì là tài sản và cái gì không phải là tài sản trong kết quả KH&CN. Ví dụ, những kết quả đã được công bố rộng rãi và trở thành tri thức của nhân loại không thể coi là tài sản riêng được. Chúng tôi tin rằng việc chia sẻ quan điểm này sẽ giúp điều chỉnh hành lang pháp lý của Luật KH&CN cũng như các luật khác, để chúng trở nên phù hợp và hoạt động hiệu quả hơn, từ đó tạo ra một môi trường thông thoáng cho hoạt động KH,CN&ĐMST.
 

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
 

Ông Nguyễn Phương Tuấn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội: Từ góc độ cơ quan lập pháp, tôi nhận thấy rằng Luật KH&CN 2013 hiện đã lạc hậu và không đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
 

Các luật sửa đổi và bổ sung gần đây, như về đất đai, quy hoạch, giao dịch điện tử, và căn cước công dân, đã được ban hành nhằm dự báo và thích ứng với tình hình mới. Do đó, nếu chúng ta tiếp tục trì hoãn việc sửa đổi Luật KH&CN 2013 sẽ không còn phù hợp với thông lệ quốc tế và các pháp luật hiện hành.


theo VTV.VN
Bình luận facebook
Bình luận form
Các bài viết khác
22/11/2024 7  Lượt xem
Theo Thông tư 50 được NHNN ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Chi tiết
22/11/2024 6  Lượt xem
Nằm trong danh sách 10 món súp ngon nhất thế giới theo đề cử của CNN Travel, hương vị món phở bò Việt Nam nhận được đánh giá rất cao từ các chuyên gia về ẩm thực quốc tế.
Chi tiết
21/11/2024 8  Lượt xem
Các cơ sở kinh doanh dược phải bảo đảm bảo mật thông tin của người mua theo quy định của pháp luật khi kinh doanh dược phẩm qua thương mại điện tử.
Chi tiết
21/11/2024 7  Lượt xem
Việt Nam đã vượt qua Mexico trở thành nước dẫn đầu trong xu hướng dịch chuyển sản xuất toàn cầu.
Chi tiết
20/11/2024 10  Lượt xem
Khoản 5 Điều 57 của Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định về người chơi game không được mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng với nhau.
Chi tiết
20/11/2024 16  Lượt xem
Các đối tượng tự nhận là nhân viên làm việc tại công ty điện lực, gửi hóa đơn thanh toán trễ hạn, yêu cầu truy cập vào đường dẫn để tiến hành các thủ tục thanh toán.
Chi tiết
19/11/2024 9  Lượt xem
Tỉnh đoàn Thái Nguyên tổ chức Chương trình tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu. "Ngày sách Việt Nam" tại Đà Nẵng cũng diễn ra dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Chi tiết
15/11/2024 12  Lượt xem
Ngày 13/11, Ban Thường vụ Đoàn Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Diễn đàn "Xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số vì một Việt Nam hùng cường".
Chi tiết
14/11/2024 19  Lượt xem
Báo cáo của Google Temasek và Bain cho thấy tổng giá trị hàng hóa kinh tế số của khu vực ASEAN duy trì mức tăng trưởng 2 con số, đạt 263 tỷ USD trong năm 2024.
Chi tiết
14/11/2024 19  Lượt xem
Siêu trăng cuối cùng của năm 2024 diễn ra vào rằm tháng 10, còn được gọi là trăng hải ly và là siêu trăng thứ 4 liên tiếp trong các tháng gần đây.
Chi tiết
13/11/2024 21  Lượt xem
Để tiết kiệm thời gian, chi phí khi đi làm thẻ Căn cước, người dân cần lưu ý một số thay đổi liên quan đến Căn cước công dân từ năm 2025.
Chi tiết
13/11/2024 19  Lượt xem
Ngày 13/11, Bộ TT&TT phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II.
Chi tiết
12/11/2024 20  Lượt xem
Kể từ ngày 25/12, người dùng tại Việt Nam sẽ phải xác thực tài khoản bằng số điện thoại di động để được hoạt động trên mạng xã hội.
Chi tiết
12/11/2024 18  Lượt xem
Sáng 12/11, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực Thông tin và Truyền thông.
Chi tiết
11/11/2024 23  Lượt xem
Dựa trên xu hướng phát triển, sự đầu tư và nhu cầu con người, 12 nhóm ngành nghề được các chuyên gia dự đoán có triển vọng trong tương lai.
Chi tiết
11/11/2024 24  Lượt xem
Tối 8/11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ KHCN tổ chức Lễ trao Giải thưởng KHCN Quả Cầu Vàng và Giải thưởng Nữ sinh KHCN năm 2024.
Chi tiết
08/11/2024 25  Lượt xem
Hiện nay, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang đang được tăng lương hưu theo quy định tại Nghị định 75/2024/NĐ-CP.
Chi tiết
08/11/2024 16  Lượt xem
Tổ chức Quacquarelli Symonds vừa công bố kết quả Bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học châu Á 2025 (QS AUR 2025).
Chi tiết
07/11/2024 24  Lượt xem
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam - SEMIExpo Vietnam 2024 diễn ra trong hai ngày 7 - 8/11 tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Hòa Lạc, Hà Nội.
Chi tiết
04/11/2024 27  Lượt xem
Hiện nay, xuất hiện các thủ đoạn lừa đảo, lạm dụng các giao dịch thanh toán trực tuyến. Cần có giải pháp để bảo vệ người dân trước các hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi.
Chi tiết
Bộ TT&TT đã cấp giấy phép mới cho phép Công ty DTV.CO được mở rộng thiết lập hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất DTB-T2 tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/5/2019, tại Hà Nội, Công ty CP Truyền hình số Miền Bắc (DTV) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, cũng là thời điểm mà Công ty chính thức bấm nút phát sóng thử nghiệm truyền hình số DVB-T2 tại Hà Nội.